Nhóm các nhân tố nội tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Nhóm các nhân tố nội tại

Bao gồm các nhân tố về hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ, đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt…, có ý nghĩa then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và kết quả hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách. Mạng lưới giao thông đường bộ hợp lý, hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp…. sẽ là những điều kiện thuận lợi để việc hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách được thực hiện d dàng hơn và nhanh chóng hơn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG MẠNG LƢỚI VẬN TẢI HÀNH KH CH C NG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ ẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN MẠNG LƢỚI GIAO TH NG VẬN TẢI

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở vị trí trung điểm của cả nước, phía ắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông, cách Hà Nội 764 km về phía ắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam.

Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn nhất của khu vực miền Trung về đường sắt, đường thủy, đường bộ (quốc lộ 1 , 14 ), đường hàng không quốc tế. Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cửa ngõ ra biển quan trọng của Tây Nguyên,

Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và là điểm đầu, cuối của Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và các quốc gia SE N..

b. Địa hình

Địa hình TP Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây ắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của TP. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây ắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp bị nhi m mặn, tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của TP Đà Nẵng.

c. Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 01 - 9, mùa mưa từ tháng 10 - 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25oC, cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28oC - 30oC, thấp nhất vào các tháng 12, 01, 02 trung bình từ 18 - 23oC, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài. Khí hậu mang đặc thù của nơi chuyển tiếp giữa hai miền ắc và Nam nhưng nổi trội khí hậu nhiệt đới miền Nam.

Vào mùa khô, đặc biệt vào những tháng 6, 7 và 8, nhiệt độ ngoài trời tăng cao, nắng nóng trên diện rộng. Vào mùa mưa thường xuyên có gió, bão kèm với lượng mưa lớn.

2.1.2. Đặc điểm xã hội

Trải qua thời gian gần 20 năm xây dựng kể từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (01/01/1997), Đà Nẵng đã thay đổi nhanh chóng

về nhiều mặt, trở thành thành phố biển năng động và phát triển vào bậc nhất miền Trung. Đà Nẵng đã rộng ra, đẹp lên và liên tục phát triển về cảnh quan đô thị, môi trường sống và văn hoá, trở thành trung tâm phát triển kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, bưu chính vi n thông, tài chính ngân hàng, …

Thành phố Đà Nẵng gồm có 01 huyện Hoà Vang, 01 huyện đảo Hoàng Sa, 06 quận gồm quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và Cẩm Lệ. Huyện đảo Hoàng Sa được thành lập vào tháng 01 năm 1997, là một quần đảo san hô nằm cách TP Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km), có diện tích 305 km2

.

Đà Nẵng có tỷ lệ cao nhất về tăng trưởng và đô thị hóa ở miền Trung. Trong năm 2015, dân số của Đà Nẵng là 1.028.838, chiếm khoảng 15,06% dân số vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lý do cho tỉ lệ tăng trưởng dân số cao không phải là hoàn toàn do tốc độ tăng trưởng tự nhiên, mà xu hướng nhập cư từ các tỉnh lân cận vào Đà Nẵng ngày càng tăng.

Bảng 2.1. D ện tíc , dân số và mật độ dân số t àn p ố Đà Nẵng năm 2015 p ân t eo quận, uyện

Diện tích (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) TỔNG SỐ 1.284,88 1.028.838 800,73 I. CÁC QUẬN NỘI THÀNH 246,70 897 993 3 640,02

1. Quận Liên Chiểu 74,52 158 558 2 127,72

2. Quận Thanh Khê 9,47 190 877 20 155,97

3. Quận Hải Châu 23,29 209 641 9 001,33

4. Quận Sơn Trà 63,39 153 940 2 428,46

5. Quận Ngũ Hành Sơn 40,19 76 273 1 897,81

6. Quận Cẩm Lệ 35,84 108 704 3 033,04

II. CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH 1 038,18 130 845 126,03

1. Huyện Hòa Vang 733,18 130 845 178,46

2. Huyện Hoàng Sa 305,00 - -

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) tăng 9,7%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước, đến năm 2015 đạt 45.885 tỷ đồng, bằng 1,6 lần năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, đến năm 2015 tỷ trọng dịch vụ trong GRDP đạt 62,6%, công nghiệp – xây dựng 35,3% và nông nghiệp 2,1%. Đà Nẵng luôn duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành sản xuất và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước. Nhìn chung 05 năm, Đà Nẵng duy trì mức tăng trưởng ổn định liên tục trong khoảng từ 8% đến 12%.

Bảng 2.2. Tổng sản p ẩm trên địa bàn t eo g á so sán 2010 p ân t eo k u vực k n tế ĐVT: Tỷ đồng Năm Tổng số Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và XD Dịch vụ, thuế nhập khẩu 2010 28. 923 867 11. 655 16. 401 2011 32. 303 1. 005 13. 051 18. 247 2012 35. 233 951 13. 584 20. 698 2013 38. 183 996 13. 788 23. 399 2014 41. 779 950 15. 096 25. 733 2015 50.170 942 15.957 33.271 Chỉ số phát triển (năm trước =100) - % 2010 2011 11, 69% 15, 92% 11, 98% 11, 26%

Năm Tổng số Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và XD Dịch vụ, thuế nhập khẩu 2012 9, 07% -5, 37% 4, 08% 13, 43% 2013 8, 37% 4, 73% 1, 50% 13, 05% 2014 9, 42% -4, 62% 9, 49% 9, 97% 2015 20,08% -0,84% 5,7% 29,29%

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015 - Cục Thống kê TP Đà Nẵng)

2.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thành phố

Đặc điểm mạng lưới đường đô thị

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng, trên toàn địa bàn thành phố có tổng số 877km đường bộ, không kể các tuyến đường ngõ trong khu dân cư, đường nội bộ,.. trong đó đường trong khu vực đô thị là 572,1km chiếm 65% tổng chiều dài đường trong toàn mạng lưới của thành phố. Các loại đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện và đường xã lần lượt có chiều dài là 94,3km (11%), 99,9km (12%), 64,7km (7%), và 46,1km (5%). Đường đô thị, 572.1 Km, 65% Đường quốc lộ, 94.3 Km, 11% Đường tỉnh, 99.9 Km, 12% Đường huyện, 64.7 Km, 7% Đường xã, 46.1 Km, 5%

Phân loại đường theo chiều dài (Km)

(Nguồn: Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)

Nếu phân chia theo địa bàn, tỷ lệ chiều dài đường cũng không đồng đều theo các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quận Sơn Trà có tổng

số 139,2 km chiếm 24% tổng chiều dài toàn mạng lưới, đây cũng là địa bàn

có tổng chiều dài đường lớn nhất thành phố, quận trung tâm Hải Châu có tổng số 130,9 km đường chiếm 23% tổng chiều dài toàn mạng lưới đường sau quận Sơn Trà. Các quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn và Thanh Khê chiếm tỷ lệ lần lượt là 17%, 13%, 12%, 9%; Riêng huyện Hoà Vang, chiều dài đường chỉ chiếm 2% chiều dài toàn tuyến trong mạng lưới.

Hải Châu, 130.9 Km, 23% Thanh Khê, 52.0 Km, 9% Liên Chiểu, 99.1 Km, 17% Cẩm lệ, 71.9 Km, 13% Ngũ Hành Sơn, 71.0 Km, 12% Sơn Trà, 139.2 Km, 24% Hòa Vang, 8.1 Km, 2%

Cơ cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo địa bàn

(Nguồn: Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)

Hình 2.2. Cơ cấu đường bộ t eo địa bàn thành phố Đà Nẵng

Ngoài trị số chiều dài các tuyến đường theo địa bàn, có thể sử dụng chỉ tiêu mật độ đường theo địa bàn và chỉ tiêu chiều dài đường trên mỗi 10.000 người dân.

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu cơ bản về mạng lưới đường bộ thành phố Đà Nẵng TT Tên Quận/huyện Chiều dài (Km) Diện tích tự nhiên (Km2) Mật độ (Km/Km2) Dân số 2015 Lđƣờng cho 104 dân (km/104dân) 1 Hải Châu 130,9 23,28 8.822 209.641 6,37 2 Thanh Khê 52,0 9,44 19.890 190.877 2,77 3 Liên Chiểu 99,1 79,13 1.944 158.558 6,44 4 Cẩm lệ 71,9 35,25 3.087 108.704 6,61 5 Ngũ Hành Sơn 71,0 39,12 1.906 76.273 9,52 6 Sơn Trà 139,2 59,32 2.515 153.940 9,33 7 Hòa Vang 8,1 734,89 174 130.845 0,63 8 Hoàng Sa - - - - - Tổng: 572,1 1.285,43 784 1.028.838 5,68 (Nguồn: Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)

Kết quả cho thấy quận Hải Châu và Thanh Khê có mật độ đường cao hơn hẳn các quận khác, tuy nhiên do mật độ dân cư đông hơn các quận, huyện khác nên chiều dài đường cho mỗi 10.000 dân thì chỉ ở mức thấp và trung bình.

Ngược lại quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn có mật độ đường rất thấp, tuy nhiên do mật độ dân cư thưa thớt nên chiều dài đường bộ trên mỗi 10.000 dân cư lại rất cao so với các quận khác trên địa bàn thành phố.

Đặc điểm đường quốc lộ

Hệ thống đường quốc lộ qua địa bàn thành phố Đà Nẵng gồm quốc lộ 1 và quốc lộ 14 , được xây dựng như là đường bộ liên tỉnh đi qua địa phận thành phố Đà Nẵng. Hệ thống đường tỉnh kết nối chủ yếu giữa các quận trong đô thị với khu vực miền núi ở huyện Hòa Vang và tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn có đường Hồ Chí Minh (nhánh phía Tây) đi qua địa phận Đà Nẵng với chiều dài 45 km, từ Đê ay tới Mũi Trâu, cắt quốc lộ 14 tại Hòa Khương. Theo phân cấp quản lý, hệ thống đường quốc lộ sẽ chịu sự quản lý của Cục

quản lý đường bộ. Tuy nhiên, một số đoạn nằm trong địa phận thành phố thuộc sự quản lý của chính quyền địa phương. Quốc lộ 14 được ộ GTVT/Cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền cho Sở GTVT Đà Nẵng quản lý. Công ty quản lí và bảo dưỡng sửa chữa đường bộ được Sở GTVT giao trực tiếp quản lý và sửa chữa thường xuyên đường bộ và đường sông.

Bảng 2.4. Các tuyến quốc lộ qua t àn p ố Đà Nẵng

Tên Quốc lộ Điểm đầu – cuối Chiều dài Quy mô/tình trạng

1A Đỉnh đèo Hải Vân – Hòa

Phước 36.2 km

Cấp III hai làn xe/ qua thành phố cấp II Tránh TP

Đà Nẵng Hầm Hải Vân – Tuý Loan 18.2 km Cấp III hai làn xe 14B Tiên Sa – Túy Loan – Ranh

Giới Đà Nẵng – Quảng Nam ~ 30 km Cấp I/II /III.

(Nguồn: Báo cáo KfW )

Thành phố hiện có bốn tuyến đường tỉnh là các đường 601, 602, 604 và 605 đang trong quá trình cải tạo nâng cấp để đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V. Tuy nhiên, phục vụ cho vận tải hành khách bằng xe buýt chủ yếu là hệ thống đường bộ trong thành phố.

Cơ sở hạ tầng đường bộ phục vụ hoạt động VTHK bằng xe buýt

Để có thể vận hành được xe buýt, bề rộng của tuyến đường tối thiểu phải từ 6m trở lên để đảm bảo xe buýt có thể vận hành theo cả 2 chiều. Kết quả phân loại mạng lưới đường theo chiều rộng mặt cắt ngang cho ta thấy một cách sơ bộ rằng các tuyến đường trong mạng lưới đường bộ Thành phố Đà Nẵng tương đối nhỏ, 49% chiều dài đường trong mạng lưới có bề rộng dưới 6m, 51% chiều dài mạng lưới đường còn lại có bề rộng lớn hơn 6m. ề rộng mặt cắt ngang đường trên cùng 1 tuyến tương đối đồng đều, cho phép xe buýt có thể hoạt động tốt trên toàn bộ các tuyến này.

Theo nghiên cứu từ hiện trạng mạng lưới đường thành phố Đà nẵng, toàn bộ các tuyến buýt trong mạng lưới đều có lộ trình đi trên các tuyến đường chính có bề rộng từ 6m trở lên, do đó có thể vận hành hoàn toàn trong mạng lưới cơ sở hạ tầng đường bộ.

Đường dưới 6m, 403.7 Km, 49% Từ 6-12m, 259.2 Km, 32% Từ 12m trở lên, 152.1 Km, 19%

Phân loại đường theo bề rộng

(Nguồn: Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)

Hình 2.3. Cơ cấu đường bộ theo bề rộng mặt cắt ngang

2.2. THỰC TRẠNG MẠNG LƢỚI VẬN TẢI HÀNH KH CH C NG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Thực trạng tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

a. Mạng lưới tuyến

Hiện tại, toàn thành phố chỉ có 6 tuyến buýt với tổng chiều dài mạng lưới 270 km, bao gồm 105 xe, chuyên chở 15.544 hành khách/ngày, đáp ứng khoảng 0,8% nhu cầu đi lại của người dân.

Trong 6 tuyến buýt của Đà Nẵng hiện nay, có duy nhất một tuyến buýt nội đô (tuyến buýt số 2: Kim Liên - Chợ Hàn), còn lại 5 tuyến (số 1, 3, 4, 6 và 9) là buýt kế cận nối trực tiếp trung tâm thành phố với 04 huyện, thành phố của Quảng Nam. Đối với tuyến số 1, 3 và 4 việc thành lập này là do yếu tố lịch sử để lại từ năm 1997 khi Đà Nẵng và Quảng Nam còn chưa tách tỉnh. Ba tuyến này đều được phối hợp khai thác bởi các công ty và hợp tác xã xe buýt

đăng ký ở cả Đà Nẵng và Quảng Nam. Tuyến xe buýt số 6 Đà Nẵng – Mỹ Sơn và tuyến số 9 Thọ Quang (Đà Nẵng) - Quế Sơn (Quảng Nam)mở ra thể hiện sự gắn bó, hỗ trợ giữa hai địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách, góp phần giảm tải trên tuyến Quốc lộ 1A và giảm thiểu tai nạn giao thông.

b. Lộ trình xe chạy của các tuyến

Lộ trình xe buýt của một số tuyến Đà Nẵng khá dài (60 - 70 km), cự ly vận hành bình quân khoảng 42,2 km/tuyến.

Tuyến 1: Xe buýt Đà Nẵng – Hội An (30km/chiều): Đây là tuyến xe buýt hỗ trợ người tàn tật, mỗi bến đều có cầu thang lên xuống cho người ngồi xe lăn. Tuyến có 08 xe phục vụ, lộ trình nối giữa 2 bến xe Đà Nẵng và Hội An, xuyên qua trung tâm thành phố Đà Nẵng; lịch trình 20 phút/chuyến. Các xe hoạt động từ 5 giờ 30 đến 18g30 hằng ngày.

Tuyến 2: Kim Liên – chợ Hàn (15,5km/chiều): Tuyến này có 09 xe phục vụ, chạy theo lộ trình qua 37 trạm, lịch trình cách 10 phút/chuyến vào giờ cao điểm và 15 phút/chuyến vào giờ bình thường. Các xe hoạt động từ 5 giờ đến 18h30 hàng ngày. Trong tuyến này, có 02 xe được hệ thống siêu thị BIGC tài trợ vé. Hành khách chỉ cần có phiếu mua hàng tại siêu thị IGC Đà Nẵng sẽ có thể đi xe mi n phí.

Tuyến 3: Bến xe trung tâm – Đại Lộc (29km/chiều): Tuyến này có 08 xe phục vụ, chạy theo lộ trình qua 31 trạm, lịch trình cách 20 phút/chuyến vào giờ cao điểm và 30 phút/chuyến vào giờ bình thường. Các xe hoạt động từ 5 giờ 30 đến 18 giờ hàng ngày.

Tuyến 4: Xe buýt Đà Nẵng – Tam Kỳ (70km/chiều): Tuyến này có lộ trình nối giữa bến xe Đà Nẵng và bến xe Quảng Nam, có đi vào các tuyến đường nối từ phía bắc về phía tây nam thành phố, lịch trình 30 phút/chuyến. Các xe hoạt động từ 5 giờ đến 17 giờ hàng ngày

Tuyến 6: Xe buýt Đà Nẵng – Mỹ Sơn (60km/chiều): Tuyến này trực tiếp phục vụ du khách thăm quan khu di sản văn hóa Mỹ Sơn (Quảng Nam), có lộ trình xuất phát từ bến xe Đà Nẵng và ngược lại. Các xe hoạt động từ 5

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)