6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thành phố
Đặc điểm mạng lưới đường đô thị
Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng, trên toàn địa bàn thành phố có tổng số 877km đường bộ, không kể các tuyến đường ngõ trong khu dân cư, đường nội bộ,.. trong đó đường trong khu vực đô thị là 572,1km chiếm 65% tổng chiều dài đường trong toàn mạng lưới của thành phố. Các loại đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện và đường xã lần lượt có chiều dài là 94,3km (11%), 99,9km (12%), 64,7km (7%), và 46,1km (5%). Đường đô thị, 572.1 Km, 65% Đường quốc lộ, 94.3 Km, 11% Đường tỉnh, 99.9 Km, 12% Đường huyện, 64.7 Km, 7% Đường xã, 46.1 Km, 5%
Phân loại đường theo chiều dài (Km)
(Nguồn: Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)
Nếu phân chia theo địa bàn, tỷ lệ chiều dài đường cũng không đồng đều theo các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quận Sơn Trà có tổng
số 139,2 km chiếm 24% tổng chiều dài toàn mạng lưới, đây cũng là địa bàn
có tổng chiều dài đường lớn nhất thành phố, quận trung tâm Hải Châu có tổng số 130,9 km đường chiếm 23% tổng chiều dài toàn mạng lưới đường sau quận Sơn Trà. Các quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn và Thanh Khê chiếm tỷ lệ lần lượt là 17%, 13%, 12%, 9%; Riêng huyện Hoà Vang, chiều dài đường chỉ chiếm 2% chiều dài toàn tuyến trong mạng lưới.
Hải Châu, 130.9 Km, 23% Thanh Khê, 52.0 Km, 9% Liên Chiểu, 99.1 Km, 17% Cẩm lệ, 71.9 Km, 13% Ngũ Hành Sơn, 71.0 Km, 12% Sơn Trà, 139.2 Km, 24% Hòa Vang, 8.1 Km, 2%
Cơ cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo địa bàn
(Nguồn: Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)
Hình 2.2. Cơ cấu đường bộ t eo địa bàn thành phố Đà Nẵng
Ngoài trị số chiều dài các tuyến đường theo địa bàn, có thể sử dụng chỉ tiêu mật độ đường theo địa bàn và chỉ tiêu chiều dài đường trên mỗi 10.000 người dân.
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu cơ bản về mạng lưới đường bộ thành phố Đà Nẵng TT Tên Quận/huyện Chiều dài (Km) Diện tích tự nhiên (Km2) Mật độ (Km/Km2) Dân số 2015 Lđƣờng cho 104 dân (km/104dân) 1 Hải Châu 130,9 23,28 8.822 209.641 6,37 2 Thanh Khê 52,0 9,44 19.890 190.877 2,77 3 Liên Chiểu 99,1 79,13 1.944 158.558 6,44 4 Cẩm lệ 71,9 35,25 3.087 108.704 6,61 5 Ngũ Hành Sơn 71,0 39,12 1.906 76.273 9,52 6 Sơn Trà 139,2 59,32 2.515 153.940 9,33 7 Hòa Vang 8,1 734,89 174 130.845 0,63 8 Hoàng Sa - - - - - Tổng: 572,1 1.285,43 784 1.028.838 5,68 (Nguồn: Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)
Kết quả cho thấy quận Hải Châu và Thanh Khê có mật độ đường cao hơn hẳn các quận khác, tuy nhiên do mật độ dân cư đông hơn các quận, huyện khác nên chiều dài đường cho mỗi 10.000 dân thì chỉ ở mức thấp và trung bình.
Ngược lại quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn có mật độ đường rất thấp, tuy nhiên do mật độ dân cư thưa thớt nên chiều dài đường bộ trên mỗi 10.000 dân cư lại rất cao so với các quận khác trên địa bàn thành phố.
Đặc điểm đường quốc lộ
Hệ thống đường quốc lộ qua địa bàn thành phố Đà Nẵng gồm quốc lộ 1 và quốc lộ 14 , được xây dựng như là đường bộ liên tỉnh đi qua địa phận thành phố Đà Nẵng. Hệ thống đường tỉnh kết nối chủ yếu giữa các quận trong đô thị với khu vực miền núi ở huyện Hòa Vang và tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra còn có đường Hồ Chí Minh (nhánh phía Tây) đi qua địa phận Đà Nẵng với chiều dài 45 km, từ Đê ay tới Mũi Trâu, cắt quốc lộ 14 tại Hòa Khương. Theo phân cấp quản lý, hệ thống đường quốc lộ sẽ chịu sự quản lý của Cục
quản lý đường bộ. Tuy nhiên, một số đoạn nằm trong địa phận thành phố thuộc sự quản lý của chính quyền địa phương. Quốc lộ 14 được ộ GTVT/Cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền cho Sở GTVT Đà Nẵng quản lý. Công ty quản lí và bảo dưỡng sửa chữa đường bộ được Sở GTVT giao trực tiếp quản lý và sửa chữa thường xuyên đường bộ và đường sông.
Bảng 2.4. Các tuyến quốc lộ qua t àn p ố Đà Nẵng
Tên Quốc lộ Điểm đầu – cuối Chiều dài Quy mô/tình trạng
1A Đỉnh đèo Hải Vân – Hòa
Phước 36.2 km
Cấp III hai làn xe/ qua thành phố cấp II Tránh TP
Đà Nẵng Hầm Hải Vân – Tuý Loan 18.2 km Cấp III hai làn xe 14B Tiên Sa – Túy Loan – Ranh
Giới Đà Nẵng – Quảng Nam ~ 30 km Cấp I/II /III.
(Nguồn: Báo cáo KfW )
Thành phố hiện có bốn tuyến đường tỉnh là các đường 601, 602, 604 và 605 đang trong quá trình cải tạo nâng cấp để đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V. Tuy nhiên, phục vụ cho vận tải hành khách bằng xe buýt chủ yếu là hệ thống đường bộ trong thành phố.
Cơ sở hạ tầng đường bộ phục vụ hoạt động VTHK bằng xe buýt
Để có thể vận hành được xe buýt, bề rộng của tuyến đường tối thiểu phải từ 6m trở lên để đảm bảo xe buýt có thể vận hành theo cả 2 chiều. Kết quả phân loại mạng lưới đường theo chiều rộng mặt cắt ngang cho ta thấy một cách sơ bộ rằng các tuyến đường trong mạng lưới đường bộ Thành phố Đà Nẵng tương đối nhỏ, 49% chiều dài đường trong mạng lưới có bề rộng dưới 6m, 51% chiều dài mạng lưới đường còn lại có bề rộng lớn hơn 6m. ề rộng mặt cắt ngang đường trên cùng 1 tuyến tương đối đồng đều, cho phép xe buýt có thể hoạt động tốt trên toàn bộ các tuyến này.
Theo nghiên cứu từ hiện trạng mạng lưới đường thành phố Đà nẵng, toàn bộ các tuyến buýt trong mạng lưới đều có lộ trình đi trên các tuyến đường chính có bề rộng từ 6m trở lên, do đó có thể vận hành hoàn toàn trong mạng lưới cơ sở hạ tầng đường bộ.
Đường dưới 6m, 403.7 Km, 49% Từ 6-12m, 259.2 Km, 32% Từ 12m trở lên, 152.1 Km, 19%
Phân loại đường theo bề rộng
(Nguồn: Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)
Hình 2.3. Cơ cấu đường bộ theo bề rộng mặt cắt ngang
2.2. THỰC TRẠNG MẠNG LƢỚI VẬN TẢI HÀNH KH CH C NG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Thực trạng tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
a. Mạng lưới tuyến
Hiện tại, toàn thành phố chỉ có 6 tuyến buýt với tổng chiều dài mạng lưới 270 km, bao gồm 105 xe, chuyên chở 15.544 hành khách/ngày, đáp ứng khoảng 0,8% nhu cầu đi lại của người dân.
Trong 6 tuyến buýt của Đà Nẵng hiện nay, có duy nhất một tuyến buýt nội đô (tuyến buýt số 2: Kim Liên - Chợ Hàn), còn lại 5 tuyến (số 1, 3, 4, 6 và 9) là buýt kế cận nối trực tiếp trung tâm thành phố với 04 huyện, thành phố của Quảng Nam. Đối với tuyến số 1, 3 và 4 việc thành lập này là do yếu tố lịch sử để lại từ năm 1997 khi Đà Nẵng và Quảng Nam còn chưa tách tỉnh. Ba tuyến này đều được phối hợp khai thác bởi các công ty và hợp tác xã xe buýt
đăng ký ở cả Đà Nẵng và Quảng Nam. Tuyến xe buýt số 6 Đà Nẵng – Mỹ Sơn và tuyến số 9 Thọ Quang (Đà Nẵng) - Quế Sơn (Quảng Nam)mở ra thể hiện sự gắn bó, hỗ trợ giữa hai địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách, góp phần giảm tải trên tuyến Quốc lộ 1A và giảm thiểu tai nạn giao thông.
b. Lộ trình xe chạy của các tuyến
Lộ trình xe buýt của một số tuyến Đà Nẵng khá dài (60 - 70 km), cự ly vận hành bình quân khoảng 42,2 km/tuyến.
Tuyến 1: Xe buýt Đà Nẵng – Hội An (30km/chiều): Đây là tuyến xe buýt hỗ trợ người tàn tật, mỗi bến đều có cầu thang lên xuống cho người ngồi xe lăn. Tuyến có 08 xe phục vụ, lộ trình nối giữa 2 bến xe Đà Nẵng và Hội An, xuyên qua trung tâm thành phố Đà Nẵng; lịch trình 20 phút/chuyến. Các xe hoạt động từ 5 giờ 30 đến 18g30 hằng ngày.
Tuyến 2: Kim Liên – chợ Hàn (15,5km/chiều): Tuyến này có 09 xe phục vụ, chạy theo lộ trình qua 37 trạm, lịch trình cách 10 phút/chuyến vào giờ cao điểm và 15 phút/chuyến vào giờ bình thường. Các xe hoạt động từ 5 giờ đến 18h30 hàng ngày. Trong tuyến này, có 02 xe được hệ thống siêu thị BIGC tài trợ vé. Hành khách chỉ cần có phiếu mua hàng tại siêu thị IGC Đà Nẵng sẽ có thể đi xe mi n phí.
Tuyến 3: Bến xe trung tâm – Đại Lộc (29km/chiều): Tuyến này có 08 xe phục vụ, chạy theo lộ trình qua 31 trạm, lịch trình cách 20 phút/chuyến vào giờ cao điểm và 30 phút/chuyến vào giờ bình thường. Các xe hoạt động từ 5 giờ 30 đến 18 giờ hàng ngày.
Tuyến 4: Xe buýt Đà Nẵng – Tam Kỳ (70km/chiều): Tuyến này có lộ trình nối giữa bến xe Đà Nẵng và bến xe Quảng Nam, có đi vào các tuyến đường nối từ phía bắc về phía tây nam thành phố, lịch trình 30 phút/chuyến. Các xe hoạt động từ 5 giờ đến 17 giờ hàng ngày
Tuyến 6: Xe buýt Đà Nẵng – Mỹ Sơn (60km/chiều): Tuyến này trực tiếp phục vụ du khách thăm quan khu di sản văn hóa Mỹ Sơn (Quảng Nam), có lộ trình xuất phát từ bến xe Đà Nẵng và ngược lại. Các xe hoạt động từ 5 giờ 30 đến 17 giờ hàng ngày, lịch trình 30 phút/chuyến.
Tuyến 9: Thọ Quang (Đà Nẵng) - Quế Sơn (Quảng Nam) (62km/chiều), lịch trình 45 phút/chuyến, giờ cao điểm 30 phút/chuyến. Các xe hoạt động từ 5 giờ 15 đến 17 giờ 15.
Bảng 2.5. Lộ trìn các tuyến buýt
Số
hiệu Tên tuyến Lộ trình
1
.xe Đà Nẵng – B.xe Hội An
Chiều đi: Bến xe trung tâm Đà Nẵng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ – Lê Duẩn – Trần Phú – Trưng Nữ Vương – Núi Thành – Cầu Nguy n Văn Trỗi – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Trần Đại Nghĩa – Bến xe Hội An
Chiều về: Bến xe Hội An – Trần Đại Nghĩa – Lê Văn Hiến – Ngũ Hành Sơn – Cầu Nguy n Văn Trỗi – Núi Thành – Trưng Nữ Vương – Bạch Đằng – Phan Đình Phùng – Yên Bái – Lê Duẩn – Điện Biên Phủ – Tôn Đức Thắng – Bến xe Trung tâm
2 Kim Liên –
Chợ Hàn
Chiều đi: 274 Nguy n Văn Cừ (Hòa Hiệp Bắc) – KCN Hòa Khánh – Nguy n Văn Cừ – Tôn Đức Thắng – Nguy n Sinh Sắc – Kinh Dương Vương – Lý Thái Tông – Thanh Khê 6 - Dũng Sỹ Thanh Khê – Trần Cao Vân – Điện Biên Phủ - Lý Thái Tổ - Hùng Vương – Trần Phú (Chợ Hàn) – Bạch Đằng
Chiều về: Bạch Đằng– Hùng Vương – Lý Thái Tổ – Điện Biên Phủ - Trần Cao Vân - Dũng Sỹ Thanh Khê - Thanh Khê 6 – Lý Thái Tông– Kinh Dương Vương – Nguy n Sinh Sắc – Tôn Đức Thắng – Bến xe trung tâm – Nguy n Văn Cừ – KCN Hòa Khánh - 274 Nguy n Văn Cừ (Hòa Hiệp Bắc)
Số
hiệu Tên tuyến Lộ trình
3 .xe Đà Nẵng
– Ái Nghĩa
Chiều đi: Bến xe trung tâm Đà Nẵng – Điện Biên Phủ – Lý Thái Tổ – Hùng Vương – Ông Ích Khiêm – Hoàng Diệu – Trưng Nữ Vương – Núi Thành – Cách Mạng Tháng 8 – Hòa Cầm – Hòa Khương – Bến xe Đại Lộc (TT Ái Nghĩa)
Chiều về: Bến xe Đại Lộc (TT Ái Nghĩa) – Hòa Khương – Hòa Cầm – Cách Mạng Tháng 8 – Núi Thành – Trưng Nữ Vương – Hoàng Diệu – Ông Ích Khiêm – Lý Thái Tổ – Điện Biên Phủ – Tôn Đức Thắng – Bến xe trung tâm Đà Nẵng
4 Đà Nẵng –
Tam Kỳ
Chiều đi: Số nhà 45 Nguy n Tất Thành (Cầu Thuận Phước) – Đường 3/2 – Đống Đa – Quang Trung – Trần Cao Vân – Hà Huy Tập – Điện Biên Phủ – Nguy n Tri Phương – Nguy n Hữu Thọ – CMT8 – ng Ích Đường – Cầu Cẩm Lệ – Quốc Lộ 1A – Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Hòa Khương (Tam Kỳ)
Chiều về: Hòa Khương (Tam Kỳ) – Phan Chu Trinh – Phan Bội Châu – Quốc Lộ 1A – Cầu Cẩm Lệ – Ông Ích Đường – CMT8 – Nguy n Hữu Thọ – Nguy n Tri Phương – Điện Biên Phủ – Hà Huy Tập – Trần Cao Vân – Quang Trung – Đống Đa – Đường 3/2 – Đối diện 45 Nguy n Tất Thành
6 .xe Đà Nẵng
– B.xe Mỹ Sơn
Chiều đi: Bến xe trung tâm Đà Nẵng – Điện Biên Phủ – Lê Duẩn – Hoàng Hoa Thám – Hàm Nghi – Lê Đình Lý – Nguy n Tri Phương – Trưng Nữ Vương – Duy Tân – Núi Thành – Cách Mạng Tháng 8 – Cầu vượt Hòa Cầm – Quốc lộ 1A – Tỉnh lộ 610 – ãi đậu xe Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Chiều về: ãi đậu xe Mỹ Sơn (Quảng Nam) – Tỉnh lộ 610 – Cầu vượt Hòa Cầm – Cách Mạng Tháng 8 – Núi Thành –
Số
hiệu Tên tuyến Lộ trình
Duy Tân – Trưng Nữ Vương – Nguy n Tri Phương – Lê Đình Lý – Hàm Nghi – Hoàng Hoa Thám – Lê Duẩn – Điện Biên Phủ – Bến xe trung tâm Đà Nẵng
9
Thọ Quang (Đà
Nẵng) -Quế
Sơn (Quảng Nam)
Chiều đi: Ngã ba Hoàng Sa với đường Nguy n Phan Vinh - Ngô Quyền - Cầu Rồng - Bạch Đằng - Quang Trung - Trần Phú - Lê Duẩn - Điện Biên Phủ - Hà Huy Tập - Trường Chinh - Quốc lộ 1A - Ngã ba Hương n - Tỉnh lộ 611 - Thị trấn Đông Phú - Phan Chu Trinh - Bến xe Quế Sơn (Quế Sơn - Quảng Nam).
Chiều về: Bến xe Quế Sơn (Quế Sơn - Quảng Nam) - Phan Chu Trinh - Thị trấn Đông Phú - Tỉnh lộ 611 - Ngã ba Hương n - Quốc lộ 1A - Trường Chinh - Điện Biên Phủ - Lê Duẩn - Bạch Đằng - Quang Trung (Trung tâm hành chính thành phố) - Trần Phú - Cầu Rồng - Ngô Quyền - Nguy n Phan Vinh - Ngã ba Hoàng Sa với đường Nguy n Phan Vinh.
(Nguồn: Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)
c. Sản lư ng vận tải hành khách trên tuyến
Hiện tại số lượng hành khách đi xe buýt hằng ngày khoảng 15.544 hành khách/ngày (tương đương với khoảng 5,6 triệu lượt hành khách/năm), đáp ứng khoảng 0,8% nhu cầu đi lại của người dân, con số này kém xa rất nhiều so với mục tiêu đặt ra trong “Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” là tỷ lệ đảm nhận của phương thức vận tải công cộng đến năm 2020 đạt tỉ lệ 15% tổng nhu cầu đi lại của thành phố, trong đó xe buýt chiếm tỉ lệ 9%, xe buýt nhanh chiếm tỉ lệ 3% tổng nhu cầu đi lại của thành phố.
Bảng 2.6. Lư ng hành khách trên các tuyến buýt
TT Tuyến Hành khách/năm
2009 2010 2011 2012 2013 2014
1 .xe Đà Nẵng – B.xe Hội An (Quảng Nam) 299.788 356.748 1.176.480 1.190.774 1.201.114 1.009.215 2 Kim Liên – Chợ Hàn 904.534 1.076.395 1.533.600 1.560.255 1.579.451 1.583.150 3 .xe Đà Nẵng – Ái Nghĩa 247.242 276.911 480.840 520.544 561.470 579.221 4 Đà Nẵng (Nguy n Tất Thành) – Tam Kỳ (Quảng Nam) 861.143 1.102.263 1.797.120 1.827.201 1.877.201 1.899.112 5 .xe Đà Nẵng – B.xe Mỹ Sơn - - 604.800 662.415 707.101 725.123 6 Thọ Quang (Đà Nẵng) - Quế Sơn (Quảng Nam) 525.600 (Nguồn: Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)
Bên cạnh đó, hiệu quả khai thác của các tuyến buýt có sự khác nhau đáng kể. Hầu hết các tuyến buýt không đạt chỉ tiêu, tuyến có lưu lượng lớn nhất là tuyến số 4 (vận chuyển gần 1,9 triệu hành khách/năm), tuyến có lưu lượng thấp nhất là tuyến số 3 (vận chuyển gần 580.000 hành khách/năm). Không có sự phân biệt giữa các tuyến xe buýt, như giữa xe buýt nhanh với giới hạn điểm dừng và xe buýt thông thường.
d. Những hạn chế trong mạng lưới tuyến xe buýt hiện có
Hiện nay thành phố còn thiếu các tuyến xe buýt chính và thiếu các tuyến xe buýt vòng tròn nối các tuyến xe buýt dạng hướng tâm (theo dạng mạng lưới mạng nhện). Thiếu các tuyến nhánh tập trung và tiếp chuyển hành khách từ các điểm tập trung dân cư đến các tuyến xe buýt chính, các tuyến vận chuyển trong nội bộ từng khu vực dân cư lớn có nhu cầu đi lại thường xuyên và đặc biệt là thiếu hẳn các tuyến xe buýt đi vào các khu vực có mật độ