2050
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên tuyến
Trạm dừng xe buýt
Thiết kế điểm dừng xe buýt: Có nhiều kiểu thiết kế điểm dừng xe buýt. Xây dựng nhà chờ với biển báo trên cao là cách hiệu quả để phát triển mạng lưới vận tải xanh trong khu vực trung tâm thành phố dù bị hạn chế về chỉ giới đường. Điểm dừng có biển báo trên cao giúp giảm xung đột giữa xe buýt và các phương tiện đỗ trên đường, tạo sự an toàn và thuận tiện cho hành khách khi lên xuống xe do khoảng cách gần và ít va chạm giữa cửa xe buýt và nhà chờ. ên cạnh đó, nhà chờ ở giữa còn cung cấp đủ không gian chờ, giúp tách riêng hành khách chờ xe buýt và người đi bộ khác
Đ ểm trung chuyển xe buýt
Mạng lưới VTHK thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 đề xuất có tất cả 14 vị trí trung chuyển trong đó có 3 vị trí trung chuyển có quy mô lớn và một số điểm trung chuyển quan trọng:
+ Cao đẳng Việt Hàn
+ Vòng xoay Nguy n Hữu Thọ - Cách mạng tháng 8 + Vị trí Điện Biên Phủ (trước công viên 29/3)
+ Một số vị trí trung chuyển có vai trò quan trọng trong mạng lưới có thể được thiết kế với quy mô nhỏ hơn, hành khách có thể trung chuyển giữa các tuyến buýt qua một khoảng cách đi bộ nhất định. Một số vị trí trung chuyển quan trọng này gồm: Khu trung tâm hành chính mới, Hồ Bầu Tràm; Công viên 29/3; Cao đẳng Việt Hàn; Nguy n Tri Phương – Nguy n Văn Linh; Hoàng Diệu – Triệu Nữ Vương; Phía Đông và Tây Cầu Rồng; Phía Đông và Tây cầu Trần Thị Lý; Duy Tân – Nguy n Hữu Thọ; CMT8 – Ông
Ích Đường; Các vị trí trung chuyển khác trên đường Vành đai và các tuyến hướng tâm…
Đ ểm đầu cuối, bãi hậu cần, trạm bảo dưỡng + Đ ểm đầu và đ ểm cuối
Các hành trình xe buýt trong thành phố điểm đầu và điểm cuối thường chọn ở vị trí thích hợp để đảm bảo quay trở đầu xe d dàng, không cản trở giao thông, không kết hợp với hình thức vận tải khác.
Các điểm đầu và cuối của hành trình nên bố trí ở những nơi có hành khách tập trung cao nhất. Khi bố trí nên đặt gần các nhà ga, bến cảng, sân bay để thuận tiện cho hành khách chuyển tải. Tuỳ vào lưu lượng hành khách trên tuyến mà xây dựng công suất bến phù hợp.
Bảng 3.2. Quy mô dự kiến của các vị trí đ ểm đầu – cuố năm 2020
STT Tên điểm đầu – cuối Quy mô (m
2 ) (dự kiến) Ghi chú 1 Bến xe Đà Nẵng Đã có sẵn 2 Bến xe phía Nam Đã có sẵn 3 Bến xe Hội An Đã có sẵn
4 Cao đẳng Việt Hàn 5.300 QĐ 927/ QĐ-UBND
5 Sân bay 2.000 QĐ 927/ QĐ-UBND
6 Khu du lịch Bà Nà 2.000 QĐ 927/ QĐ-UBND
7 Thọ Quang 3.000 QĐ 927/ QĐ-UBND
8 Công viên 29/3 1.580 QĐ 927/ QĐ-UBND
9 Vòng xoay Nguy n Hữu Thọ 1.000
10 Ga đường sắt mới 400
11 Triển lãm quốc tế 400
12 Bãi biển Mỹ Khê 400
13 Nguy n Tất Thành 400
14 Cầu Thuận Phước 400
15 Khu CNC – Khu CNTT 400
16 Đường Nguy n Thành Ý (khu dân
cư Tuyên Sơn) 200
17 Chân cầu vượt Hòa Cầm 200
18 Sân golf Hòa Hải 200
+ Các đ ểm đỗ dọc đường:
Các điểm đỗ dọc đường cần phải có tên và biển chỉ dẫn, phải chứa được từ 5 đến 10 người. Đối với những điểm dừng có số lượng hành khách lên xuống lớn cần phải xây dựng nhà chờ cho khách. Vị trí các điểm dừng đỗ cần phải được bố trí hợp lý, thuận tiện cho hành khách lên xuống, gần các điểm phát sinh, thu hút. Phải cách ngã ba, ngã tư từ 20 – 25m. Các điểm dừng đỗ phải được đặt ở những nơi xe buýt có thể ra vào đón trả khách một cách an toàn, không gây cản trở giao thông .
Khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ trong nội thành từ 300 –
500m, ngoại thành từ 800 – 1000m. Tại các điểm đỗ có nhiều hành trình xe buýt đi qua nếu < 30 lượt xe/giờ có thể sử dụng chung; Nếu > 30 lượt xe/giờ thì phải bố trí riêng sao cho quãng đường đi bộ của hành khách là ngắn nhất
khi chuyển tuyến.
Tại các điểm dừng đỗ phải có đầy đủ các thông tin cho hành khách như: số hiệu các tuyến chạy qua, điểm đầu, điểm cuối, lộ trình các tuyến giờ xuất
bến, đóng bến, tần suất chạy xe. Nếu trong thành phố có nhiều hình thức vận
tải khác nhau thì tại mỗi điểm dừng đỗ của từng loại phải có báo hiệu riêng.
+ Trạm bảo dưỡng
Ngoài vị trí điểm depot tại khu công nghiệp Hòa Khánh, đề xuất thêm 2 vị trí depot:
Vị trí depot 2: Thọ Quang
Vị trí depot 3: Cạnh bến xe phía Nam thành phố
Tại mỗi vị trí depot bố trí diện tích khoảng 10.000 – 15.000 m2.
P ương tiện vận tải
Nhằm tăng hiệu quả hoạt động và phù hợp với điều kiện hạ tầng trên từng tuyến, tại thành phố Đà Nẵng nên áp dụng đa dạng các loại phương tiện
sử dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, cụ thể như sau: - Năm 2016: các tuyến buýt nội đô, buýt du lịch cũng như các tuyến buýt kế cận sử dụng xe buýt 50 chỗ (24 chỗ ngồi và 26 chỗ đứng) cũng như tiếp tục khai thác các xe cũ đang trong quá trình sử dụng.
- Năm 2020:
Tuyến xe buýt nhanh (BRT): xe 80 chỗ
Tuyến xe buýt dịch vụ tiêu chuẩn BRT: xe 60 chỗ Tuyến xe buýt nội đô: xe 60 chỗ
Tuyến xe buýt du lịch, kế cận: 60 chỗ
Tuyến xe buýt con thoi (shuttle bus): 24 chỗ
Định hướng đến năm 2030 khi đã tạo được thói quen đi lại, sức hấp dẫn của vận tải hành khách với người dân thì tuyến buýt dịch vụ tiêu chuẩn BRT và buýt nội đô với lưu lượng hành khách lớn sẽ được khai thác với xe lớn, các tuyến còn lại vẫn sẽ tiếp tục khai thác với xe hiện tại, cụ thể như sau:
Tuyến xe buýt nhanh (BRT): xe 80 chỗ
Tuyến xe buýt dịch vụ tiêu chuẩn BRT: xe 80 chỗ Tuyến xe buýt nội đô: xe 80 chỗ và 60 chỗ
Tuyến xe buýt du lịch, kế cận: 60 chỗ
Tuyến xe buýt con thoi (shuttle bus): 24 chỗ
Bảng 3.3. Sự t ay đổi về loại xe buýt trên một số tuyến giữa năm 2020 và 2030
STT Tuyến buýt Loại xe buýt (chỗ)
Năm 2020 Năm 2030
1 Tuyến B-1 (Siêu thị – CĐ Việt Hàn – Hội An) 60 80
2 Tuyến B-3 (Siêu thị – Thọ Quang) 60 80
3 Nguy n Tất Thành – Bến xe phía Nam 60 80
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, điều hành mạng lƣới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động vận tải công cộng và quản lý giao thông toàn thành phố, tuy nhiên Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng do mới được thành lập không lâu (2012) nên việc thực hiện các nhiệm vụ được giao còn nhiều mặt hạn chế và đang trong giai đoạn từng bước hoàn thiện. Để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, Trung tâm cần được đầu tư và tăng cường năng lực. Nội dung tăng cường năng lực tập trung vào các vấn đề sau:
Hoàn thiện bộ máy tổ ch c
(Nguồn Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)
Hình 3.7. Mô hình Trung tâm đ ều àn đèn tín ệu giao thông và vận tải công cộng hiện tại
Theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm cần được kiện toàn để triển khai ngay các hoạt động quản lý điều hành vận tải hành khách, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo hoạt động vận tải hành khách phát triển theo
đúng định hướng của thành phố. Theo đó các phòng chức năng của Trung tâm cần được bổ sung thêm 2 phòng: Phòng Quản lý đấu thầu và hợp đồng và Phòng Quy hoạch và Chiến lược.
(Nguồn Sở GTVT thành phố Đà Nẵng)
Hình 3.8. Mô hình Trung tâm đ ều àn đèn tín ệu giao thông và vận tải công cộng sau khi hoàn thiện
Đầu tư trang t ết bị cho trung tâm
Để đảm bảo có thể quản lý và điều hành tốt mạng lưới vận tải hành khách trên toàn thành phố Đà Nẵng thì Trung tâm cần được trang bị các thiết bị:
- Hệ thống quản lý xe buýt thông minh (ITS): trong đó con người, phương tiện giao thông, mạng lưới đường giao thông là các thành phần của hệ thống, liên kết chặt chẽ với nhau nhằm bảo đảm cho hệ thống giao thông vận tải đạt các mục tiêu: giảm tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhi m môi trường, hạ giá thành vận chuyển; tăng hiệu quả vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc đi lại…
- Các trang thiết bị tin học cho Trung tâm (máy tính chủ, máy tính trạm, máy hiển thị màn hình lớn…)
Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Trung tâm
Nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành một hệ thống vận tải hành khách gồm nhiều phương thức khác nhau trong tương lai (đường sắt đô thị, xe buýt nhanh…) đặt ra cho Trung tâm cần tăng cường nguồn nhân lực cho Trung tâm thông qua việc:
- Tuyển dụng thêm nhân viên chuyên môn làm việc lâu dài.
- Chỉ định một hoặc một số tư vấn chủ chốt thực hiện chuyển giao kiến thức và hỗ trợ kỹ thuật tạm thời.
- Giao nhiệm vụ chính cho các tư vấn ngắn hạn với mục tiêu chuyển giao kỹ năng cho nhân viên.
Ngoài ra cần thiết phải xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn (đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, kiến thức về quản lý nhà nước) và dài hạn cho lãnh đạo và cán bộ của Trung tâm.
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chất lƣợng phục vụ của mạng lƣới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Hoàn thiện chất lượng phục vụ mạng lưới vận tải hành khách công cộng giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian, an toàn mọi lúc, mọi nơi; nhà cung ứng nâng cao được hiệu quả hoạt động, mở rộng thị phần, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Làm tăng cơ cấu thu nhập từ các dịch vụ có chất lượng cao, nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong tương lai.
Đối với mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, để thực hiện tốt được điều này doanh nghiệp kinh doanh cần có chiến lược dài hạn, bền vững trong việc đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện, bởi đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện đòi hỏi một nguồn vốn lớn, tập trng và đúng đắn.
Hiện nay cơ sở vật chất phương tiện kỹ thuật tại doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là tương đối bởi các phương tiện này được đầu tư khá mới. Tuy nhiên để có được chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao, các doanh nghiệp cần có kế hoạch thường niên về một số công tác sau:
+ Bảo dưỡng thường xuyên phương tiện đang kinh doanh, theo đúng quy trình và chuẩn mực của từng dòng phương tiện. Đây là công việc phải thực hiện bắt buộc theo đúng quy định chứ không để khi phương tiện lưu thông không được mới tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng.
+ Đầu tư mở rộng bằng việc tăng thêm phương tiện mới, hiện đại là rất cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách như đầu tư thêm phương tiện xe buýt hai tầng nhằm tránh tình trạng có nhiều hành khách đứng suốt tuyến đường trong giờ cao điểm, đầu tư các phương tiện giường nằm hiện đại cho các tuyến có cự ly lớn. Đây là những giải pháp hết sức thiết thực, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, thời điểm phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Tiến hành gắn thiết bị GPS để quản lý và điều hành việc dừng đỗ của xe buýt để đảm bảo xe buýt đi đúng lộ trình, đón trả khách đúng bến, không bỏ trạm…
Chất lượng phục vụ cần được nâng cao bằng cách nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên, sự chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ. Cần đào tạo nhân viên có cung cách phục vụ tốt, gắn thùng thư góp ý để có thể đánh giá và thêm các camera trên xe buýt để đảm bảo hành khách được phục vụ một cách tốt nhất.
Ngoài ra để duy trì thói quen sử dụng dịch vụ của nhóm khách hàng thường xuyên, các doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Tính năng của dịch vụ vận tải hành khách: Xe buýt chạy đúng giờ, đón trả khách đúng quy định, có hệ thống thanh toán hợp lý
- Khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ của doanh nghiệp: Thiết kế lịch trình, giờ của xe buýt phù hợp với nhu cầu đi lại của khách hàng, giá vé phù hợp, các trang bị trên xe hiện đại.
- Thái độ, cung cách phục vụ của nhân viên: tài xế tuân thủ luật lệ an toàn giao thông, luôn đem đến sự an toàn cho khách hàng khi sử dụng xe buýt, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, luôn lắng nghe và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
- Chất lượng kỹ thuật của xe buýt: thực hiện các chế độ bảo hành, bảo dưỡng xe để xe luôn thoáng mát, luôn vận hành tốt nhất trên lộ trình.
- Năng lực quản lý của doanh nghiệp: ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và khai thác dịch vụ xe buýt, cũng như tạo cơ sở dữ liệu khách hàng cho doanh nghiệp.
3.3. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC 3.3.1. Giải pháp về tuyên truyền 3.3.1. Giải pháp về tuyên truyền
Hiện nay ở 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã quen với việc sử dụng dịch vụ xe buýt trong thành phố để phục vụ cho nhu cầu đi lại trong đô thị thì thành phố Đà Nẵng lại có sự suy giảm về sự hiện diện của xe buýt và các dịch vụ hoạt động trên khắp thành phố. Vì vậy để phát triển tốt mạng lưới giao thông công cộng tại thành phố Đà Nẵng thì tuyên truyền được xem là giải pháp quan trọng.
Cần thiết phải truyền thông các vấn đề sau:
- Giới thiệu với công chúng về hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Tạo ra nhận thức trong công chúng về phương thức giao thông công cộng.
- Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, thông tin về lộ trình, thời gian cũng như tần suất phục vụ của từng tuyến của mạng lưới vận tải hành khách.
- Tuyên truyền các cơ chế chính sách đối với các đối tượng đi xe buýt như: mi n phí vé xe buýt đối với người có công, giảm giá vé, ưu đãi giá vé đối với các đối tượng như học sinh, sinh viên, người lao động.
- Tuyên truyền các vấn đề liên quan đến giao thông đô thị cũng như trách nhiệm của người dân trong việc chống ùn tắc giao thông, giảm thiểu ô nhi m môi trường cho thành phố.
3.3.2. Trợ giá cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thành phố Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng
a. Quan đ ểm tr giá
- Đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng tài nguyên công - Đảm bảo quyền và cơ hội tham gia giao thông của các nhóm hạn chế về khả năng tiếp cận trong xã hội
- Trợ giá cho đối tượng thường trú hoặc sinh sống, làm việc, học tập thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Đảm bảo các nguyên tắc thị trường và hài hòa lợi ích.
b. Yêu cầu của công tác tr giá
Trợ giá đúng đối tượng: Khi trợ giá trước tiên phải xác định rõ đối tượng được hưởng trợ giá, để có chính sách trợ giá thích hợp.
Đối tượng vận tải hành khách Đà Nẵng chủ yếu là:
- Cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên thường xuyên đi làm, đi học thường xuyên trên tuyến
- Hành khách là các đối tượng chính sách: thương bệnh binh, người có