7. Kết cấu của đề tài
1.2.4. Tác động của nợ xấu
a. Tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM
- Giảm hiệu quả sử dụng vốn: Nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với việc một
phần vốn kinh doanh của NH bị tồn đọng trong các khoản nợ này. Việc tồn đọng này làm cho NH mất đi cơ hội làm ăn khác mà có thể đem lại lợi nhuận cho NH. Nó làm giảm vòng quay vốn của NH. Nói cách khác nợ xấu phát sinh đã làm giảm doanh số cho vay của NH từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Giảm lợi nhuận của Ngân hàng: Thu nhập của NH chủ yếu phát sinh từ
hoạt động tín dụng của NH. Đồng thời nguồn vốn của NH cũng chủ yếu từ nguồn huy động phải trả chi phí, thậm chí có nguồn vốn huy động phải trả chi phí cao. Do vậy, khoản vay không thu hồi được dẫn đến một bộ phận tài sản của NH bị đóng băng làm giảm thu nhập mà vẫn phải trả chi phí huy động vốn. Kết quả là làm giảm lợi nhuận của NH.
- Giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng: Các khoản nợ xấu phát sinh
làm thay đổi kế hoạch cũng như nguồn thanh toán các khoản tiền vay đến hạn của NH. Hơn nữa, tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ cao sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của NH. Nếu khách hàng nắm bắt được dấu hiệu này sẽ ồ ạt đến rút tiền, càng làm cho NHTM rơi vào tình trạng giảm khả năng thanh toán trầm trọng.
- Giảm uy tín của Ngân hàng: Một NH mà có tỷ lệ nợ xấu càng cao tức
là chất lượng tín dụng của NH càng thấp. Điều này có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NH, từ đó làm cho khách hàng không còn tin tưởng vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH nữa, dẫn đến việc làm giảm đáng kể các quan hệ giao dịch của NH.
- Nợ xấu có thể làm phá sản Ngân hàng: Đây là ảnh hưởng nghiêm trọng
được hạn chế sớm sẽ dẫn tới hàng loạt các ảnh hưởng xấu như đã kể trên và cuối cùng là sự phá sản của NH.
b. Tác động của nợ xấu đến nền kinh tế
- Sức ép lạm phát: Nợ xấu ở mức độ cao sẽ dẫn đến sự khan hiếm vốn
một cách giả tạo. Một khối lượng vốn tồn đọng trong các khoản nợ xấu dẫn đến tiền trạng lưu thông giảm sút gây sức ép tăng cung tiền mà hậu quả là lạm phát.
- Sản xuất đình trệ: Nợ xấu còn ảnh hưởng đến việc lưu thông tín dụng
khiến vốn bị ùn tắc không đến được nơi cần vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, gây đình đốn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế.
- Khủng hoảng hệ thống tài chính Ngân hàng, khủng hoảng kinh tế:
Ngân hàng là kênh chủ yếu thực hiện huy động và cho vay phát triển kinh tế. Hoạt động NH là hoạt động kinh tế mang tính dây chuyền. Tỷ lệ nợ xấu cao nếu không kịp thời có biện pháp xử lý sẽ gây thua lỗ cho NH. Hoạt động huy động vốn cho vay, đầu tư do vậy bị thu hẹp ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế đồng thời trực tiếp làm khủng hoảng hệ thống tài chính NH và khủng hoảng kinh tế xã hội.
- Nợ xấu làm giảm khả năng hội nhập: Nợ xấu ảnh hưởng mạnh mẽ tới
hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, của NH, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay khi mà các công ty quốc tế, công ty đa quốc gia liên tục đầu tư vào Việt Nam với nguồn lực mạnh, trình độ quản trị tốt, chất lượng nhân sự cao.