7. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhàn ước Việt Nam
a. NHNN Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan có liên quan phải nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các NHTM. Đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng để các NHTM nói chung, NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng thực hiện phòng ngừa nợ xấu.
NHNN chưa có quy định pháp lý chính thức cho phép các NHTM kinh doanh hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa có quy định cụ thể cho phép các NHTM cung cấp các dịch vụ phái sinh dựa trên hàng hoá và các tài sản tài chính hoặc cho phép các NHTM đầu tư vào các sản phẩm này. Đồng thời, pháp luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể về việc cấp phép, giám sát rủi ro, thanh tra của NHNN Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh của các NHTM. Các hoạt động kinh doanh của các NHTM được quy định trong Luật các TCTD không bao gồm các sản phẩm tài chính phái sinh. Các sản phẩm tài chính phái sinh do các TCTD cung cấp hiện tại đều được NHNN Việt Nam cho phép thực hiện thí điểm.
Các quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định về các biện pháp, tỷ lệ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro các NHTM khi cung cấp hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh và chưa có quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch mua, bán các công cụ tài chính phái sinh.
Thực trạng và bất cập nêu trên của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh đòi hỏi NHNN Việt Nam và các cơ quan có liên quan phải nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và ban hành
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các NHTM.
b. Đề nghị NHNN Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục chỉnh sửa của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 với mục tiêu trước mắt là nâng cao chuẩn mực phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thêm một bước theo thông lệ quốc tế để xác định chính xác hơn tỷ lệ nợ xấu của các TCTD.
Để đảm bảo tốt hơn nguồn dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, đề nghị NHNN Việt Nam nên điều chỉnh tỷ lệ trích lập dự phòng chung từ 0,75% hiện nay lên 1% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
Đề nghị NHNN Việt Nam cần phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực IAS. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới các chuẩn mực quốc tế.
c. Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam đối với hoạt động NH. Để làm tốt việc này, cần khẩn trương tiến hành cải cách thanh tra NH theo hướng tập trung hoá, hình thành Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động NH, đồng thời thay đổi phương pháp tiếp cận, quy trình nghiệp vụ thanh tra giám sát.
Mục tiêu và trách nhiệm chính của Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động NH của NHNN Việt Nam là góp phần bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD và chấp hành nghiêm minh pháp luật về tiền tệ, hoạt động NH, bảo vệ lợi ích của công chúng.
Hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát NH. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, trong đó giám sát từ xa được coi là nghiệp vụ quan
trọng, có chức năng cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động NH; sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập làm công cụ hỗ trợ cho quá trình giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động NH; các quy định, chính sách quản lý các loại hình TCTD và hoạt động NH; đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát phối hợp sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ NH và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát NH có hiệu quả của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát NH (Basel I) và (Basel II) .
d. Về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ, hiện nay vẫn
còn nhiều vướng mắc, mâu thuẩn giữa các luật, nghị định, văn bản hướng dẫn, thông tư liên tịch…Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho chi nhánh đề nghị các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xử lý, quy định cụ thể hơn trường hợp TCTD trực tiếp bán tài sản bảo đảm.