7. Kết cấu của đề tài
1.2.5. Nội dung công tác xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu trong NHTM là những biện pháp của NH áp dụng khi nợ xấu đã phát sinh nhằm giảm thiểu những thiệt hại do nợ xấu gây ra bằng các biện pháp phổ biến và cơ bản như: đòi nợ; tái cấu trúc các khoản nợ; bán nợ;
phong tỏa tài sản của người vay, thanh lý tài sản thế chấp; gán nợ, xiết nợ; yêu cầu bồi thường từ những người có trách nhiệm liên đới; sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng và các biện pháp tài trợ RRTD khác.
Xử lý nợ xấu trong Ngân hàng thương mại
Khi phát sinh các khoản nợ xấu, NHTM ngay lập tức cần có những phản ứng thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Những phản ứng của NH được thể hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Đánh giá khả năng trả nợ: Đây là sự xác định nhanh khả năng
của khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề dẫn đến nợ xấu.
Khi khách hàng không thể trả được bất kỳ khoản nợ nào khi đến hạn, CBTD phải liên hệ với khách hàng để xác định lý do không thực hiện trả nợ, từ đó quyết định liệu khách hàng có thể hoàn trả nợ hay không và liệu khách hàng có sẵn sàng trả nợ hay không. Mục đích của bước này là để quyết định nhanh chóng liệu khách hàng có thích hợp và có đủ điều kiện để tái cơ cấu hay không. Từ đó xác định khoản nợ có thể cứu vãn hay không thể cứu vãn. Khoản nợ có thể hay không thể cứu vãn phải bị xuống hạng thích hợp cho tới khi các khoản nợđược xử lý bằng tái cơ cấu hoặc bằng việc hoàn thành chiến lược từ bỏ khách hàng.
+ Nếu khách hàng có thể và sẽ thực hiện hoàn trả nợ thì khoản vay đó được coi là khoản vay có thể cứu vãn, từ đó yêu cầu khách hàng có kế hoạch trả nợ cụ thể và xây dựng kế hoạch hành động của NH.
+ Nếu khách hàng không thể và sẽ không thể thực hiện hoàn trả nợ thì khoản vay đó được coi là khoản vay không thể cứu vãn và cần xác định chiến lược tốt nhất để từ bỏ khách hàng.
- Bước 2: Đánh giá khả năng tồn tại: Cán bộ tín dụng tiến hành phân tích chi tiết toàn bộ các nội dung liên quan đến khách hàng để khẳng định về các quyết định đã đưa ra ở bước 1.
- Bước 3: Biện pháp xử lý:
+ Biện pháp xử lý đối với các khoản nợ không thể cứu vãn khi khoản nợ không thể cứu vãn, về nguyên tắc không có nghĩa là NH từ bỏ khoản nợ mà NH thực hiện các quyền của chủ nợ nhằm thu hồi tối đa khoản nợ đã cho vay, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho ngân hàng. Bước đầu tiên cần là xác định vị thế của NH đối với tài sản đảm bảo, tài sản hiện có của khách hàng vay vốn và các chủ nợ khác của khách hàng và xem xét các tài sản đó có đủ để đảm bảo chi phí khởi kiện pháp lý không, các tài sản đó có đủ để trả nợ hay không, trách nhiệm của bên bảo lãnh đến đâu, pháp nhân hay cá nhân nào sẽ phải thừa kế trả nợ theo quy định của Pháp luật. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để thu hồi nợ.
+ Biện pháp xử lý được thực hiện trên cơ sở kế hoạch xử lý của NH đối với các khoản nợ có thể cứu vãn. Kế hoạch của NH được xây dựng trên cơ sở:
Báo cáo về tài chính hiện hành của khách hàng. Nguyên nhân của việc chưa trả được nợ.
Kế hoạch tái cơ cấu của khách hàng: giảm chi chí, bán tài sản, phương án sản xuất kinh doanh mới, … để khôi phục khả năng tồn tại, trong đó nêu rõ nguồn vốn nào đểđưa khách hàng/khoản nợ về trạng thái bình thường.
Mức độ hỗ trợ của NH đến đâu. Tài sản đảm bảo cần bổ sung ra sao.
Bản kế hoạch tái cơ cấu của NH cần được thống nhất giữa hai bên nhằm thu hồi tối đa khoản nợ cho NH.
- Bước 4: Phê duyệt của lãnh đạo Ngân hàng: Các công việc trên được
- Bước 5: Giám sát và kiểm soát: Cán bộ tín dụng luôn thực hiện việc giám sát và kiểm soát khách hàng vay vốn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mới, theo các nội dung đã được hai bên chấp thuận được nêu tại kế hoạch của NH.
- Bước 6: Thu nợ: Cán bộ tín dụng tiến hành thu nợ.
Xử lý nợ xấu là những hoạt động của NH được triển khai khi nợ xấu đã phát sinh nhằm giảm thiểu những tổn thất do nợ xấu gây ra. Công tác xử lý nợ xấu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Nhận diện nợ xấu: Công việc này được các NH thực hiện thông qua công tác phân loại nợ.
- Lập kế hoạch xử lý nợ xấu.
- Thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu thông qua các công cụ phổ biến như: + Đòi nợ;
+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: có hai phương thức:
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc NH cho vay chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay (bao gồm cả điều chỉnh số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn) trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ giúp khách hàng chủđộng hơn trong việc thu xếp nguồn trả nợ của mình đối với NH. Ví dụ thay vì trả nợ đều hàng tháng thì điều chỉnh cho khách hàng trả nợ theo quí, tháng đầu không có nguồn thu tháng thứ hai và ba nguồn thu dồi dào thì tháng cuối quí phải trả hết phần nợ đã cam kết trong quý. Hoặc năm đầu do tìm kiếm thị trường của sản phẩm, nguồn thu giảm, ấn đính số tiền thu nợ thấp, năm sau phát huy hiệu quả và công suất thiết kế, nguồn thu tăng, số tiền trả nợ cao hơn.
Gia hạn nợ vay: là việc NH cho vay chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước trong hợp đồng tín dụng và/hoặc giấy nhận nợ. NH cho vay chỉ giải quyết cho khách hàng gia hạn nợ với những nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn thu của khách hàng bị chậm như: thời tiết, khí hậu thay đổi làm cho mùa thu hoạch phải kéo dài; bên mua hàng gặp khó khăn chưa thanh toán đúng hạn…
+ Bán nợ; phong tỏa tài sản của người vay;
+ Xử lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của Pháp luật để thu nợ:
Xử lý theo thỏa thuận là (i) việc NH cho vay nhận tài sản bảo đảm và bên có TSBĐ cùng phối hợp, thỏa thuận, xác định giá bán tài sản và tổ chức bán tài sản; (ii) hoặc NH cho vay nhận TSBĐ và bên có TSBĐ thỏa thuận giao cho NH cho vay tự tổ chức bán tài sản hoặc bên có tài sản tự bán hoặc bán theo phương thức ủy quyền qua Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.
Xử lý theo cơ quan tài phán: Khi bản án hoặc quyết định của cơ quan Tài phán có hiệu lực pháp luật thì việc xử lý TSBĐ được thực hiện tại cơ quan thi hành án các cấp tùy theo địa danh hành chính của TSBĐ tọa lạc.
+ Gán nợ; xiết nợ;
+ Yêu cầu bồi thường từ những người có trách nhiệm liên đới;
+ Sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng và các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng khác.
- Kiểm tra, đánh giá công tác xử lý nợ xấu.
Nội dung của công tác xử lý nợ xấu và tài trợ rủi ro tín dụng trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng khác nhau ở những điểm chủ yếu sau:
- Tài trợ RRTD chỉ thực hiện đối với các khoản nợ đã được xác định là mất khả năng chi trả, tức xét về phương diện hạch toán là những khoản nợ đã được xuất ra ngoại bảng trong khi đó, xử lý nợ xấu bao gồm cả những khoản nợ của cả ba nhóm nợ: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Nói cách khác, đối tượng của xử lý nợ xấu bao gồm cả những khoản nợ chưa xác định là thiệt hại và vẫn còn theo dõi trong bảng cân đối kế toán.
- Tài trợ RRTD chỉ thực hiện bằng biện pháp bù đắp tổn thất về phương diện tài chính như xử lý từ dự phòng, bồi thường từ bảo hiểm, phát mãi tài sản thế chấp…. Trong khi đó, xử lý nợ xấu bao gồm cả các biện pháp tái cấu trúc các khoản nợ như: gia hạn nợ, giãn nợ, đảo nợ, …