Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng NN PTNT chi nhánh EATAM đắk lắk (Trang 88 - 93)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

a. Xây dng chiến lược kinh doanh thích hp

Trong điều kiện hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các loại hình tín dụng, tổ chức hợp lý và khoa học quy trình cho vay để nâng cao hiệu quả cho vay và thu nợ, đa dạng hoá các sản phẩm, các loại hình kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực sản phẩm kinh doanh dịch vụ khác. Coi trọng chất lượng hơn số lượng, lấy hiệu quả và an toàn là tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét sử dụng vốn; cần duy trì cơ cấu tín dụng:

- Cơ cấu dư nợ/Tài sản có ≤ 60%. - Nợ trung, dài hạn/Tổng dư nợ≤ 40%.

Trong công tác cho vay, đặc biệt là đối tượng với các dự án lớn các CBTD cần phải tuân thủ tiến hành các bước đã được quy định trong Sổ tay tín

dụng, đặc biệt chú ý công tác thẩm định dự án, giám sát khách hàng vay và thu nợ.

b. ng dng công ngh Ngân hàng hin đại trong qun lý và theo dõi tín dng

Việc quản lý, theo dõi, phân tích, đánh giá, phân loại các khoản nợ, các khách hàng rất cần đến ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Việc tin học hoá về quản lý, xử lý nợ giúp ngân hàng chuyển hoá phương thức theo dõi phân tán nợ xấu thành theo dõi tập trung tại NHNo&PTNT Việt Nam. Qua đó giúp cho Ban lãnh đạo NH kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu một cách thường xuyên để có những giải pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả.

Từ việc tích hợp hệ thống, chấm điểm, xếp hạng khách hàng, NHNo&PTNT Việt Nam tổng hợp, đánh giá và chỉ đạo kịp thời chi nhánh có biện pháp xử lý phù hợp để giải quyết dứt điểm các khoản nợ có dấu hiệu bất thường hoặc khó có khả năng thu hồi. Do đó, việc tăng cường trang bị kỹ thuật, công nghệ NH trong quản lý nợ xấu là yêu cầu thiết thực, quan trọng và lâu dài đối với các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.

c. Tăng cường s dng d phòng ri ro để x lý n xu theo các quy

định ca NHNN Vit Nam.

Dự phòng bù đắp rủi ro là cách tốt nhất, chủ động nhất tạo ra nguồn tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho các NHTM trong việc bù đắp thất thoát từ các khoản nợ không thể thu hồi, phát mại tài sản không đủ bù đắp vốn vay hoặc tài sản cốđịnh không xử lý được.

Thực tế trong những năm qua, việc giải quyết nợ xấu bằng giải pháp này chiếm tỷ trọng lớn trong các giải pháp xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Đồng thời việc sử dụng hiệu quả giải pháp này sẽ làm giảm những khoản nợ xấu phát sinh. Do vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần chú trọng hơn

nữa trong việc nâng cao hiệu quả của giải pháp này bằng việc thực hiện trích lập và sử dụng đúng, đủ và kịp thời DPRR. Sử dụng DPRR để bù đắp đối với các khoản nợ xấu cần thực hiện theo đúng quy định của NHNN Việt Nam và nên thực hiện theo thứ tự ưu tiên:

- Những khoản nợ không có khả năng thu hồi. - Những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp. - Những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn.

Với những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn thì hạn chế tối đa việc sử dụng dự phòng. Ngân hàng có thể định ra một khoảng thời gian tối đa để xử lý nợ bằng giải pháp thu nợ trực tiếp trước khi sử dụng dự phòng.

Để sử dụng DPRR bù đắp đối với các khoản nợ xấu một cách hợp lý, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Thực hiện phân loại khách hàng hiện có ngay khi khách hàng bắt đầu có quan hệ để có những chính sách định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng thương mại, định kỳ rà soát, phân loại tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế các khoản tín dụng xấu; Xác định các rủi ro tiềm ẩn để quản lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro. Thực hiện quản lý danh mục đầu tư và danh mục nợ xấu để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế nợ xấu của từng chi nhánh.

d. Hoàn thin và nâng cao năng lc cnh tranh

Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần thực hiện điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, huy động vốn, chú trọng vào nguồn vốn giá rẻ như: tiền gửi của tổ chức kinh tế, bảo hiểm,…. nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng dần chênh lệch lãi suất, đảm bảo trích đủ DPRR và tăng khả năng trích lập các quỹ từ lợi nhuận. Nâng cao chất lượng tài sản có, cơ cấu lại danh mục tài sản có sinh lời thông qua việc tăng cho vay ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng đầu tư tài chính,

cho vay uỷ thác, tăng thu từ dịch vụ NH để tăng thu nhập, khống chế tăng trưởng dư nợ ở mức hợp lý, đặc biệt giảm tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn phù hợp với cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn.

NHNo&PTNT Việt Nam cần xác định mức độ tăng trưởng tài sản có hợp lý từ 15%-18%, chú trọng vào nhóm khách hàng, lĩnh vực đầu tư ít rủi ro, địa bàn hoạt động tốt để có những biện pháp đẩy mạnh tín dụng hợp lý và nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời tiến hành kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, giảm thiểu số trích dự phòng rủi ro để tăng tối đa lợi nhuận, tăng nguồn bổ sung các quỹ từ lợi nhuận sau thuế. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng thu từ các hoạt động đầu tư vốn và các hoạt động kinh doanh ngoài tín dụng, tăng tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng thu. Hoàn thiện các sản phẩm hiện có và phát triển dịch vụ trên sản phẩm mới, sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến theo hệ thống hiện đại hoá mà NHNo&PTNT Việt Nam đang triển khai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những thực trạng trong công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh EaTam - Đăk Lăk, chương 3 đã nêu lên được định hướng xử lý nợ xấu trong thời gian tới của đơn vị. Trên cơ sở những định hướng đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể để tăng cường công tác xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chương 3 cũng trình bày một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam để tháo gỡ khó khăn, xử lý những khoản nợ xấu tồn đọng để xử lý tốt nợ xấu, khơi thông “cục máu đông của nền kinh tế”, từ đó đưa đơn vị nói riêng và nền kinh tế nói chung đi lên ngày càng phát triển.

KT LUN

Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của các NHTM là một trong

những trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM hiện nay. Vấn đề

giải quyết nợ xấu, làm lành mạnh tình hình tài chính của các NHTM cũng là một

nhân tố quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng bởi sự yếu kém

của hệ thống NHTM sẽ có tác động tiêu cực tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế

trong thời gian tới, nhất là khi nước ta đang trong lộ trình hội nhập quốc tế.

Kinh doanh Ngân hàng gắn liền với rủi ro, bởi vậy nợ xấu là một thực tế khách

quan trong hoạt động tín dụng của NHTM. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu

nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và đề xuất các giải pháp xử lý nợ xấu tại

NHNo&PTNT CN EaTam - Đăk Lăk, kết quả nghiên cứu đã đạt được một số vấn

đề cơ bản sau:

Một là: Luận văn đã làm rõ khái niệm nợ xấu. Trên cơ sở những lý luận đó có

những nhận thức mới về nợ xấu, phân loại nợ xấu;

Hai là: Phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng, nguyên nhân gây nên nợ

xấu của NHTM. Đúc kết kinh nghiệm của các NHTM trong công tác quản trị nợ

xấu;

Ba là: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá tình hình nợ xấu trong 3 năm

(2011-2013) của NHNo&PTNT CN EaTam - Đăk Lăk;

Bốn là: Luận văn nêu lên nội dung và nguyên nhân chủ yếu gây nên nợ xấu

của Ngân hàng, biện pháp xử lý nợ xấu, những tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý

nợ xấu của Ngân hàng;

Năm là: Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm xử lý nợ xấu tại chi nhánh

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, cung

cấp tài liệu, sự chỉ bảo tận tình của Thầy giáo hướng dẫn - PGS.TS Lâm Chí Dũng,

các anh, chị, em và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho

TÀI LIU THAM KHO

[1] Trương Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi

nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành

Tài chính - Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[2] Nguyễn Bá Diệp (2011), Một số giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh

Ngân hàng No Tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài

chính - Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng

[3] TS Trần Huy Hoàng (2004), Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng

của các NHTM Việt Nam, chuyên ngành phát triển kinh tế, Đại học

Đà Nẵng.

[4] Võ Lê Anh Huy (2012), Quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh

nghiệp tại NHTMCP VP Bank Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ

Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[5] Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011), Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp

theo mức độ rủi ro khách hàng - kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Ngân

hàng, (7), tr.60-67.

[6] Phạm Thị Nguyệt, Hà Mạnh Hùng (2011), Nguyên nhân và những biểu

hiện rủi ro tín dụng của NHTM, Tạp chí Ngân hàng, (9), tr.29-33.

[7] Ngô Hải Quỳnh (2010), Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân

hàng Hàng Hải chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh

doanh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[8] Nguyễn Thị Kim Sơn (2011), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với

các DN vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng NN PTNT chi nhánh EATAM đắk lắk (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)