7. Kết cấu của đề tài
3.2.2 Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh
a. Giải pháp về phân loại nợ và trích lập xử lý quỹ dự phòng rủi ro.
Theo quy định về tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 6.1 Điều 7, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100% Cơ chế trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro hiện nay của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam cho phép chi nhánh trích lập dự phòng theo phương pháp “định lượng” và “định tính”. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn chỉ thực hiện
việc trích lập dự phòng rủi ro tính dụng theo phương pháp “định lượng” đó là chỉ trích lập dự phòng đối với những khoản nợ từ nhóm 2 trở lên vẫn chưa kết hợp phương pháp trích lập dự phòng “định tính”. Để việc phân loại nợ và hạch toán nợ đúng bản chất chất lượng tín dụng và phản ánh đúng tình trạng tài chính của khách hàng vay vốn tác giả đề xuất phương án khi phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chi nhánh nên tham khảo thêm phương pháp đánh giá tực trạng tình hình của khách hàng vay vốn để đưa ra biện pháp trích lập dự phòng đúng với nguy cơ rủi ro để có thể bù đắp rủi ro khi khách hàng không trảđược nợ.
Việc phân loại các khoản cho trước hết phải dựa trên phân tích kết hợp hai yếu tố là khả năng trả nợ và tình hình tài chính của khách hàng được mô phỏng theo sơ đồ: Khả năng trả nợ Tình hình tài chính Rất tốt Tốt Trung bình Trung bình yếu Kém Rất tốt I Nợ tốt Nợ tốt Nợ cần chú ý Nợ dưới
tiêu chuẩn Nợ khó đòi
Tốt II Nợ tốt Nợ tốt Nợ cần chú ý Nợ khó đòi Nợ khó đòi Trung bình III Nợ cần chú ý Nợ cần chú ý Nợ dưới
tiêu chuẩn Nợ khó đòi Nợ mất vốn
Trung bình yếu IV
Nợ dưới
tiêu chuẩn Nợ khó đòi Nợ khó đòi Nợ mất vốn Nợ mất vốn Kém V Nợ khó đòi Nợ khó đòi Nợ mất vốn Nợ mất vốn Nợ mất vốn
Ngoài ra đểđánh giá phân loại nợ phù hợp, chi nhánh phải kết hợp đánh giá thêm một số tiêu thức sau của khách hàng: Năng lực tài sản máy móc và thiết bị phục vụ kinh doanh; năng lực quản lý của hội đồng quản trị, ban lãnh đạo; chất lượng hệ thống báo cáo, thông tin và kiểm soát nội bộ ; khả năng hiện tại và triển vọng sắp tới về thị trường đầu vào và đầu ra ; chính sách của Nhà nước về ngành nghề, sản phẩm kinh doanh của khách hàng....để từ đó ban lãnh đạo chi nhánh đưa ra quyết định chính xác hơn về khách hàng để ra quyết định trích lập dự phòng phù hợp.
b. Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng thông qua các cơ chế của Chính phủ
và của NHNo&PTNT Việt Nam.
Chi nhánh cần đẩy mạnh việc xử lý rủi ro tín dụng thông qua các cơ chế chính sách của Chính phủ và của NHNN cụ thể:
- Thực hiện việc xử lý rủi ro theo các chương trình chỉ định của Chính phủ như các chương trình cho vay chỉ định với lãi suất ưu đãi, cho vay các chương trình mục tiêu như: hỗ trợ doanh nghiệp thu mua lương thực, xử lý vốn tín dụng cho các nhà máy mía đường …
Các hình thức xử lý như xóa, miễn, khoanh, dãn nợ tùy theo mức độ rủi ro.
Chi nhánh cần tiếp tục đề nghị Chính phủ, bộ Tài chính, NHNN hướng dẫn cụ thể việc khoanh nợ, dãn nợ, xóa nợ và trích lập nguồn để xử lý rủi ro dứt điểm đối với các khoản vay trên. Trong cơ chế này cần cho phép Agribank CN EaTam - Đắk Lắk triển khai ngay tiếp theo một khoản vay mới trong khi người vay gặp rủi ro bất khả kháng vẫn còn nợ khoản vay cũ. Đồng thời chính sách xử lý tiếp theo đó là xóa nợ, giảm nợ, khoanh nợ cần được vận dụng như chính sách miền thuế. Cơ chế bù đắp của ngân sách Nhà nước cho nh cũng cần kịp thời để hạn chế những thiệt hại về tài chính cho chi nhánh.
c. Giải pháp về xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro:
- Thứ nhất: Xác định đúng thực trạng nợ xấu với các nguyên nhân phát sinh đểđề ra các giải pháp, cơ chế xử lý nợ hợp lý.
Hoạt động tín dụng của nh hiện nay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chất lượng tài sản có của các nh có thể xấu hơn số liệu trên báo cáo. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng của nh mới chỉ xác định theo tiêu chí định lượng thời gian quá hạn của khoản vay mà thiếu hẳn sự đánh giá kết hợp các yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ (vào các nhóm 1 - Tốt, 2 - Trung bình, 3 - Xấu, 4 - Yếu, 5 - Kém) không phản ánh đúng thực chất khoản nợ.
Để có thể xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu cần phải xác định đúng thực trạng về số liệu nợ xấu với các nguyên nhân phát sinh. Đó là phân loại nợ theo đúng thực chất khoản nợ, tức là việc phân loại nợ không chỉ thực hiện phân loại theo “định lượng” thời gian quá hạn của khoản nợ mà còn phải thực hiện kết hợp với phân loại nợ theo tiêu “định tính” trên cơ sở chủ động đánh giá về thực trạng tài chính và khả năng trả nợ bị suy giảm của các khách hàng để có các giải pháp phân loại nợ, trích lập dự phòng và cơ chế xử lý nợ kịp thời và hợp lý.
Để xác định đúng hiện trạng tài chính của khách hàng, NH phải có sự nắm bắt nhanh nhạy các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, khách hàng. Điều này đòi hỏi phải có môi trường pháp lý công khai minh bạch về thông tin, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai: Ngân hàng chuyển nợ thành vốn góp, tiếp nhận quản lý, khôi phục hoạt động doanh nghiệp để trực tiếp kinh doanh; Chứng khoán hoá khoản nợ, chuyển nhượng khoản nợ trên thị trường.
Đối với các khoản nợ và tài sản được pháp luật cho phép và bảo đảm, có thể lựa chọn các biện pháp như:
- Ngân hàng hoán đổi quyền đòi nợ thành vốn góp tại doanh nghiệp, tiếp nhận quản lý và khôi phục hoạt động doanh nghiệp để trực tiếp kinh doanh. Giải pháp này có thể được lựa chọn để áp dụng đối với những đơn vịđược cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp, ngân hàng phải nhận định được khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp phải có giải pháp hay phương án kinh doanh có thể thuyết phục. Nhìn chung, trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, các NHTM thường bị đặt ra ngoài. Vì vậy giải pháp được đề xuất là chuyển nợ vốn vay NHTM của doanh nghiệp thành vốn góp của NHTM tại doanh nghiệp cổ phần hóa. Theo đó, NHTM phải được tham gia với vai trò chính trong quá trình xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, tham gia trong ban chỉ đạo sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, thậm chí tham gia trong hội đồng quản trị công ty cổ phần đó, bởi vì vốn của NHTM chiếm tỷ trọng lớn hoặc tỷ trọng khá trong giá trị doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ căn cứ vào số nợ còn lại chuyển thành vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần.
Khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ NH, NH sẽ đóng vai trò chính trong quá trình cơ cấu lại nợ, lên phương án và triển khai phương án phục hồi sản xuất kinh doanh, bơm thêm vốn giám sát nguồn thu bán hàng hoặc giải pháp tối ưu khác cho cả doanh nghiệp và NH.
Thứ ba: Tái đầu tư (cho vay) để con nợ có thể hoạt động hiệu quả từ đó NH có điều kiện thu hồi nợ xấu.
Biện pháp này đã được áp dụng trong việc thu hồi nợ xấu của các doanh nghiệp sản xuất sắt thép trước đây: Căn cứ vào tình hình giá sắt thép trên thị trường tăng có chiều hướng tăng vào các năm 2009,2010, NH đã mạnh dạn
tiếp tục cho vay vốn lưu động để đơn vị sản xuất và bán ra trên thị trường (mặc dù lúc này doanh nghiệp đang có nợ xấu). Do đó nhà máy sản xuất sắt thép đã có nguồn thu để trả dần những khoản nợ xấu trước đây. Việc xác định có nên đầu tư cho vay thêm hay không để con nợ có khả năng trả nợ NH là rất khó và mạo hiểm đối với NH. Vì vậy NH phải căn cứ vào nhiều yếu tố và tình hình thị trường để quyết định vấn đề này.
Thứ tư : Agribank CN EaTam - Đắk Lắk cần phải xây dựng một cơ chế thưởng hấp dẫn trong việc thu hồi nợ tồn đọng, nợ xấu với tất cả các đối tượng bao gồm cán bộ nhân viên NH cũng như các cá nhân và tổ chức khác có tham gia. Để tối đa hoá khối lượng giá trị thu hồi, Agribank CN EaTam - Đắk Lắk cần xây dựng nguyên tắc thưởng theo phần trăm giá trị nợ thu hồi. Mặt khác, cần kiên quyết buộc các CBTD làm sai phải thu hồi được nợ, nếu không thu hồi được phải có phương án hoặc bù tiền cá nhân, trường hợp nặng thì sử dụng các biện pháp như kiện ra toà, sa thải.
d. Thực hiện phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu
Thời gian tới, đề nghị chi nhánh nhanh chóng thực hiện phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu. Phương án xử lý nợ xấu của Agribank CN EaTam - Đắk Lắk cần tập trung vào:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp từ con nợ. Để thực hiện
được việc này đòi hỏi chi nhánh cần rà soát lại toàn bộ các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để có được chính sách cho từng khách nợ trên cơ sở đó triển khai các biện pháp, kỹ thuật cơ cấu lại con nợ như: tái cơ cấu nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi,…cấn trừ bằng cổ phần tại doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ xấu với một tỷ lệ thích hợp.
Thứ hai, chủ động xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản Toà án tuyên giao cho Agribank CN EaTam -
Đắk Lắk (theo bản án) kể cả các tài sản là bất động sản bao gồm: đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của NH.
Ngân hàng cần xác định, định giá tài sản đảm bảo trên các phương diện: tính sở hữu, tính pháp lý và giá trị luân chuyển trên thị trường của từng khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp:
- Đối với các tài sản dễ luân chuyển, chuyển nhượng trên thị trường có đủđiều kiện về mặt pháp lý, NH cần xác định kế hoạch thu nợ ngay.
- Đối với các tài sản có đủ điều kiện về mặt pháp lý nhưng tính luân chuyển thấp, NH cần phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện thanh lý tài sản thu hồi vốn cho ngân hàng qua các hình thức: bán nợ cho VAMC; tự bán trên thị trường; bán qua các trung tâm dịch vụđấu giá.
- Đối với các tài sản Toà án tuyên giao cho Agribank CN EaTam - Đắk Lắk theo bản án, NH cần tổng hợp và chủ động phối hợp với cơ quan thi hành án các cấp để nhanh chóng thu hồi và nhận tài sản để xử lý.
Thứ ba, đối với các khoản nợ xấu không có tài sản đảm bảo, khách nợ
còn tồn tại và đang hoạt động, NH cần nhanh chóng xác định khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng thu nợ của NH đề ra các giải pháp xử lý thích hợp.
Thứ tư, đối với các con nợ làm ăn kém hiệu quả cần yêu cầu khách hàng sắp xếp lại doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại mà không hoạt động hiệu quả, Agribank CN EaTam - Đắk Lắk cần chủđộng khởi kiện ra Toà án đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Thứ năm, đối với các khoản nợ mà Chính phủ, NHNN Việt Nam cho phép đánh giá lại giá trị khoản nợ, Agribank CN EaTam - Đắk Lắk cần nhanh chóng phối hợp với các đơn vị liên quan đểđẩy nhanh quá trình đánh giá nợ.