7. Kết cấu của luận văn
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.1. Đặ đ ểm về đ ều ện tự n ên
a. Vị trí địa lý
Đắk Lắk là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới các huyện Ea súp, Ea H’Leo; phía Đông Bắc giáp các tỉnh Gia Lai, Phú Yên, trên ranh giới các huyện Krông Năng, Ea Kar; phía Đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa trên ranh giới các huyện M”Rắk, Krông Bông; phía Nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông trên ranh giới các huyện Krông Bông, Lắk; phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông trên ranh giới các huyện Krông Ana, Buôn Đôn và thành phố Buôn Ma Thuột; Phía Tây giám vƣơng quốc Campuchia trên ranh giới các huyện Buôn Đôn, Ea Súp với đƣờng biên giới dài 73 km.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh lỵ), thị xă Buôn Hồ và 13 huyện là Ea H'leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn, Cƣ M’Gar, Ea Kar, M’Đrăk, Krông Păk, Krông Bông, Krông Ana, Cƣ Kuin và huyện Lắk.
Đắk Lắk có nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy xuyên dọc tỉnh, nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đắk Lắk (phía Nam); quốc lộ 26 nối tỉnh với TP. Nha Trang (Khánh Hòa) và quốc lộ 27 đi TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) là hai trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc; có sân bay Buôn Ma Thuột đủ khả năng phục vụ các chuyến bay trong nƣớc; trong tƣơng
lai có tuyến đƣờng sắt Đắk Lắk - Phú Yên. Những mạng giao thông liên vùng đó là điều kiện cho Đắk Lắk mở rộng giao lƣu với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và cả nƣớc, tăng cƣờng khả năng liên kết, hợp tác giữa Đắk Lắk với các tỉnh về mở rộng thị trƣờng và hợp tác kinh tế.
b. Địa hình
Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nƣớc biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lƣợn sóng, độ dốc từ 3 – 8 0 , độ cao trung bình 450 - 500 m, diện tích khoảng 371 km2 , chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.
c. Khí hậu
Thời tiết khí hậu vừa đƣợc chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa (tháng 5 đến tháng 10), mùa khô ( tháng 10 đến tháng 4 năm sau).
Nhiệt độ trung bình hàng năm 23oC. Tổng nhiệt độ năm đạt 8.000- 9.500oC. Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày biên độ đạt 20oC; biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm không lớn; tháng giêng có nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,4oC, tháng 4 có nhiệt độ cao nhất 26,2o
C.
Lƣợng mƣa trung bình nhiều năm đạt 1.600-1.800mm. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ ẩm cao nhất: tháng 9 trung bình 90%, tháng có độ ẩm thấp nhất: tháng 3 trung bình 70%. Mùa mƣa gió Tây Nam thịnh hành thƣờng thổi nhẹ khoảng cấp 2-3. Mùa khô gió Đông Bắc thịnh hành thƣờng thổi mạnh cấp 3-4 có lúc gió mạnh lên cấp 6-7. Mùa khô
gió tốc độ lớn thƣờng gây khô hạn.
Tóm lại khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa chịu ảnh hƣởng của khí hậu vùng Cao nguyên nên phù hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên do chế độ thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa khô thiếu nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mƣa lƣợng mƣa lớn tập trung gây lũ lụt một số vùng. Lƣợng mƣa lớn cũng gây xói mòn và rửa trôi đất đai.
d. Tài nguyên khoáng sản
Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Các khoáng sản chủ yếu là:
- Caolin đƣợc dùng trong nguyên liệu gốm sứ có trữ lƣợng P là 36,9 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở M'Đrắk, Ea Kar.
- Fenspat có 2 mỏ với tổng trữ lƣợng 2,74 triệu tấn (mỏ Krông Hnăng ở M'Đrăk có trữ lƣợng 0,74 triệu tấn, mỏ Iak Bo của huyện Ea Kar có trữ lƣợng 2 triệu tấn), đƣợc khai thác và cung cấp cho các cơ sở sản xuất gốm sứ. - Cát, cuội sỏi xây dựng phân bố ở các thềm sông suối, các vùng trũng trong sông suối tại các huyện Krông Ana, Lắk, Krông Bông, Krông Pắk, EaH'leo, Buôn Ma Thuột.
- Đá khai thác phục vụ cho xây dựng có đá granit ở Ea H'leo, Krông Bông, trữ lƣợng ƣớc tính gần 1 tỷ m3 ; đá bazan...hiện đang đƣợc khai thác, tuy nhiên mức độ khai thác chƣa hợp lý và rất lãng phí.
- Than bùn với 20 khu vực chứa than bùn, phân bố rải rác trên toàn địa bàn tỉnh. Các mỏ than bùn điển hình nhƣ: Ea Pôk, Buôn Ja Wầm, Cuôr Đăng - Cƣ Mgar, Ea Ktur - Krông Ana... Ngoài các loại khoáng sản kể trên tỉnh còn có thể khai thác một số loại khoáng sản khác nhƣ quặng chì, kẽm, fluorit...
e. Tài nguyên rừng
triệu ha đất nông, lâm nghiệp, trong đó gần 620.000 ha có rừng, độ che phủ của rừng là 50%. Ở đây có vƣờn quốc gia Yôk Đôn rộng trên 115.500 ha, là khu vƣờn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 4 rừng đặc dụng là: vƣờn quốc gia Chƣ Yang Sin (huyện Krông Bông – Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar (huyện Lắk) và rừng lịch sử văn hóa môi trƣờng Hồ Lắk (huyện Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar), mỗi khu có diện tích từ 20-60 nghìn ha.
Đắk Lắk không chỉ có núi non trùng điệp với những thảm rừng đa sinh thái (rừng kín lá rộng, rừng thƣờng xanh quanh năm, rừng lá kim á nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá mƣa mùa nhiệt đới, rừng thƣa, rừng hỗn giao tre nứa, thảm cỏ tự nhiên...) với hơn 3.000 loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn là cao nguyên đất đỏ bazan phù hợp với việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày.
2.1.2. Tìn ìn n tế - xã ộ
a. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Quy mô kinh tế tỉnh Đắk Lắk năm 2016 ƣớc tính tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010-2016 đạt 12,41%; thu nhập bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) đạt 53,4 triệu đồng, gấp 1,85 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế (so sánh năm 2010) chuyển dịch tích cực; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,62%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,49%; dịch vụ chiếm 52,89%. Nhìn chung cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng dịch vụ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bảng 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế qua các năm (theo giá hiện hành)
ĐVT: %
Khu vực kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nông, lâm nghiệp và
thủy sản 12,8 12,44 11,6 10,49 9,31
Công nghiệp và xây
dựng 49,78 48,64 47,44 46,57 46,34
Dịch vụ 37,42 38,92 40,96 42,92 44,35
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)
Hình 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế qua các năm (theo giá hiện hành)
Bảng 2.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế qua các năm (giá so sánh 2010)
ĐVT: Tỉ đồng
Khu vực kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số 21.921 23.950 25.746 28.480 31.849
Nông, lâm nghiệp và
thủy sản 13.568 15.240 16.002 17.384 19.247
Công nghiệp và xây
dựng 6.103 6.495 7.577 8.944 10.402
Dịch vụ 2.250 2.215 2.167 2.152 2.200
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)
Kinh tế của tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tăng trƣởng và phát triển; cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch đúng hƣớng; kết cấu hạ tầng KT-XH đƣợc tập trung đầu tƣ; các hoạt động giáo dục - đào tạo, KH-CN, văn hóa - thể thao, y tế đƣợc quan tâm kịp thời và có kết quả tốt.
Kinh tế của tỉnh đã có sự tăng trƣởng rõ rệt trong giai đoạn 2011-2015. Tốc độ tăng sản phẩm địa phƣơng (GDP) bình quân đạt khoảng 12,4%; thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 28,8 triệu đồng năm 2011 lên 53,4 triệu đồng vào năm 2015.
Hình 2.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo ngành kinh tế qua các năm (giá so sánh 2010)
Nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có sự tăng trƣởng rõ rệt và tƣơng đối ổn định. Tổng sản phẩm trong năm 2015 đạt 31.849 tỉ đồng, tăng 11,83% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 10,72%; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng 16,50%; nhóm ngành dịch vụ tăng 2,20%
Hình 2.3. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn qua các năm (giá so sánh 2010)
Năm 2015 so với năm 2011, tỉ trọng GDP khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,62%, giảm 3,99%; Công nghiệp-Xây dựng chiếm 41,49%, giảm 3,37%; Dịch vụ chiếm 52,89%, tăng 7,36%.
Trong một thời gian ngắn, tỉnh Đắk Lắk đã huy động đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ mới, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi, thƣơng mại, du lịch, y tế, giáo dục, bƣu chính, viễn thông...
b. Cơ sở hạ tầng
*Giao thông
Đường bộ: Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 397,5km đƣờng quốc lộ, trong
đó:
Quốc lộ 14: 126 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông
Quốc lộ 26: 119 km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP Buôn Ma Thuột
Quốc lộ 27: 84 km, từ TP Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng Quốc lộ 14C: 68,5 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông.
- Đường hàng không: Hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma
Thuột đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh- Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng và ngƣợc lại bằng máy bay cỡ trung A320. Cụm cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đang tiếp tục đƣợc đầu tƣ xây dựng hệ thống sân bãi và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong tƣơng lai.
- Bến xe: Thành phố Buôn Ma Thuột có 2 bến xe: Bến xe liên tỉnh và
Bến xe phía Nam.
Xe buýt:Hiện nay có tuyến xe buýt dến tất cả các điểm thuộc thành phố
Buôn Ma Thuột và từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong tỉnhgóp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại và hạn chế
tai nạn giao thông.
*Bưu chính viễn thông: Toàn bộ hệ thống viễn thông đã đƣợc số hóa,
nhiều thiết bị hiện đại đã đƣợc đƣa vào sử dụng. Hệ thống điện thoại cố định đến trung tâm tất cả các xã trong tỉnh, tỷ lệ điện thoại cố định đạt 5,2 máy /100 dân.
Hiện tại tất cả các huyện trong tỉnh đã có sóng di động, với các nhà cung cấp dịch vụ: Mobifone, Vinaphone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile.
Dịch vụ internet ADSL hiện tại đã có ở hầu hết tất cả các huyện trong tỉnh, với 2 nhà cung cấp dịch vụ VDC và Viettel.
*Cấp thoát nước: Có hệ thống xử lý và cấp nƣớc tập trung, đủ cho sinh
hoạt của ngƣời dân tại thành phố Buôn Ma Thuột và các thị trấn Buôn Hồ (huyện Krông Buk), Buôn Trấp (huyện Krông Ana), Quảng Phú (huyện Cƣ M’gar)... Ngoài ra còn có các hệ thống cấp nƣớc khác phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp.
* Mạng lưới điện: Điện của tỉnh Đắk Lắk đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay, toàn bộ các xã đã có điện lƣới với tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới lên tới 84%.
*Hệ thống thủy điện: Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển
thủy điện. Trên địa bàn của tỉnh có các đầm hồ lớn nhƣ hồ Lắk (huyện Lắk), sông Sêrêpôk có trữ lƣợng thủy điện khoảng 2.636 triệu KW. Hiện tại có 23 công trình thuỷ điện nhỏ đã đƣợc đầu tƣ xây dựng với tổng công suất lắp máy 14.280KW đang hoạt động. Các công trình thủy điện lớn là Buôn Kuốp 280 MW và Buôn Tua Srah 86 MW đã đƣợc khởi công xây dựng, công trình Sêrêpôk III 220 MW và Sêrêpôk IV 70 MW đang chuẩn bị khởi công.
*Hệ thống thủy lợi: Đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 533 công
dâng và một số trạm bơm lƣới. Tổng dung tích trữ nƣớc từ các công trình thủy lợi khoảng gần 421 triệu m3
(chƣa kể hồ Easúp). Hàng năm đảm bảo cung cấp nƣớc
c. Dân số
Tính đến năm 2014, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.834.800 ngƣời, mật độ dân số đạt 135 ngƣời/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426.000 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 1.345.800 ngƣời. Dân số nam đạt 894.200 ngƣời, dân số nữ là 877.600 ngƣời. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 là 5,16 triệu đồng. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chung đạt 23,3%; đã qua đào tạo nghề là 13%. Hàng năm địa phƣơng đã tạo đƣợc việc làm mới cho khoảng 6.000 lao động.
Công tác đào tạo nghề, cơ sở vật chất của hệ thống các trƣờng dạy nghề, trung tâm dạy nghề, đƣợc quan tâm đầu tƣ, Ở tỉnh lỵ và các huyện, thị đều có trƣờng hoặc trung tâm dạy nghề. Hiện nay toàn tỉnh có 4 trƣờng dạy nghề, 15 trung tâm dạy nghề, 7 trung tâm khác có dạy nghề. Đặc biệt, trong chính sách khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ, tỉnh chủ trƣơng hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề từ 500 nghìn đến 800 nghìn đồng/lao động khi đƣợc nhà đầu tƣ đào tạo nghề tƣơng thích với dự án đầu tƣ.
Lực lƣợng lao động ở Đắk Lắk khá dồi dào, trong đó có tỷ lệ đã qua đào tạo đáng kể, con ngƣời Đắk Lắk tích cực, cần cù, sáng tạo, mức thu nhập chung của lao động còn thấp... đó là những lợi thế cho các dự án khi đầu tƣ vàoĐắk Lắk.
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐĂK LĂK TRONG THỜI GIAN QUA NGHIỆP TỈNH ĐĂK LĂK TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. T ự trạng xây ựng qu oạ , ế oạ t u út vốn đầu tƣ vào các KCN
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dự kiến có 5 Khu công nghiệp, gồm: Khu công nghiệp Hòa Phú (đã đƣợc Chính phủ thành lập năm 2007) và 4 Khu công nghiệp: Khu công nghiệp Hòa Phú 1 diện tích 150 ha; Khu công nghiệp Hòa Phú 2 diện tích 100 ha; Khu công nghiệp Ea H’leo diện tích 195 ha; Khu công nghiệp M’Đrắk diện tích 160 ha.
Và cho đến nay tỉnh Đắk Lắk mới thành lập 01 Khu công nghiệp là Khu công nghiệp Hòa Phú với diện tích 182 ha. Dự án này hiện đã đền bù 165,5 ha, san ủi mặt bằng 165,5 ha, về hạ tầng có một số tuyến đƣờng giao thông nội bộ, có nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung. Còn thiếu đƣờng tránh, tƣờng rào, một số đƣờng giao thông nội bộ, nhà máy xử lý nƣớc sạch, đƣờng điện …
Tính đến hết năm 2016 Khu công nghiệp Hoà Phú đã thu hút đƣợc 30 dự án. Riêng năm 2016, Khu công nghiệp này đã thu hút đƣợc 13 dự án với tổng vốn đầu tƣ trên 283 tỷ đồng. So với năm 2015 thì năm 2016, tình hình thu hút đầu tƣ tăng 6,5 lần so với năm 2015 (02 dự án). Tổng diện tích đất đã thỏa thuận cho các doanh nghiệp thuê là 91/126ha, tỷ lệ diện tích đất công nghiệp lấp đầy đạt khoảng 72,34%.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp năm 2014 ƣớc đạt 1.487 tỷ đồng, tăng hơn 1,7% so với năm 2013, doanh thu đạt trên 1.402 tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2013. Nộp ngân sách nhà nƣớc hơn 8,7 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt trên