MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh đắk lắk (Trang 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU

3.2.1. Hoàn t ện qu oạ và quản lý qu oạ p át tr ển á KCN

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch không chỉ là trách nhiệm của tỉnh, của huyện và của ngành mà còn là trách nhiệm của các xã, phƣờng, thị trấn và của toàn dân. Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quy

hoạch và quản lý quy hoạch phải theo hƣớng công khai, dân chủ, mở rộng đối tƣợng tham gia góp ý kiến và phản biện quy hoạch, tăng cƣờng chỉ đạo quản lý thực hiện đúng quy hoạch.

Xây dựng chi tiết các ngành, lĩnh vực, nhất là các vùng kinh tế, KCN và đô thị mới theo hƣớng mở để có thể bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển.

Rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phƣơng để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với phát triển của Trung ƣơng và của tỉnh. Trên cơ sở các đề án Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến 2020, đề án xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành trung tâm kinh tế, văn hóa của Tây Nguyên và đề án xây dựng Thị xã Buôn Hồ khẩn trƣơng rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa giới hành chính, không gian đô thị... một cách đồng bộ và phù hợp, không để lạc hậu, chồng chéo trong quá trình phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ gắn với bảo đảm bền vững môi trƣờng sinh thái.

- Để phát triển KCN có hiệu quả, việc phát triển KCN phải đồng bộ và gắn bó chặt chẽ với xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật chung của địa phƣơng nhƣ hệ thống giao thông, bƣu chính viễn thông, nhà máy nƣớc sạch, điện, giải quyết các vấn đề môi trƣờng, khu dân cƣ, các công trình phúc lợi công cộng, các vấn đề xã hội khác... mà những công trình đó là tạo tiền đề phát triển vùng và hình thành các đô thị công nghiệp. Việc phát triển KCN cần đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng trên cơ sở đánh giá khả năng phát triển hạ tầng nói chung và khả năng thu hút đầu tƣ. Quy hoạch phát triển KCN và kết cấu hạ tầng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 519/TTg ngày 06/08/1996 nêu ra những nguyên tắc hình thành các KCN tập trung trên các địa bàn lãnh thổ theo từng giai đoạn. Phân bố và hình thành các KCN phải đạt hiệu quả cao và bền vững xét trên cả phƣơng diện kinh tế, xã

hội, tự nhiên và môi trƣờng. Nhìn chung, phần lớn những nguyên tắc nêu ra còn nguyên giá trị, chỉ cần bổ sung một số thay đổi nhỏ cho phù hợp với tình hình mới:

+ Sử dụng đất hợp lý, có dự trữ đất để phát triển ở những nơi có điều kiện

+ Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có đất để mở rộng. Quy mô KCN và quy mô xí nghiệp công nghiệp phải phù hợp với đặc điểm công nghệ chính gắn với điều kiện kết cấu hạ tầng.

+ Có khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động với chi phí tiền lƣơng thích hợp.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các KCN với quy hoạch đô thị và phân bố dân cƣ.

+ Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nƣớc hoặc nhập khẩu tƣơng đối thuận tiện, có cự ly vận tải thích hợp cả nguyên liệu và sản phẩm.

Đắk Lắk nằm trong vùng Tây Nguyên có đặc điểm là có tài nguyên đất, khoán sản, lâm sản và vật liệu xây dựng và đặc biệt là đất đai cho phát triển công nghiệp... Hệ thống hạ tầng tƣơng đối thuận lợi với hệ thống sân bay, đƣờng Hồ Chí Minh. Phƣơng hƣớng hoàn thiện và phát triển KCN của Đắk Lắk và Tây Nguyên là phát huy lợi thế cây trồng, khai thác có hiệu quả các tuyến đƣờng trục Bắc-Nam, các tuyến đƣờng ngang, các tuyến đƣờng xuyên á. Hình thành các KCN - thƣơng mại tổng hợp để thu hút các ngành công nghiệp lọc, hoá dầu, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến và chế tạo khác. Phát triển một số KCN cần thiết để kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng.

- Quy hoạch phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ và các địa phƣơng cũng phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KCN trên phạm vi cả nƣớc để xây dựng các phƣơng án phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và phát triển KT-XH

nói chung trên địa bàn cho phù hợp, hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lắp.v.v không hiệu quả. Ngƣợc lại, Phát triển KCN cần tính đến lợi thế so sánh của từng vùng và yêu cầu phát triển của khu vực, tạo nên thế mạnh, gắn với nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Quy hoạch phát triển KCN phải gắn chặt chẽ với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Các vấn đề nhƣ quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành, nghề đầu tƣ vào KCN, xử lý chất thải, hạ tầng xã hội... là những vấn đề rất quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của KCN, thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài.

Trong thời gian tới, ngoài KCN Hòa Phú cần phát triển thêm một số KCN nhằm thu hút các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh của tỉnh, chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu, nhƣ chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da-giầy, điện tử-tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng; thu hút đầu tƣ vào công nghiệp nặng nhƣ cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng... với bƣớc đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ, thị trƣờng, phát huy đƣợc hiệu quả; tạo điều kiện để phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Trong thời gian tới sớm hình thành một số KCN vừa và nhỏ để phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Có chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế vào các KCN.

- Công khai hoá quy hoạch phát triển KCN. Quy hoạch phát triển KCN sau khi đƣợc duyệt phải đƣợc công bố rộng rãi để các cấp chính quyền và nhân dân thực hiện, để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Công khai hoá quy hoạch phát triển KCN sẽ gặp phải một số trở ngại sau:

+ Tính pháp lý của quy hoạch, Nhà nƣớc phải chịu trách nhiệm trong các thời hạn nhất định, sự thay đổi quy hoạch có bồi thƣờng thiệt hại.

bản quy phạm pháp luật về Quản lý quy hoạch để việc công khai hoá quy hoạch phát triển KCN đƣợc thực hiện đƣợc tốt

+ Tính nhạy cảm của dân chúng ngoài hàng rào KCN sẽ có xu hƣớng tràn về và vào đất quy hoạch để hy vọng đƣợc bồi thƣờng trong tƣơng lai.

- Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. Quy hoạch KCN đƣợc lập trên cơ sở những điều kiện khả thi về xây dựng hạ tầng, khả năng thu hút đầu tƣ, xu hƣớng phát triển các đô thị công nghiệp. Hiện nay, theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, bộ KH&ĐT đang phối hợp cùng với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng xây dựng Quy hoạch phát triển KCN của cả nƣớc giai đoạn 2020 và 2030 để trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định. Thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá các KCN đã đƣợc thành lập. Căn cứ tình hình triển khai thực tế của các KCN đã đƣợc thành lập, UBND tỉnh chủ động đề xuất phƣơng án xử lý đối với các KCN theo các hƣớng sau:

+ Đối với các KCN gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết các vƣớng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu KCN không triển khai đƣợc do chủ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng KCN thiếu năng lực hoặc có những khó khăn khác thì kiến nghị với Thủ tƣớng Chính phủ thay đổi chủ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Trƣờng hợp KCN không có triển vọng phát triển, cần kiên quyết xem xét rút giấy phép đầu tƣ, quyết định phê duyệt dự án hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.

+ Trƣờng hợp KCN triển khai thuận lợi (thu hút đầu tƣ tốt, triển khai xây dựng hạ tầng theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét việc mở rộng KCN.

3.2.2. Hoàn t ện và nâng o ất lƣợng ết ấu ạ tầng á KCN

ƣu tiên đầu tƣ kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh đồng bộ, chú ý gắn quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế với xây dựng các khu dân cƣ để tạo thế chủ động liên kết trong việc cung ứng nhân lực, dịch vụ và những tiện ích khác cho các khu công nghiệp, khu kinh tế. Tránh tình trạng khi các khu công nghiệp, khu kinh tế phát triển thì thƣờng tự phát xuất hiện các khu dân cƣ tuỳ tiện quanh các khu vực đó làm phá vỡ cảnh quan và quy hoạch, có nhƣ vậy mới tạo ra đƣợc các tổ hợp công nghiệp - đô thị hiện đại, hợp lý và phát triển bền vững.

Lý luận cũng nhƣ thực tiễn cho thấy rằng kết cấu hạ tầng mà trƣớc hết giao thông là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay ở Đắk Lắk kết cấu hạ tầng của tỉnh nói chung của các khu công nghiệp, khu kinh tế nói riêng đang thiếu và yếu kém. Hơn nữa, trong những năm qua do điều kiện ngân sách khó khăn nên địa phƣơng chỉ mới tập trung đầu tƣ cho hạ tầng trong nội bộ các khu công nghiệp, khu kinh tế. Việc mở rộng và xây dựng kết cấu hạ tầng nối liền các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh với các trung tâm kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc còn hạn chế, điều đó ảnh hƣởng không nhỏ đến thu hút đầu tƣ của địa phƣơng.

Thứ nữa, cần tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ của Trung ƣơng để đẩy nhanh tiến độ hoàn chỉnh hệ thống giao thông nối liền các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh với các trung tâm kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc .

Tập trung xây dựng hạ tầng hai khu công nghiệp Hòa Phú và khu công nghiệp Phú Xuân mà trƣớc hết là khu công nghiệp Hòa Phú. Tranh thủ nguồn vốn đầu tƣ phát triển khu công nghiệp của Chính phủ để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung theo hƣớng các dự án phải xử lý cục bộ trƣớc khi thải vào hệ thống xử lý chung của khu công nghiệp. Hình thành khu đô thị liên kết với khu công nghiệp nhƣng phải phân định rõ ràng ranh giới giữa hai khu vực. Mặc dù ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn

nhƣng xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp này hiện đại là yêu cầu phải hƣớng đến vì đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra diện mạo liên hoàn của tổ hợp công nghiệp - đô thị làm cơ sở cho thu hút đầu tƣ.

Việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ngoài khu công nghiệp cũng là một yêu cầu cấp thiết. Vấn đề nhà ở cho công nhân cần phải đƣợc giải quyết theo hƣớng hoặc là đầu tƣ xây dựng chung cƣ cho thuê hoặc giải quyết cho các dự án thuê đất để các doanh nghiệp tự đầu tƣ xây dựng nhà ở. Ngoài ra các loại hình dịch vụ khác cần phải đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ nâng cấp bệnh viện và trƣờng học, quy hoạch và xây dựng các công viên, các khu vui chơi giải trí, thể thao, chợ, siêu thị …và các dịch vụ đồng bộ khác để phục vụ cho quá trình phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế. Cần có chính sách ƣu đãi, hỗ trợ về tín dụng, thuế, đất đai, các thủ tục hành chính khác để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các loại hình dịch vụ này.

Đầu tƣ xây dựng các tuyến giao thông vành đai nối liền các khu công nghiệp, khu kinh tế. Ngoài tuyến đƣờng Đƣờng Hồ Chí Minh, đoạn tránh thị xã Buôn Hồ, đoạn tránh thành phố Buôn Ma Thuột, đoạn từ đƣờng Đinh Tiên Hoàng nối với đƣờng Lê Duẩn đến cầu Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột; cải tạo nâng cấp Quốc lộ14C (giai đoạn 2); cải tạo nâng cấp Quốc lộ 29; cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1, 3, 7, 9, 12, 13, 13B, 15; Cầu vƣợt sông Krông Ana và đƣờng hai đầu cầu, nối tỉnh lộ 2 với tỉnh lộ 7; các dự án đƣờng vào các điểm, khu du lịch…Tiếp tục mở mới, nối dài các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; công nhận quốc lộ, tỉnh lộ mới; công nhận một số tuyến đƣờng thuỷ nội địa có thể khai thác đƣợc và triển khai đầu tƣ một số bến cát, bến đò ngang sông, bến du lịch vùng hồ … theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt ,tạo ra mạng lƣới giao thông đồng bộ, thuận lợi để thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế.

3.2.3. Hoàn t ện á ín sá uyến í , ỗ trợ đầu tƣ

a. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính

Đắk Lắk là một tỉnh quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế muộn nên có đƣợc lợi thế là có điều kiện đúc rút kinh nghiệm của các địa phƣơng khác trong việc xây dựng môi trƣờng thu hút đầu tƣ.

Tiếp tục đẩy mạnh cải tiến thủ tục hành chính, nhất là những thủ tục thuộc thẩm quyền của tỉnh. Theo đó cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế "một cửa,

tại chổ", sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ là cơ quan đầu mối trong việc hƣớng dẫn,

giúp đỡ các thủ tục có liên quan đến hoạt động đầu tƣ, sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng là đầu mối giải quyết về thủ tục đất đai và tài nguyên khoáng sản. Thiết lập quy trình giao đất đúng luật nhƣng đơn giản, tránh trùng lặp, rút ngắn thời gian nhất là công đoạn đo đạc, lập bản đồ địa chính, thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất nhanh chóng và kịp thời cho từng dự án. Chỉ đạo thực hiện nhanh chóng việc đền bù, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện của các dự án đã cấp phép. Hoãn hoặc miễn tiền thuê đất đối với những dự án xin dừng, hoặc dãn tiến độ triển khai.

UBND tỉnh cần sớm ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Quản Lý các khu công nghiệp với các cơ quan chức năng của tỉnh trong công tác vận động thu hút đầu tƣ, thẩm định, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tƣ và triển khai các dự án sau cấp phép; ban hành các văn bản pháp quy khác nhƣ điều lệ quản lý khu công nghiệp, điều lệ xây dựng theo quy hoạch trong các khu công nghiệp tạo ra môi trƣờng pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh để thực hiện tốt cơ chế "một cửa, tại chổ" theo chủ trƣơng của Chính phủ.

b. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tƣ ở Đắk Lắk hiện nay là một yêu cầu vừa mang

tính cấp bách vừa có ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài. Trong những năm qua, Đắk Lắk đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ trong công tác đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Tuy nhiên chiến lƣợc đào tạo nghề chƣa theo kịp với yêu cầu ngày càng cao về trình độ chuyên môn của các đối tác đầu tƣ, tác phong của ngƣời lao động chƣa thích ứng với môi trƣờng sản xuất kinh doanh, quản lý hiện đại, năng lực chƣa phù hợp với công nghệ của các dự án đầu tƣ. Nói cách khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh đắk lắk (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)