Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 84 - 96)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Các giải pháp khác

a. Thực hiện các chương trình mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên

Chương trình thanh niên lập thân, lập nghiệp: đây là chương trình hỗ

trợ thanh niên tự tạo việc làm, nhất là ở khu vực nông thôn, bao gồm: - Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế hộ gia đình;

- Hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trang trại.

thành một kênh riêng cho thanh niên để tập trung vào đối tượng thanh niên nghèo, nhất là nhóm hộ gia đình trẻ, mới tách hộ ở nông thôn, không có ruộng đất và huy động lực lượng thanh niên tham gia xoá đói, giảm nghèo ở các thôn, xã khó khăn.

Chương trình thanh niên tham gia xuất khẩu lao động: Trong thời

gian tới thanh niên cần được tham gia vào chương trình xuất khẩu chuyên gia, vì xuất khẩu lao động hiện nay chủ yếu là ở lứa tuổi thanh niên. Mục tiêu hướng tới là: tăng số lượng và nâng tỷ lệ lao động thanh niên có nghề đi xuất khẩu lao động; tăng thu ngoại tệ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho thanh niên huyện.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay hỗ trợ thanh niên tạo việc làm

Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và giải quyết việc làm nói riêng. Sự gia tăng về vốn làm gia tăng năng lực sản xuất trong nước, thúc đẩy gia tăng sản lượng và năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như đất đai, lao động... Đăk Mil, huy động vốn từ các nguồn:

- Nguồn vốn Trung ương: Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục - Đào tạo thuộc dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề”.

- Ngân sách địa phương: Từ ngân sách của huyện, tỉnh đầu tư nâng cấp, xây dựng trường, trung tâm dạy nghề công lập phù hợp với quy mô từng cơ sở dạy nghề.

- Các nguồn khác: Tranh thủ các nguồn đào tạo trong nước và quốc tế để đầu tư cho dạy nghề; huy động doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cá nhân đầu tư cho hoạt động dạy nghề theo hướng xã hội hoá; huy động sự đóng góp của người học nghề.

Các nguồn vốn trên hoạt động mang tính hỗ trợ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm. Do nội dung hoạt động của nguồn vốn có tính chất xã hội gắn liền với kinh tế nên cơ chế hoạt động cần linh hoạt, năng động. Để đảm bảo cho nguồn vốn này vận hành thông suốt, nhịp nhàng, từ khâu phân bổ kế hoạch, xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt, giải ngân đến giám sát thu hồi vốn phải có sự tham gia phối hợp của các cơ quan đơn vị trong bộ máy Nhà nước, một số tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, đó là các các đầu mối được uỷ quyền quản lý và sử dụng vốn. Các cơ quan chức năng trong những năm qua đã hoạt động rất tích cực, là một trong những lý do đạt được kết quả cao trong sử dụng vốn. Tuy nhiên trong quá trình quản lý và điều hành của nguồn vốn này vẫn còn có những tồn tại nhất định, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Để khắc phục những hạn chế này và nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng trên thì cần hoàn thiện theo hướng sau:

- Nâng cao chất lượng xây dựng dự án, để các dự án đảm bảo tính khoa học và tính khả thi. Dự án mẫu cần được sửa đổi theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, dễ hiểu nhưng vẫn đầy đủ các yếu tố pháp lý.

- Đơn giản hoá thủ tục thẩm định dự án, trình tự xét duyệt theo hướng phân cấp xuống các cơ quan cấp huyện trên cơ sở nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, điều hành của cán bộ thực hiện.

- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, giảm thời gian phát vốn vay từ khi có quyết định phê duyệt đến lúc giải ngân vốn cho người vay.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát vốn vay sau khi giải ngân đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng vốn đúng nội dung, tránh việc thất thoát vốn, rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.

- Tăng cường công tác thu hồi vốn đến hạn, giảm nợ quá hạn trong dư nợ.

- Kế hoạch hoá việc xây dựng dự án phù hợp với nguồn vốn được phân bổ và tiến độ thu hồi vốn.

- Tạo việc làm cho lao động thanh niên qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

Ngày 26/2/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 259/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010- 2015”. Theo đó lao động thanh niên sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với múc tối đa 3 triệu/người/khóa và được vay vốn để tự tạo việc làm nhằm tăng tỷ lệ lao động thanh niên được đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói giảm. Để triển khai thực hiện có hiệu quả đề án, Hội Liên hiệp thanh niên Đăk Mil sẽ phải xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, chủ động phối hợp với các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp và phát triển nông thôn....

Phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động thanh niên vào sản xuất; phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên ở mức thấp nhất; phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp, đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như dệt thổ cẩm, đồ lưu niệm… để tận dụng nguồn lao động thanh niên dư thừa.

Huyện cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo lao động thanh niên có trình độ cao, trình độ lành nghề ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút lao động thanh niên mạnh. Tập trung xử lý lao động thanh niên dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển đổi ngành nghề cho họ. Khắc phục tình trạng "đóng băng” trong đổi mới cơ cấu

lao động làm ảnh hưởng tới sự phát triển đa dạng và chiều sâu của nền kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện chế độ hợp đồng lao động để lao động khu vực này có điều kiện tham gia vào thị trường lao động trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả của lao động.

Tạo cơ chế cho vay thông thoáng, ưu tiên cho các dự án lớn có sử dụng nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm mới hoặc ưu tiên cho các mô hình tổ hợp tác liên kết sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, có giá trị kinh tế cao.

- Tạo việc làm thông qua đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giới thiệu việc làm của huyện Đăk Mil

Xác định công tác tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn và giới thiệu việc làm cho lao động thanh niên là một việc làm quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương, thời gian qua Đăk Mil đã nỗ lực bằng nhiều giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên qua đề án đào tạo nghề:

Xây dựng và triển khai dự án về đào tạo nghề cho lao động thanh niên đối với những người thuộc diện thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị: Đây là một giải pháp có tính cấp bách, cần được triển khai thống nhất từ Trung ương đến địa phương để tránh tình trạng người dân sau khi nhận tiền đền bù ruộng đất phải lâm vào tình trạng thất nghiệp và không có thu nhập; từ đó phát sinh nhiều hệ lụy về mặt xã hội. Mấu chốt là từ khâu quy hoạch, cấp phép đầu tư cho đến xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài “hàng rào” các khu công nghiệp, khu đô thị mới,... phải có kinh phí cho việc đào tạo nghề đối với người dân bị thu hồi đất.

Tiếp tục ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thanh niên theo các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư: Đây là các hình thức

đào tạo đã khá ổn định, cần tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, rất cần thu hút những người tham gia đào tạo vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Bởi chỉ bảo đảm được “đầu ra” người học mới thực hành nghề được đào tạo. Và nhờ đó những người làm công ăn lương ở nông thôn có thể phát triển được kinh tế gia đình, giảm cường độ và mức độ làm thuê.

Hỗ trợ đào tạo nghề theo chiến lược xuất khẩu, kể cả hỗ trợ đào tạo nghề để tham gia xuất khẩu lao động: Nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung đã và sẽ tiếp tục hướng về xuất khẩu. Do đó, đào tạo nghề theo chiến lược xuất khẩu là một phương hướng thực hành nghề rất quan trọng.

Ưu tiên hỗ trợ cho vay vốn cho lao động thanh niên để học nghề, nhất là đối với các lao động nghèo: Chi phí cho việc học nghề, hoặc chuyển đổi nghề là một vấn đề lớn đối với người dân nghèo. Vì vậy, cần có chính sách giảm chi phí học nghề, ví dụ bằng cách hỗ trợ cho vay vốn để đào tạo nghề cho hộ nông dân nghèo. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi đối với lao động thanh niên để lao động thanh niên sau khi đi học nghề có thể có việc làm phù hợp ở địa phương, hoặc việc làm tại các doanh nghiệp được xây dựng trên đồng ruộng trước đây của họ để từ đó họ có cơ hội tự tìm được việc làm cho mình.

b. Mở rộng xã hội hoá, nâng cao vai trò của chính quyền và tổ chức đoàn thanh niên các cấp trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên

Xã hội hoá không chỉ là chủ trương mà còn là giải pháp quan trọng để huy động mọi nguồn lực của xã hội vào giải quyết việc làm là vấn đề vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp thiết hiện nay của huyện Đăk Mil, đặc biệt là đối với thanh niên. Xã hội hoá trong GQVL cho thanh niên thực chất là quá trình mở rộng sự tham gia của các chủ thể, các đối tác xã hội với các hình thức, phương thức đa dạng, linh hoạt nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, xã

hội cùng Nhà nước tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, cho thanh niên. Đó cũng là quá trình xác định rõ vai trò của các đối tác tham gia; sự phân công, phân cấp và phối hợp trong quá trình thực hiện. Các hướng cơ bản xã hội hoá giải quyết việc làm cho thanh niên cần phải tập trung thực hiện là:

- Nâng cao nhận thức, làm cho thanh niên có hiểu biết cần thiết về nghề nghiệp trong kinh tế thị trường để tự thay đổi nhận thức về thang giá trị xã hội và điều chỉnh hành vi trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của mình.

-Đổi mới một cách căn bản hệ thống định hướng nghề nghiệp cho thanh

niên theo hướng mở và động, bao gồm trong nhà trường, cơ sở đào tạo và

ngoài xã hội, đa dạng hoá các hình thức và phương thức dịch vụ, kể cả khu vực công và khu vực tư nhân về lĩnh vực này; hình thành mạng lưới và áp dụng từng bước công nghệ thông tin, viễn thông vào hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.

- Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên phải trở thành nội dung hoạt động chủ yếu và thường xuyên trong thanh niên thông qua các chương trình nghị sự; các hình thức câu lạc bộ; lồng ghép với các chương trình hành động khác đặc thù của thanh niên… phải trở thành phong trào sôi động trong thanh niên, nhất là thanh niên học sinh, sinh viên.

- Thanh niên phải tự tạo việc làm cho mình, tự lập thân, lập nghiệp trên cơ sở giải phóng sức lao động trẻ, nâng cao năng lực nghề nghiệp (thể lực, trí lực, tâm lực) và tính năng động xã hội của thanh niên, nhất là trong kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa…

- Đào tạo nguồn nhân lực thanh niên, nhất là nguồn nhân lực trẻ về khoa học, công nghệ và kỹ thuật thực hành trình độ cao là khâu then chốt, đột phá và là chìa khoá để thanh niên tự lập thân, lập nghiệp và tham gia KT-XH, làm giàu cho bản thân và góp phần vào tăng trưởng kinh tế của huyện.

động thông qua chương trình nghị sự của thanh niên về việc làm trên cơ sở mở rộng sự tham gia của thanh niên vào chương trình việc làm, xoá đói giảm nghèo, đào tạo lao động kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hướng nghiệp,…

c. Tăng cường vai trò của chính quyền huyện Đăk Mil

Rà soát, đề xuất bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung những quy định không còn phù hợp; xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động, trong đó ưu tiên đối tượng lao động thanh niên. Cụ thể tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- UBND huyện tiếp tục đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách sau: Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách đối với thanh niên tham gia học nghề; Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề; Chính sách đối với doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; Chính sách giải quyết việc làm đối với người sau học nghề, chính sách hỗ trợ thanh niên học nghề, đặc biệt là thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, các xã khó khăn.

- Đổi mới cơ chế kế hoạch và tài chính đào tạo nghề từ ngân sách huyện theo hướng tập trung vào cơ sở trọng điểm, ngành nghề trọng điểm cho thanh niên. Hình thành quỹ đào tạo nghề và giải quyết việc làm của huyện để huy động các nguồn tài chính hỗ trợ cho người học nghề, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, ưu tiên giải quyết việc làm cho thanh niên sau học nghề. Nhằm khắc phục tình trạng đào tạo nghề chưa gắn liền với nhu cầu của xã hội.

- Đổi mới cách làm, bổ sung cơ chế chính sách đối với đề án “có việc làm” của huyện theo hướng xây dựng chiến lược việc làm cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế; xây dựng các chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển thị trường lao động cho từng thời kỳ phát triển của huyện. Đầu tư hệ thống thông tin lao động. Xây dựng và thiết lập hệ thống thông tin

lao động thông suốt từ cơ sở. Là đầu mối kết nối thông tin thị trường lao động với hệ thống thông tin việc làm tỉnh, quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động chợ việc làm. Nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách, cơ chế gắn bó giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong liên kết thực hành và sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 84 - 96)