Đào tạo nghề cho thanh niên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 40 - 41)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3.Đào tạo nghề cho thanh niên

- Đào tạo nghề hiện nay thuật ngữ “dạy nghề” hoặc “đào tạo nghề”

được dùng rất phổ biến, đã có truyền thống, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế đất nước, xã hội đòi hỏi cần phải nhấn mạnh vai trò to lớn của ĐTN, trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp LĐ sản xuất có tay nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Hơn nữa, cụm từ “đào tạo nghề” thực chất là viết gọn của cụm từ “giáo dục kỹ thuật và dạy nghề" đã được sử dụng ở nền giáo dục nước nhà từ lâu đời và rất quen thuộc với nhà giáo trong hệ thống giáo dục.

- ĐTN cho người LĐ là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người LĐ để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm ĐTN mới, ĐTN bổ sung, đào tạo lại nghề, cụ thể như sau: ĐTN mới và đào tạo lại nghề.

Với thanh niên thì cần thiết:

- Tập trung trong việc đào tạo, hướng nghiệp cho thanh niên, đặc biệt là đối với những thanh niên có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở; tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội rộng rãi cho sự lựa chọn các ngành, nghề đào tạo 2-3 năm hoặc những khoá ngắn hạn....để nâng cao trình độ cho thanh niên.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tổ chức sản xuất kinh doanh cho thanh niên.

- Tập trung dạy nghề cho thanh niên là bộ đội xuất ngũ. Khuyến khích đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như có chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp đã tạo điều kiện để người lao động được nâng cao trình độ tay nghề.

- Chú trọng giáo dục ý thức kỷ luật, kỹ năng lao động, tay nghề cho thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; đồng thời có biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ.

- Bảo đảm cơ cấu hợp lý trong đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Có chính sách khen thưởng, sử dụng và đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng trẻ ở khu vực huyện Đăk Mil.

Các tiêu chí

- Số lượng thanh niên qua đào tạo nghề có việc làm - Tỷ lệ tăng việc làm sau khi đào tạo nghề

- Cơ cấu việc làm và ngành nghề được kết nối - Số lượng cơ sở được kết nối

Tỷ lệ cơ sở kết nối thu nhận lao động/ tổng cơ sở kết nối

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 40 - 41)