Hoàn thiện và đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề cho thanh niên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 79 - 82)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện và đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề cho thanh niên

niên huyện Đăk Mil

Rà soát, đề xuất bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung những quy định không còn phù hợp; xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động, trong đó ưu tiên đối tượng lao động thanh niên. Cụ thể tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Uỷ ban nhân dân huyện tiếp tục đề nghị sửa đổi, bổ sung và đề xuất ban hành các chính sách sau: Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách đối với thanh niên tham gia học nghề;…

- Đổi mới cơ chế kế hoạch và tài chính đào tạo nghề từ ngân sách huyện, tỉnh theo hướng tập trung vào cơ sở trọng điểm, ngành nghề trọng

điểm cho thanh niên.

- Đổi mới cách làm đối với đề án “có việc làm” của huyện theo hướng xây dựng chiến lược việc làm cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế; xây dựng các chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển thị trường lao động cho từng thời kỳ phát triển của huyện.

- UBND huyện xây dựng Chiến lược giải quyết việc làm đến năm 2020; cần xây dựng các chiến lược đào tạo lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn thực hiện liên kết đào tạo với các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng, đào tạo phải gắn liền với sử dụng để tránh sự lãng phí trong quá trình đào tạo.

- Kiểm tra nội dung, chương trình, cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường dạy nghề, các trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực sau khi được đào tạo đáp ứng được nhu cầu của thị trường sức lao động cả về chất lượng và cơ cấu nghề nghiệp.

- Tăng cường quản lý Nhà nước bằng các chính sách, pháp luật đối với mọi hoạt động liên quan đến các vấn đề tạo mở việc làm.

Đồng thời tiến hành một loạt các biện pháp sau đây trong đào tạo nghề cho thanh niên:

Tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề

- Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng nâng cao năng lực thực hành cho người học nghề, nhằm khắc phục hạn chế về kiến thức, kỹ năng, tác phong, thể chất, văn hoá nghề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm mà các cơ sở đào tạo nghề chưa đầy đủ trang bị cho người học.

- Chuẩn hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề, giáo viên dạy nghề. Tập trung đầu tư đồng bộ, hiện đại cho trường dạy nghề huyện đảm bảo

chất lượng trên địa bàn huyện.

- Tăng cường liên kết, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề với nhau, giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề, tạo môi trường năng động để thanh niên tích cực tham gia học nghề. Việc liên kết với doanh nghiệp không chỉ dừng lại tổ chức học sinh thực tập, giới thiệu việc làm, mà doanh nghiệp phải tham gia sâu vào các khâu của quá trình đào tạo, như xây dựng chương trình, giáo trình, đánh giá kỹ năng đầu ra của học viên… để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của mỗi đơn vị.

- Phối hợp với cơ quan liên quan kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo nghề và chương trình đào tạo nghề.

- Phối hợp cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho người học nghề, đồng thời xây dựng danh mục nghề, đánh giá và cấp thẻ nghề cho người lao động hành nghề tự do trên địa bàn.

Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề

- Huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển đào tạo nghề. Ưu tiên các dự án nước ngoài để đầu tư phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, phát triển chương trình, học liệu, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

- Có chính sách ưu đãi về thuế, đất đai theo quy định của pháp luật cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập cơ sở đào tạo nghề theo quy hoạch. Các cơ sở ngoài công lập bình đẳng trong đào tạo nghề, trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tham gia đặt hàng đào tạo.

Giải pháp về đầu tư cho đào tạo nghề

- Đầu tư cho đào tạo nghề là đầu tư cho phát triển, nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư. Nâng tỷ trọng đầu tư cho đào tạo nghề trong tổng chi ngân sách huyện. Đầu tư trọng điểm, không dàn trải, tăng đầu tư đào tạo nghề cho thanh niên, đối tượng chính sách, lao động vùng đô thị hoá, lao

động nông thôn, người khuyết tật, học sinh bỏ học phổ thông.

- Huyện cần phải đầu tư về nguồn lực và quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo nghề, tránh thực trạng hiện nay số lượng cơ sở đào tạo nghề ở huyện tuy nhiều nhưng quy mô đào tạo nhỏ, phân bố không đồng đều, chưa có cơ sở đào tạo nghề của làng nghề và hợp tác xã.

- Các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập đạt chuẩn kiểm định được vay tín dụng ưu đãi, tín dụng đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật, được tham gia đấu thầu đặt hàng đào tạo từ ngân sách huyện Đăk Mil.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 79 - 82)