Định hướng và mục tiêu giải quyết việc làm của huyện Đăk Mil

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 70 - 75)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Định hướng và mục tiêu giải quyết việc làm của huyện Đăk Mil

Mil đến năm 2020

Một số định hướng cơ bản

a. Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên địa bàn phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đăk Mil

Với mục tiêu nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực; bảo đảm cho nền kinh tế huyện tiếp tục phát triển. Xây dựng huyện để có kinh tế phát triển nhanh và bền vững, có ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp phát triển, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hệ thống giáo dục - đào tạo đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, bền vững.

Để đạt được mục tiêu trên, Đăk Mil cần phải có những chính sách về hỗ trợ phát triển thị trường lao động cũng như việc cân bằng giữa tạo việc làm và phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, những khó khăn, tồn tại trong giai đoạn trước cùng với những thách thức mới trong lĩnh vực việc làm. Do đó, để thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, hướng tới mục tiêu việc làm bền vững cho người lao động, phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung:

làm bền vững cho người lao động. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tạo thêm việc làm có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

+ Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh thu hút và giải quyết việc làm cho lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Cải thiện điều kiện làm việc; hỗ trợ tài chính, đào tạo và thông tin thị trường lao động. Phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đồng thời đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh và hỗ trợ nâng cấp công nghệ, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh tạo việc làm cho các lao động phổ thông trình độ thấp.

+ Đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động, tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài. Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu về ngoại ngữ, tay nghề, ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng; nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài…

+ Nâng cao năng lực các Trung tâm dịch vụ việc làm, hình thành hệ thống dịch vụ việc làm công, tập trung vào các hoạt động thông tin thị trường lao động và tư vấn, giới thiệu việc làm. Cải thiện khả năng tiếp cận thông tin thị trường lao động, đặc biệt tập trung hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên, cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương,… Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thu thập các thông tin thị trường lao động, mở rộng hợp tác, kết nối trong phạm vi hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm công với các đối tác bao gồm cả địa phương, trong nước trong việc triển khai các chương trình và cung cấp các dịch vụ.

b. Phải đảm bảo vừa phát huy được thế mạnh của lao động thanh niên, vừa giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

Lao động của con người là một trong ba yếu tố đầu vào của sản xuất, hơn thế nữa lại là nhân tố thực hiện kết hợp các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì kéo theo nhu cầu về lao động cũng sẽ thay đổi để phù hợp với sản xuất, tức là thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Vậy trước khi có sự chuyển dịch này thì có sự dư thừa lao động ở các nghành, vùng, thành phần kinh tế này nhưng lại có sự thiếu hụt ở nghành, vùng kinh tế khác và số lao động dư thừa này sẽ phải trải qua một qua trình đào tạo lại để phù hợp với nghành, vùng thành phần kinh tế khác.Và như vậy công tác đào tạo nghề phải nhanh chóng kịp thời để vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

Đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ mật thiết hợp tác và bổ sung cho nhau. Đào taọ nghề vừa là nền tảng vừa động lực cho chuyển dịch cơ cấu lao động. Còn chuyển dịch cơ cấu lao động lại quyết định trở lại về quy mô, cơ cấu, và chất lượng cho đào tạo nghề.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo điều kiện để người lao động lựa chọn được ngành, nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ cung - cầu về lao động. Vấn đề đặt ra đối với huyện Đăk Mil là phải nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực mà trước hết phải tăng nhanh bộ phận lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo đúng hướng, vừa tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, vừa tạo đà cho nền kinh tế của huyện tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng lại thu hút được nhiều lao động, nhất là lao động thanh niên.

c. Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên cơ sở pháp luật và đảm bảo thực hiện bình đẳng giới

Bình đẳng giới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Bình đẳng giới vừa là mục tiêu vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định và đồng thuận, phát triển bền vững đất nước. Bình đẳng giới tạo điều kiện quản lý nhà nước có hiệu quả khi nguồn lực con người (bao gồm cả nam và nữ) được phát huy và sử dụng một cách hợp lý. Chiến lược cũng là công cụ để đưa Luật Bình đẳng giới vào cuộc sống và để hiện thực hoá các cam kết của Việt Nam đối với công đồng quốc tế trong việc thực hiện Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biêt đối xử đối với phụ nữ và Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ.

Trong những năm qua, Đăk Mil cũng đã đạt được những kết quả quan trọng về bình đẳng giới, đã có những tiến bộ trong việc phát triển thị trường lao động, mở rộng cơ hội việc làm cho lao động thanh niên. Khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế - lao động đã được cải thiện, lao động thanh niên ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.

Hiện nay, lao động thanh niên chiếm số đông trong những ngành nghề không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập thấp, điều kiện lao động nghèo nàn, thời gian lao động kéo dài và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao. Nông nghiệp hiện là nghề nghiệp chính của khoảng 1/2 lao động nam và khoảng 2/3 lao động thanh niên của huyện. Nữ chiếm một tỷ lệ lớn trong khu vực kinh tế không chính thức, trong các cơ sở kinh doanh nhỏ, lao động tại nhà, lao động làm thuê cho gia đình, lao động di cư, làm việc trong các lĩnh vực thường chưa được pháp luật lao động điều chỉnh, không thuộc phạm vi điều tiết hệ thống bảo trợ xã hội chính thức. Tỷ lệ lao động thanh niên chưa

qua đào tạo, đặc biệt là khu vực nông thôn, còn ở mức cao. Mặc dù không có sự phân biệt về giới trong chính sách tiền lương, song thu nhập thực tế của lao động nữ chỉ bằng 74,5% so với thu nhập của lao động nam. Phụ nữ ít được tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực tài chính và kinh tế ở gia đình và cộng đồng. Do trình độ chuyên môn, kỹ thuật thấp, phụ nữ thường ở thế bất lợi hơn so với nam giới trong tiếp cận việc làm có thu nhập cao hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Làm việc trong khu vực phi chính thức, lao động thanh niên đang gặp nhiều rủi ro liên quan đến việc làm thiếu ổn định, thu nhập bấp bênh và không được hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các nguồn hỗ trợ chính thức.

Nhằm góp phần thực hiện hiệu quả hơn nữa mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại huyện, các cấp các ngành hữu quan cùng toàn xã hội cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp lớn, trong đó chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và nhân dân; quán triệt sâu, rộng các văn bản pháp luật về quyền của lao động thanh niên; làm tốt công tác tham mưu cơ chế chính sách về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, thực hiện lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong chính sách, chương trình, chiến lược, kế hoạch công tác hàng năm của các ban, ngành, đoàn thể. Rà soát, đề xuất đánh giá, điều chỉnh, bổ sung việc bảo đảm bình đẳng giới trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách của tỉnh. Với tất cả những gì đã và đang thực hiện, hy vọng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên cơ sở pháp luật và đảm bảo thực hiện bình đẳng giới sẽ thu được nhiều thành tựu mới vào những năm tới.

Mục tiêu

Đến năm 2015 có 35% lao động thanh niên được đào tạo nghề; 75-80% cán bộ, công chức xã là thanh niên được đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức

danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ.

- Giai đoạn 2016-2020

Bình quân mỗi năm tăng tỷ lệ thanh niên qua đào tạo nghề từ 3-4%, đến cuối năm 2020 tỷ lệ thanh niên huyện Đăk Mil qua đào tạo nghề đạt tỷ lệ từ 65-75%.

Đến năm 2020 khoảng 95% cán bộ, công chức xã là thanh niên được đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK MIL

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 70 - 75)