7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
Đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ở trong và ngoài nước. Công tác xuất khẩu lao động được coi là công tác mũi nhọn trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của huyện thông qua các hoạt động ký kết hợp đồng lao động, giới thiệu việc làm ra nước ngoài.
Mời các công ty thực sự có uy tín, có năng lực tham gia thực hiện công tác XKLĐ trên địa bàn. Các công ty XKLĐ phải phát huy trách nhiệm của mình trong việc đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người lao động; Phối hợp chặc chẽ với các ban ngành, các đơn vị XKLĐ, chính quyền địa phương, cung cấp đầy đủ thông tin thị trường, yêu cầu của nhà tuyển dụng, tạo điều kiện cho người lao động biết rõ những thông tin về XKLĐ. Hỗ trợ tài chính cho người lao động đi XKLĐ như xem xét cho vay phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
Xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề. Tuy nhiên, trong thời gian qua công
tác xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện chưa được quan tâm đúng mức và còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế như chưa có liên kết chặt chẽ trong tạo nguồn lao động, số lao động xuất khẩu có trình độ nghề chiếm tỷ lệ thấp, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động còn ít.
Hiện nay, sự suy giảm kinh tế các nước trong khu vực và thế giới đang dần được hồi phục, các nền kinh tế đang phục hồi tăng trưởng, sự nhập cư lao động có thời hạn, trong các nước công nghiệp phát triển Châu Á, Trung Đông đang có xu hướng gia tăng. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình giải quyết việc làm - giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động, giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và phòng tránh thiệt hại cho người lao động.
- Tổ chức tốt việc đào tạo, đa dạng hoá ngành nghề, chuẩn bị nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế. Người lao động cần được đào tạo toàn diện cả ngoại ngữ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức pháp luật và sự hiểu biết khác… phục vụ cho quá trình làm việc và sinh sống ở nước ngoài. Chương trình đào tạo phải được biên soạn cho phù hợp với từng khu vực, từng nước, đảm bảo chất lượng nguồn lao động đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.
- Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo người lao động xuất khẩu. Lao động trên địa bàn huyện vốn có truyền thống cần cù, chịu khó nhưng vẫn còn tác phong của người nông dân thuần túy, chưa quen với môi trường công nghiệp, nếu không được đào tạo thì họ khó có khả năng ở các thị trường lao động nước ngoài.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý xuất khẩu lao động, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người đi xuất khẩu lao động.
- Xây dựng cơ chế cho vay tín dụng từ các nguồn quốc gia giải quyết việc làm; có chính sách ưu đãi đối với người lao động như cho vay với lãi suất thấp, hỗ trợ rủi ro, thông báo rộng rãi, đồng thời phổ biến rõ các thủ tục cho người lao động. Nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do suy giảm kinh tế, hỗ trợ cho người mất việc do suy giảm kinh tế trong thời gian 12 tháng kể từ ngày người lao động về nước.
- Cần phải tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát huy tốt khả năng của mình. Mở rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - Trung tâm giới thiệu việc làm - địa phương để tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động thanh niên… Cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu lao động. Những cá nhân, doanh nghiệp nào vi phạm đều bị trừng trị thích đáng theo pháp luật.
Ngoài ra, xây dựng kế hoạch tạo nguồn xuất khẩu lao động. Kế hoạch này sẽ giúp chuẩn bị con người xuất khẩu, đào tạo cho họ đủ trình độ năng lực phù hợp với nhu cầu xuất khẩu, giúp người lao động có việc làm ổn định, thu nhập cao.