Thực trạng giải quyết việc làm từ tạo việc làm mới cho thanh niên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 56 - 57)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.Thực trạng giải quyết việc làm từ tạo việc làm mới cho thanh niên

Giải quyết việc làm cho thanh niên thông qua phát triển kinh tế. Bảng 2.5 cho thấy tổng việc làm mới tạo ra chung hàng năm khá lớn. Nếu năm 2010 là 1.200 chỗ làm mới thì năm 2014 chỉ còn 1.150, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì điều này cũng đáng ghi nhận.

Số việc làm tăng thêm cho thanh niên là khá lớn và có xu thế như tình hình chung, năm 2010 có 384 thì năm 2014 chỉ còn 330 chỗ làm mới. Số việc làm tăng thêm cho thanh niên thường chiếm khoảng trên 32%.

Bảng 2.5:Tình hình tạo việc làm mới cho thanh niên

Đơn vị

tính 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số việc làm tăng thêm Người 1.200 1.188 718 1.091 1.150

Tổng VL tăng thêm cho TN Người 384 380 230 327 330

Nguồn: Niên giám Thống kê Chi Cục Thống kê Huyện Đăk Mil năm 2014

Việc làm mới được tạo ra ở tất cả các ngành kinh tế nhưng ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 15-20% nhưng giảm dần. Công nghiệp và dịch vụ tạo ra hơn 70% việc làm mới.

Bảng 2.6:Cơ cấu việc làm mới cho thanh niên theo ngành

Đơn vị

tính 2010 2011 2012 2013 2014

Số việc làm mới tạo ra cho TN VL 384 380 230 327 330

Nông nghiệp % 15 13 12 11 15

Công nghiệp % 46 43 47 44 42

Dịch vụ % 39 44 41 45 43

Việc làm được tạo ra trong khu vực công nghiệp và dịch vụ là nhờ sự phát triển đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo được nhiều việc làm tại chỗ cho thanh niên. Hầu hết các loại hình doanh nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng nhanh. Chính sự đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh đã tạo ra sức cạnh tranh trong thị trường lao động và tạo nhiều cơ hội cho thanh niên tìm kiếm được việc làm. Cơ cấu lao động thanh niên chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng theo định hướng phát triển của huyện. Cụ thể: Tỷ trọng lao động thanh niên có việc làm trong ngành nông nghiệp giảm mạnh và tỷ trọng lao động có việc làm trong ngành dịch vụ tăng nhanh.

Nhìn chung, với cách tạo ra việc làm để giải quyết việc làm cho thanh niên từ các doanh nghiệp của huyện như trên cũng có những hạn chế nhất định khi khả năng phát triển của doanh nghiệp ở đây sẽ có giới hạn. Do đó huyện cũng cần phải mở rộng khả năng tạo việc làm mới từ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Mặt khác cần chú trọng phát triển những ngành nghề có xu hướng thâm dụng lao động sẽ tạo ra nhiều việc làm mới hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 56 - 57)