Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện đại lộc, tỉnh (Trang 28 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, nguồn nước, đất đai, hệ sinh vật… là các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.

- Vị trí địa lý: Nước ta có một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều loại sản phẩm lương thực đặc trưng như lúa, bắp, cây ăn quả... Nằm ở vị trí thuận lợi, là trung tâm của các cửa ngõ giao thông quan trọng trong khu vực lại giáp với các nước trong khu vực có kinh nghiệm trồng cây lương thực thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất và xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp.

- Khí hậu: Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, xen canh, tăng vụ, và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thời tiết thất thường sẽ gây ảnh hưởng

rất lớn đến sự phát triển và cơ cấu nông nghiệp. Nước ta thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại cây lương thực thực phẩm ưa ẩm, ưa nhiệt như: lúa nước, ngô, khoai, sắn,… các loại rau nhiệt đới. Các loại cây lương thực thực phẩm cũng có sự sinh trưởng, phát triển theo mùa với các mùa vụ khác nhau có thể thâm canh, xen canh, gối vụ.

- Địa hình: Địa hình có ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và phân bố các loại cây, loại con. Ở nước ta có địa hình đa dạng và khá phức tạp, 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 là đồng bằng. Ở vùng trung du, miền núi phù hợp phát triển các loài cây cây công nghiệp, lâm nghiệp, các loài cây ôn đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất. Các hiện tượng như sạt lở đất đá, lũ quét, sương giá,… gây thiệt hại lớn cho trồng trọt. Vùng đồng bằng thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây lương thực thực phẩm, vùng sản xuất rau quả đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Dễ dàng phát triển các vùng chuyên canh kết hợp với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, hiệu quả và năng suất còn thấp. Một số vùng trũng thấp bị ngập úng, đồng bằng ven biển còn chịu nhiều thiên tai. Tùy vào từng địa hình mà chọn các loại cây, loại con khác nhau và các lo ại nông sản cũng có chất lượng khác nhau.

- Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, là cơ sở để tiến hành canh tác các loại cây trồng. Nó không chỉ là môi trường sống mà còn là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đất badan cứng và ít màu mỡ phù hợp với các loại cây lâu năm như cà phê, tiêu… đất phù sa tơi xốp và giàu dinh dưỡng phù hợp với các loại rau màu. Tùy vào mỗi loại đất và độ phì của đất mà có phương hướng sản xuất, cơ cấu các loại cây trồng, quy mô, mức độ thâm canh và năng suất khác nhau.

loại cây trồng, nó có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, như câu ông cha ta đã để lại “Nhất nước, nhì phân”. Ở nước ta, mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc tưới tiêu và bồi đắp phù sa. Tuy nhiên nguồn nước có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa thì nhiều nước, thuận lợi cho sản xuất nhưng lại gây ngập úng; mùa khô thì thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

- Hệ sinh vật: Các sinh vật vi sinh sống trong đất như: giun đất… góp phần làm đất tơi xốp. Bên cạnh đó, còn có một số loài côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Sự đa dạng về sinh vật là tiền đề để lai tạo và phát triển các giống cây trồng, con vật nuôi, tạo cơ hội để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái.

Tùy vào điều kiện tự nhiên, lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước… ta lựa chọn các loại cây, loại con khác nhau. Đây chính tà nhân tố trong việc xác định cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, xen canh, tăng vụ … Chính vì vậy, đặc điểm tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp không thể tách rời điều kiện tự nhiên và lợi thế tự nhiên của từng vùng.

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp và hiệu quả là chuyển đổi trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực. Điều kiện tự nhiên không chỉ là nguồn lực để phát triển nông nghiệp mà còn là yếu tố của môi trường có liên quan đến bản thân quá trình phát triển nông nghiệp và môi trường sống của con người. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp bên cạnh việc sử dụng hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên đồng thời cần phải duy trì, bảo vệ chất lượng lâu dài của những tài nguyên đó.

1.3.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội

Các nhân tố về kinh tế-xã hội như dân số và lao động, cơ sở hạ tầng, thị trường, các chính sách phát triển nông nghiệp… có tác động rất lớn đến quá

trình phát triển nông nghiệp cũng như chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.

- Dân số và lao động: Lao động là lực lượng sản xuất quan trọng có tính quyết định đến quá trình sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động ở nước ta dồi dào, có tính cần cù, siêng năng và có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây lương thực thực phẩm. Ngày nay, nền nông nghiệp dần phát triển, người lao động trong nông nghiệp cũng dần tiến đến trình độ chuyên nghiệp, có nhiều kỹ năng trong việc tiếp thu các quy trình canh tác tiên tiến và sử dụng các máy móc, thiết bị trong nông nghiệp. Dân số không chỉ là nguồn lao động mà còn là thị trường của nông nghiệp. Ở nước ta, dân số đông không chỉ là nguồn lao động dồi dào mà cũng chính là một thuận lợi lớn trong phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Vì vậy, cũng tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ của mỗi vùng mà quyết định lựa chọn các loại nông sản cần sản xuất. Các yếu tố về quy mô dân số, truyền thống, tập quán cũng là những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Các vùng nông thôn có trình độ dân trí, có truyền thống làng nghề, có kinh nghiệm và tập quán canh tác sản xuất tiến bộ thì sẽ dễ tiếp thu các công nghệ cao, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Đây là vùng thuận lợi trong quá trình chuyển đổi cấu nông nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng: Sự phát triển của cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài cây cần sản xuất. Ở những nơi cơ sở hạ tầng phát triển thì nông nghiệp phát triển và thuận lợi trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Hệ thống các công trình thủy lợi là nơi cung cấp nước tưới, điều tiết nước phục sản xuất nông nghiệp. Các khu chế biến, hệ thống giao thông nông thôn, các nơi cung cấp giống, dịch vụ nông nghiệp… cũng là các yếu tố kích thích nông nghiệp phát triển. Chính vì vậy, phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, dịch vụ nông nghiệp… sẽ giúp phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.

- Thị trường: Thị trường là nơi tiêu thụ và cũng là nơi quyết định cần sản xuất những sản phẩm nông nghiệp gì. Thị trường tham gia vào quá trình điều tiết giá cả của sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Thị trường có vai trò to lớn trong việc quyết định quy mô và phân bố các loại nông sản cần sản xuất, giúp hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất. Chính vì vậy, cần phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tạo cơ hội để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.

- Các chính sách: Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp như: các chính sách về tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, hỗ trợ con giống, hỗ trợ vốn sản xuất và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất… Các chính sách này là động lực thúc đẩy nông dân tham gia sản xuất và là tiền đề đưa ngành sản xuất nông nghiệp nước ta sớm trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

1.3.3.Khoa học – kỹ thuật – công nghệ

Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật-công nghệ là một trong các yếu tố tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật-công nghệ không chỉ làm thay đổi các công cụ sản xuất theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế mà còn làm thay đổi phương thức sản xuất, hình thành nên các ngành sản xuất kinh doanh mới và đổi mới diện mạo nông nghiệp nông thôn. Ngày nay, khoa học-kỹ thuật-công nghệ dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và chủ yếu tác động đến quá trình sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Khoa học-kỹ thuật đã tạo động lực thực hiện cơ giới hoá, điện khí hóa, thuỷ lợi hoá, hóa học hóa... thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

triển của nông nghiệp. Nó không chỉ giúp giải phóng sức lao động trong nông nghiệp mà còn giúp tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của nông sản. Nhờ nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật đã giúp hạn chế được những tác động của tự nhiên, chủ động hơn trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây trồng, con vật nuôi mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện để thực hiện cơ giới hóa, sản xuất hàng hóa lớn góp phần thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển khoa học-công nghệ. Tuy nhiên, ở nước ta nông dân có tay nghề thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và tập quán canh tác lạc hậu đã ảnh hưởng đến việc đưa tiến bộ khoa học-công nghệ vào nông nghiệp. Chính vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp còn chậm và chưa tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh đó việc áp dụng khoa học-công nghệ còn mang tính nhỏ lẻ, cá thể chưa mang lại hiệu quả cao.

1.4. KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP CỦA

CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện đại lộc, tỉnh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)