Kinh nghiệm các địa phương khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện đại lộc, tỉnh (Trang 36 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Kinh nghiệm các địa phương khác

Kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, giáp với biển Đông và có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, có cảng, sân bay quốc tế và thành phố Nha Trang. Tiềm năng đất đai rất lớn, địa hình đa dạng phong phú với vùng đồi núi và đồng bằng ven biển với nhiều eo, vịnh, đầm phá. Các yếu tố này là những điều kiện thuận lợi để Khánh Hòa phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Tận dụng những lợi thế đó, Khánh Hòa đã tập trung phát triển kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng quy mô của tất cả các ngành. Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2000 chiếm 43.7%, đến năm 2007 chiếm 41.3%, ngành lâm nghiệp năm 2000 chiếm 2,98%, đến năm 2007 chiếm 2,37%, ngành thủy sản năm 2000 chiếm 53,32%, đến năm 2007 chiếm 56,33%. Qua đó ta thấy Khánh Hòa là một tỉnh có quá trình chuyển dịch cơ cấu tương đối nhanh và tiến bộ.

Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có địa hình đa dạng bị chia cắt bởi các sông suối và núi. Đây là một yếu tố bất lợi gây nên sự manh mún cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh. Với chủ trương đẩy mạnh nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH, tức là hình thành một nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp liên tục tăng. Giai đoạn 2000- 2012, ngành nông – lâm – thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá 8,2%/năm. Ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2001 – 2010 tăng 2,4%/năm; trong đó trồng trọt có tốc độ tăng bình quân tăng 1,8%/năm, chăn nuôi 4,6%/năm và dịch vụ nông nghiệp tăng 1%/năm. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng từ 16.308 triệu đồng lên 21.043,1 triệu đồng. Tốc độ ngành thủy sản tăng trung bình đạt mức khá cao 8,6%/năm. Có được kết quả này là nhờ việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cây trồng, con vật nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ trong sản xuất.

Để phát triển nông nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hàng hóa đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Kinh nghiệm của huyện Nam Giang

Là một huyện miền núi của Quảng Nam, kinh tế chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp là chính. Việc đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi ở huyện còn chậm. Bên cạnh đó, tiềm năng đất đai thì nhiều nhưng lại chưa được khai thác một cách có hiệu

quả nên năng suất, chất lượng nông sản không cao, không hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất nông sản và hướng đến thị trường tiêu thụ. Nhìn thấy được việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi ở Nam Giang là hết sức quan trọng nên chính quyền huyện Nam Giang quyết định tạo sự đột phá, tính bền vững trong việc phát triển nông nghiệp bằng cách hàng năm hỗ trợ 200 triệu đồng cho nhân dân 12 xã, thị trấn trong toàn huyện để đầu tư vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, giúp người dân từng bước phát triển nông nghiệp bền vững, có hiệu quả. Bên cạnh đó, chính quyền huyện cũng đẩy mạnh việc khai hoang những nơi có điều kiện thuận lợi, vận động nhân dân dồn điền đổi thửa, tập trung hóa ruộng đất để giảm bớt diện tích ruộng nhỏ lẻ, manh mún.

Đối với ngành chăn nuôi, huyện Nam Giang đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân đầu tư mô hình điểm sind hóa đàn bò, bảo tồn heo cỏ, phát triển heo rừng lai, nuôi dê bách thảo… Đặc biệt là khuyến khích nông nhân thực hiện chuyển đổi hình thức chăn nuôi quảng canh sang thâm canh như mô hình chăn nuôi trang trại.

Kết quả của những chính sách thiết thực đó, là từ năm 2012 đến nay, nền nông nghiệp của huyện Nam Giang không ngừng phát triển, góp phần ổn định đời sống của người dân. Năm 2014, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 65.6%, chăn nuôi chiếm 23.8% trong nông nghiệp, gần 350 ha ruộng lúa nước được đưa vào canh tác 2 vụ/năm, tăng năng suất bình quân đạt 37 tạ/ha. Bên cạnh đó, Nam Giang còn tranh thủ các nguồn vốn đầu tư lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như: đường giao thông liên thôn, liên xã; các công trình thủy lợi, kiên cố hóa bê tông kênh mương. Từ đó, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, mang lại diện mạo mới cho huyện.

Ngoài ra, huyện Nam Giang cũng đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho hộ quản lý, bảo vệ, chăm sóc đã góp phần bảo vệ rừng. Hiện nay, đã hình

thành được rõ nét vùng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ và khai thác lợi ích kinh tế rừng. Huyện cũng chú trọng rà soát, kiểm kê, đo đạc lại diện tích đất chưa sử dụng để có chính sách đẩy mạnh phát triển cây cao su và các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như: ươi, bòn bon…Với những chính sách này, Nam Giang đang từng bước tạo diện mạo mới cho nền nông nghiệp và dần cải thiện đời sống của người dân để hướng đến một tương lai phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Kinh nghiệm của huyện Thăng Bình

Huyện Thăng Bình là một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam, địa hình nhìn chung phức tạp và chia thành hai vùng: vùng trung du miền núi ở phía Tây và vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông. Vào mùa mưa vùng ở phía Tây thường bị xói mòn còn vùng ở phía Đông thì thường bị ngập lụt. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp của huyện.

Tận dụng điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và giáp biển nên huyện đã có những chính sách tập trung phát triển ngành thủy sản. Kết quả, giai đoạn 2000-2010 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp luôn tăng với tốc độ tăng tưởng bình quân 5.85%/năm. Ngành nông nghiệp truyền thống giảm bình quân 0.74%/năm, ngành lâm nghiệp không thay đổi nhiều còn ngành thủy sản tăng bình quân 10.22%/năm.

Kinh nghiệm của huyện Duy Xuyên

Duy xuyên là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp với huyện Đại Lộc. Địa hình ở đây chia làm ba khu vực rõ rệt: khu phía tây phần lớn diện tích là đồi núi, khu trung là vùng đồng bằng và khu phía đông là vùng cát ven biển. Là một huyện có hơn 75% dân số sống bằng nghề nông, trồng lúa và hoa màu là chính. Trong những năm qua, huyện đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, giảm mạnh diện tích sản xuất lúa, tăng diện tích sản xuất các loại cây hoa màu, cây công nghiệp có giá trị hàng hóa cao, phát

triển mạnh chăn nuôi gia súc, chủ yếu là nuôi bò lai, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, nâng cao giá trị ngày công lao động nông nghiệp. Ở một số địa phương có điều kiện tưới tiêu và có lợi thế về thổ nhưỡng đã sớm hình thành vùng chuyên canh hay vùng thâm canh. Những trang trại hoạt động theo mô hình trồng cây lâm nghiệp, nuôi bò, nuôi cá nước ngọt kết hợp với trồng sen đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đi cùng với chuyển đổi cơ cấu con vật nuôi đã trở thành phong trào phát triển rộng khắp ở Duy Xuyên. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đã hình thành vùng tập trung theo mô hình trang trại. Nhiều mô hình nuôi cá nước ngọt xuất hiện không những ở vùng sông nước mà có cả vùng đồi núi.

Những kết quả đạt được qua việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, con vật nuôi ở Duy Xuyên đã tạo ra diện mạo mới về bức tranh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và bộ mặt nông thôn từng ngày khởi sắc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện đại lộc, tỉnh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)