7. Kết cấu của luận văn
2.1. SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC
Đại Lộc là một huyện đồng bằng nửa miền núi, nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Trong thời kỳ chế độ quản lý cũ (thời kỳ bao cấp), dưới những chính sách chủ trương và công tác quản lý chưa phù hợp nên nhịp độ phát triển của ngành nông nghiệp tăng không đáng kể. Nền kinh tế còn mang tính tự cung tự cấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm 1991-2000 với chính sách cơ chế quản lý nhà nước (cơ chế thị trường) đã phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với đời sống nhân dân. Vì vậy kích thích lao động và sản xuất trong nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả của sự đầu tư trong nông nghiệp. Công tác tổ chức quản lý đất đai, khai thác và sử dụng triệt để việc đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, áp dụng các loại giống mới đã được nhà nước chú trọng thường xuyên. Ngoài ra, những kỹ thuật khoa học tiên tiến trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp cũng được đầu tư thích hợp. Nhờ vậy hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp trên toàn huyện tăng rõ rệt.
Huyện Đại Lộc giáp với thành phố Đà Nẵng, đây là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi lưu thông hàng hoá, việc thu thập những thông tin kỹ thuật mới cũng tốt hơn nhằm phục vụ tốt cho đời sống nhân dân trong huyện. Bắt đầu phát triển về mọi mặt từ đời sống kinh tế đến văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan, mặc dù ngành nông nghiệp có sự quan tâm đầu tư về kỹ thuật, giống, phân bón, thâm canh,
hệ thống nước tưới tiêu nhưng nhìn chung năng suất vẫn còn thấp, phát triển chưa dều và chưa đạt như dự kiến.
Trong những năm gần đây, nông nghiệp không dược thiên nhiên ưu ái, sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều bất lợi bởi thiên tai thời tiết, khô hạn vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa và tình hình dịch bệnh, sâu hại trên cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp. Bà con nông dân luôn phải đối đầu với nhiều khó khăn. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sự hướng dẫn hỗ trợ của sở Nông Nghiệp – PTNT và các ngành chức năng ở tỉnh, huyện đã cùng với bà con nông dân từng bước khắc phục khó khăn trở ngại để tổ chức sản xuất. Chuyển từ sản xuất bốn vụ trong một năm thành hai vụ chính là Đông xuân và Hè thu. Đồng thời công tác dồn điền đổi thửa, quy hoạch chỉnh trang đồng ruộng, hướng dẫn tuyên truyền ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng con vật nuôi vào sản xuất luôn được huyện chú ý đầu tư. Việc chỉ đạo thực hiện lịch thời vụ, cơ cấu giống cây trồng theo hướng dẫn của tỉnh đã được vạch ra cụ thể cho từng cánh đồng, tập trung chỉ đạo sản xuất bằng hạt giống lai đã góp phần ổn định được nguồn lương thực tại chỗ, năng suất đạt giá trị cao và không ngừng tăng.