7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm từ các nước
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Để hiện đại hóa, Trung Quóc đã trải qua một giai đoạn dài tích tụ ruộng đất. Điều này đã kiến nền nông nghiệp Trung Quốc sản xuất kém hiệu quả, đẩy nông dân đến tình trạng bỏ ruộng đồng và ra thành phố kiếm việc làm. Bên cạnh đó, các quan chức và thương nhân cấu kết với nhau để chiếm ruộng đất nông nghiệp xây nhà cửa hoặc xây dựng khu công nghiệp đã gây ra những cuộc biểu tình và khiếu kiện của đông đảo nhân dân. Trước tình hình đó,
Trung Quốc đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, khắc phục những mâu thuẫn của nhân dân, đưa nền nông nghiệp phát triển bền vững và hiện đại.
Đầu tiên, Trung Quốc thực hiện việc giảm thuế và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, sau đó hình thành phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao. Các khu công nghiệp này nghiên cứu các công nghệ tiên tiến và mới nhất được ghép nối trong một quy trình liên tục khép kín. Các công nghệ có khả năng ứng dụng trong từng điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả về kinh tế. Các khu công nghiệp này cũng là nơi hợp tác giữa các nhà khoa học – Nhà nước – doanh nghiệp – nhà nông, trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Đến năm 2015, Trung Quốc đã có trên 200.000 doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp và có đủ khả năng kết nối đến 90 triệu hộ nông dân và 40% số đó ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, Trung Quốc còn coi trọng vấn đề tam nông, khuyến nông trong khâu kết nối sản xuất.
Có thể nhìn thấy rằng, ngành nông nghiệp Trung Quốc phát triển vượt bậc là nhờ chuyển đổi cơ cấu được thực hiện một cách mạnh mẽ từ truyền thống lên hiện đại. Bắt đầu với quy mô sản xuất manh mún, diện tích đất bình quân là 0,5 ha/hộ, sau 5 năm gia nhập WTO, Trung Quốc đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu, tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại và đạt được những bước đột phá thần kỳ. Một số mặt hàng nông nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu cao trên thế giới như: thịt heo chiếm 46% sản phẩm thế giới, bông sợi chiếm 23%, chè chiếm 24%, cà chua chiếm 30% sản lượng thế giới. Từ năm 2002, Trung Quốc luôn đứng trong tốp đầu về xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
Để nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc đã có những chính sách chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ theo hướng hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao có khả năng đáp ứng cả những thị trường
khó tính như Nhật Bản. Để làm được như vậy, Trung Quốc đã thực hiện các giải pháp như:
- Tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế so sánh của mình như sản xuất thịt lợn, sản xuất các loại rau quả như cam, lê, táo, cà chua…
- Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực thương mại nông nghiệp, đa dạng hóa hình thức tổ chức kinh doanh và hình thành thị trường nông sản cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chú trọng vào phát triển công nghệ cao để tạo ra những sản phẩm khác biệt có chất lượng phù hợp với các loại thị trường khác nhau.
- Hợp tác toàn diện với các nước phát triển như Mỹ, Pháp… về lĩnh vực khoa học nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao công nghệ hàng nông sản. - Khuyến khích phát triển hệ thống doanh nghiệp-hợp tác xã hoạt động cùng với nhau và có đủ khả năng kết nối chiều ngang, chiều dọc trong các khâu sản xuất.
- Nhà nước hỗ trợ nông dân một cách khoa học, cung cấp thông tin doanh nghiệp, thị trường và tự do hóa thị trường đất nông nghiệp để người nông dân tự quyết định sản xuất như thế nào theo thị trường.
Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là một trong các nước đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp thành công và đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 1961- 2008. Từ những năm 60, Thái Lan đã bắt dầu chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ một nền nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp hóa, đô thị hóa nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với các chính sách ưu tiên sản xuất hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan còn mở cửa nền kinh tế để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến các mặt hàng nông sản, chú trọng đầu tư công nghệ cao để tạo ra những sản phẩm có sức cạnh
tranh mạnh trên nhiều thị trường. Chính nhờ vậy, các mặt hàng nông sản của Thái Lan hiện nay rất đa dạng, mẫu mã đẹp, có độ tin cậy về an toàn vệ sinh thực phẩm và được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU chấp nhận. Chỉ tính riêng các mặt hàng trái cây Thái như: sầu riêng, măng cụt, xoài, nho, dừa… cũng đã xuất khẩu mạnh và cạnh tranh mạnh mẽ với các mặt hàng trái cây của các nước có thế mạnh về mặt hàng trái cây như Trung Quốc, Việt Nam…. Thành công trong phát triển nông nghiệp của Thái Lan là nhờ việc dựa trên nhu cầu thị trường làm yếu tố cơ bản, quyết định đến quá trình sản xuất nông sản và chính quá trình sản xuất này lại quyết định đến các yếu tố đầu vào, công nghệ, tiêu chuẩn nông sản…