Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện đại lộc, tỉnh (Trang 61 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Thành tựu đạt được

Để đạt được kết quả sản xuất nông nghiệp như trên, hằng năm huyện Đại Lộc đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm KN-KL, UBND các xã, thị trấn, các HTX nông nghiệp triển khai thực hiện sớm công tác quản lý dịch bệnh trên cây trồng; phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện công tác bảo vệ thực vật thông qua các đợt tập huấn kỹ thuật sản xuất, có sự phối hợp tham gia của các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến xã. Đặc biệt là công tác diệt chuột được chú ý tập trung chỉ đạo trong suốt cả năm, huyện đã hỗ trợ kinh phí mua thuốc diệt chuột sinh học đặc hiệu để giúp các địa phương thực hiện bẩy bả nhiều đợt trong năm.

Hầu hết các địa phương đều chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt việc chuyển đổi cây trồng, xây dựng cánh đồng lớn để tăng hiệu quả sản xuất. Việc chỉ đạo thực hiện mô hình sản xuất trên 80 triệu đồng/ha tiếp tục tăng, có diện tích trên 3.000 ha và đạt được hiệu quả nhất định nhờ bố trí cơ cấu cây trồng, luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý. Mở rộng vùng sản xuất hạt lúa giống có diện tích lên đến 1.850 ha, đậu xanh giống lên đến 271 ha, chủ động nước tưới đã góp phần tăng cao giá trị và hiệu quả sản xuất trên đồng ruộng.

được triển khai sớm ngay từ đầu vụ và liên tục suốt trong cả vụ, cơ bản chủ động giải quyết được khâu nước tưới cho cây trồng, không có diện tích nào khô hạn bỏ trắng đất không sản xuất, kể cả những vùng rất khó khăn nước tưới như Cây Xoay, Khe Bò Đại Hồng; đội 1, 3 Lâm Tây Đại Đồng, Chấn Sơn xã Đại Hưng, Tây An - Hòa An của thị trấn Ái Nghĩa…

Công tác dự tính dự báo và hướng dẫn quản lý dịch hại được thực hiện tốt, mức độ gây hại trên cây trồng giảm đáng kể qua từng năm; công tác giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm chặt chẽ, phát hiện sớm và xử lý kịp thời nhờ đó mà bảo vệ tốt đàn vật nuôi trên địa bàn huyện, bảo vệ thành quả lao động cho người nông dân. Đặc biệt, năm 2015 nhờ triển triển khai thực hiện được dịch vụ thú y trọn gói nên các xã Đại Chánh, Đại Minh đã có kết quả tiêm phòng đạt cao trên 80% tổng đàn gia súc, gia cầm.

Hoạt động của HTX cơ bản vẫn thể hiện vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển; hiệu quả sản xuất dịch vụ kinh doanh, giá trị tài sản và vốn hoạt động liên tục được bổ sung. Kinh tế trang trại, gia trại, kinh tế vườn tiếp tục có nhiều chuyển biến khá, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ và kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện nhà phát triển.

Kết quả thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng, thủy lợi hóa đất màu được huyện chú trọng đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, mang lại hiệu quả cao. UBND các xã, thị trấn vừa chỉ đạo, vừa phối hợp chặt chẽ với các HTX nông nghiệp hướng dẫn, tuyên truyền để bà con nông dân cùng chấp hành tốt cơ cấu giống, lịch thời vụ, quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi; công tác bảo vệ thực vật, tiêu diệt chuột. Nhờ đó, công tác sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều kết quả góp phần vào phát triển kinh tế của huyện.

Sự hình thành và phát triển của các cụm công nghiệp tại xã Đại Nghĩa, Đại Quang đã tạo điều kiện để phát triển thị trường nông sản, thu hút lao động

địa phương, giải quyết công ăn việc làm…

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, sự bù đắp phù sa của 2 dòng sông Thu Bồn và Vu Gia đã mang lại cho Đại Lộc một vùng đất phì nhiêu, góp phần tăng năng suất hàng nông sản. Nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Nam, Đại Lộc giáp ranh với thành phố Đà Nẵng. Đây không chỉ là điều kiện thuận lợi để thị trường hàng nông sản Đại Lộc phát triển mà đây còn là cơ hội để Đại Lộc tiếp xúc nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và kịp thời đưa vào sản xuất.

Nước ta đã trở thành thành viên của WTO và vừa gia nhập TPP, theo đó tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường hợp tác và liên kết quốc tế sẽ đem lại cho tỉnh Quảng Nam cũng như huyện Đại Lộc có nhiều cơ hội phát triển kinh tế. Phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn vốn, khoa học công nghệ mới, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Chính nhờ những thuận lợi trên ngành nông nghiệp đã có bước tăng trưởng khá. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi dê ở xã Đại Đồng, mô hình trồng sen ở xã Đại An… tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tăng dần. Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển ngày càng được đổi mới, việc ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng rộng khắp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện đại lộc, tỉnh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)