CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NÔNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện đại lộc, tỉnh (Trang 43 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NÔNG

NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Đại Lộc là một huyện trung du miền núi phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Đại Lộc nằm ở toạ độ 15045’28” – 15053’31” vĩ độ Bắc và từ 107047’54” – 107058’55” kinh độ Đông. Phía Đông giáp với huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp với huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp với huyện Quế Sơn, phía Tây Bắc giáp với huyện Đông Giang (huyện Hiên cũ), phía Tây Nam giáp với huyện Nam Giang (huyện Giằng cũ), phía Bắc giáp với huyện Hoà Vang (TP Đà Nẵng).

Biểu đồ 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Đại Lộc)

Khí hậu Đại Lộc là khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông nhưng thường thì không rõ rệt lắm nên ta có thể nói có hai mùa chủ yếu là mùa mưa và mùa khô. Đầu mùa Hạ khi gió Tây Nam khô nóng bắt đầu hoạt động thì vùng Đại Lộc bắt đầu mùa khô. Cuối mùa Hạ bắt đầu mùa Đông thường có mưa vừa đến mưa to, đây là thời kỳ cao điểm của mùa mưa, từ tháng 12 trở đi chỉ có mưa nhỏ báo hiệu mùa mưa bước vào giai đoạn kết thúc. Bắt đầu từ tháng 2 Đại Lộc chuyển sang mùa khô nhất là khi gió Tây Nam thổi. Chỉ có khi gió mùa Đông Nam thổi tới mới mang không khí mát ẩm đến, gây ra mưa rào, mưa giông. Đại Lộc là một trong những nơi có mưa nhiều, lượng mưa trung bình hằng năm cao trên 2000mm và cường độ mưa rất lớn. Lượng mưa lớn trong điều kiện sông ngoài ngầm, độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp nên nước mưa về khá nhanh gây lũ lụt trên diện rộng và gây xói mòn nghiêm trọng ở vùng cao và ven sông. Riêng về bão đã đổ bộ nhiều nhất vẫn là các tháng 9 tháng 10 hằng năm.

Bảng 2.1. Lượng mưa các tháng trong năm Đvt: mm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 2.705 3.453 2.070 2.431 2.617 2.213 Bình quân 225 288 173 203 218.1 184 Tháng 1 148.8 313.3 149.2 85.7 93.1 89 Tháng 2 0.4 10.1 77 157.2 _ 26 Tháng 3 24.8 120.6 5 152.2 35.9 214.6 Tháng 4 27.8 49.8 18.7 96.7 31.6 99 Tháng 5 39.8 17.8 35.8 27.6 48.7 14 Tháng 6 22.9 80.2 175.9 28.8 47.7 23.9 Tháng 7 160.2 102.7 65.6 46.4 205.6 57.9 Tháng 8 277.4 160 193.6 45.7 32.9 170 Tháng 9 195.5 620 393.5 428.3 100.9 273 Tháng 10 631.4 860.1 368.6 548.6 879 340.5 Tháng 11 1,089.1 751.4 384.2 770 356.5 493 Tháng 12 87.1 367.2 203.1 43.9 785 412.3

(Nguồn: chi cục thống kê, huyện Đại Lộc)

Với hai dòng sông lớn chảy qua là sông Thu Bồn và sông Vu Gia, lưu lượng lũ trên các sông chiếm đến 80% lưu lượng nước cả năm. Hàm lượng phù sa các sông mang đến tương đối lớn, nhất là vào mùa mưa lũ và cũng nhờ đó đã tạo thành một mạng lưới thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng cho việc tưới tiêu với một huyện thuần nông như Đại Lộc.

Đồng bằng Đại Lộc chiếm gần 1/3 diện tích tự nhiên của huyện được hình thành từ các chân núi đồi núi sụt võng, rộng dần về phía Đông và phía Nam, theo độ cao từ phía Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam, sự hình thành đồng bằng được thực hiện bằng sự bù đắp phù sa của các dòng sông. Đồng

bằng Đại Lộc có hai loại đất chính là đất cát và đất phù sa. Đất cát có diện tích khoảng 700 ha nằm dọc theo các con sông và có đặc điểm là nghèo độ phì nhiêu, thiếu ẩm ướt, khô hạn nhưng có thể được cải tạo để trồng hoa màu. Còn đất phù sa thì chủ yếu được tạo thành trên lớp phù sa của hai con sông Thu Bồn và Vu Gia. Loại đất này có khoảng 8500 ha được phân bố dọc theo hai con sông và có đặc điểm chung là có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, không chua, có khả năng giữ ẩm tốt nên rất thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất là cây lương thực ngắn ngày. Ngoài ra, huyện Đại Lộc còn có đất xám bạc ở vùng có địa hình cao dốc và đất đỏ vàng ở vùng gò đồi ven khe suối.

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015

Đất Diện tích (ha)

Đất tự nhiên 57.905,7

- Đất nông nghiệp 46.895,3 + Đất sản xuất nông nghiệp 13.547,3

+ Đất lâm nghiệp 33,264

+ Đất nuôi trồng thủy sản 42,2 + Đất nông nghiệp khác 41,8 - Đất phi nông nghiệp 9.326,5 - Đất chưa sử dụng 1.683,9

(Nguồn: chi cục thống kê, huyện Đại Lộc)

Mỗi loại đất, mỗi loại địa hình khác nhau thì con người canh tác những loại cây, loại con khác nhau phù hợp với nó. Chính vì vậy, ở Đại Lộc có thể canh tác nhiều loại cây lương thực vùng nhiệt đới như: các loại rau đậu, lúa, ngô,… và phát triển khá tốt. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì người nông dân Đại Lộc dần tiến hành chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi phù hợp cho năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu

với thời tiết tốt. Từ đó ta thấy, nhân tố điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu nông nghiệp và sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện đại lộc, tỉnh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)