7. Kết cấu của luận văn
2.3. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015 2.3.1. Chuyển đổi cơ cấu ngành nông-lâm-thủy sản
Trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản thì nông nghiệp là ngành có vị trí quan trọng nhất. Đây là ngành thu hút đại bộ phân lao động nông thôn và lao động xã hội, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho dân cư và cho sản xuất, là nguồn thu nhập chủ yếu của dân cư nông thôn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định kinh tế-xã hội của đất nước.
Bảng 2.6. Cơ cấu ngành nông-lâm-thủy sản huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2015 Năm Tổng số (%) Nông nghiệp (%) Lâm nghiệp (%) Thủy sản (%) 2010 100.00 96.50 2.29 1.21 2011 100.00 94.13 2.37 3.51 2012 100.00 94.79 2.21 3.01 2013 100.00 92.13 4.72 3.15 2014 100.00 91.36 5.40 3.24 2015 100.00 91.65 5.26 3.09
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu ngành nông-lâm-thủy sản huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2015
Căn cứ vào bảng 2.5, bảng 2.6 và biểu đồ 2.2, giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thủy sản giai đoạn 2010-2015 tăng (915,251 triệu đồng năm 2010 tăng lên 1,148,527 triệu đồng năm 2015). Đó là nhờ sự phát triển của cả ba ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, ngành thủy sản có tốc độ tăng cao nhất (từ 11,118 triệu đồng năm 2010 tăng lên 35,524 triệu đồng năm 2015). Tuy nhiên, về cơ cấu trong giai đoạn 2010-2015 thì ngành nông nghiệp có cơ cấu giảm (chiếm 96.5% năm 2010 giảm xuống còn 91.65% năm 2015), điều này một mặt là do ngành nông nghiệp trong giai đoạn này chịu sự tác động của quá trình CNH-HĐH đất nước làm cho diện tích sản xuất bị thu hẹp, một mặt là do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Ngành lâm nghiệp và thủy sản có cơ cấu tăng cao (ngành lâm nghiệp tăng từ 2.29% năm 2010 lên 5.26% năm 2015, ngành thủy sản tăng từ 1.21% năm 2010 lên 3.09% năm 2015). Đây là kết quả của việc hội nhập kinh tế, chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng lâm thủy sản.
Ngành nông-lâm-thủy sản chuyển đổi cơ cấu theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm, tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản có xu
hướng tăng. Nông nghiệp đã góp phần ổn định an ninh lương thực và đang phát triển theo hướng bền vững, lâm nghiệp phát triển và thủy sản đang phát triển nhanh vươn ra trở thành ngành mũi nhọn.
2.3.2. Chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp
Do điều kiện tự nhiên nên địa hình ở huyện Đại Lộc bị chia cắt thành nhiều vùng sản xuất nhỏ lẻ, độ cao địa hình thấp dần từ Tây sang Đông nên thích hợp cho việc trồng cây lúa nước 2 mùa vụ trong năm, trồng xen canh các loại cây hoa màu và các hàng nông sản khác như dưa, đậu leo, khổ qua… ở vùng đất phù sa. Chính vì vậy, nông nghiệp ở Đại Lộc là ngành có vị trí rất quan trọng, là điều kiện phát triển kinh tế của mỗi hộ nông dân và của toàn huyện.
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc (theo giá so sánh)
Đvt: triệu đồng
Năm Tổng Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
2010 883,483 686,699 156,714 40,070 2011 918,942 706,058 172,653 40,231 2012 952,629 677,982 234,405 40,242 2013 975,463 678,616 255,949 40,898 2014 995,427 678,928 275,217 41,282 2015 1,052,578 683,539 327,279 41,760
(Nguồn: chi cục thống kê, huyện Đại Lộc)
Số liệu từ bảng 2.7 thể hiện giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2015 tăng (883,483 triệu đồng năm 2010 tăng lên 1,052,578 triệu đồng năm 2015). Đó là nhờ sự đóng góp của ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong đó, ngành chăn nuôi có tốc độ phát triển cao nhất (từ 156,714 triệu đồng năm 2010 tăng lên 327,279 triệu đồng năm 2015).
điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ nông dân có điều kiện xây dựng trại chăn nuôi có số lượng xuất chuồng hằng năm khá lớn, trên hàng ngàn lợn thịt/trại/năm như: xã Đại Chánh, Đại Tân, Đại Quang, Đại Hiệp…; đồng thời, tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp tạo mối liên kết, duy trì, phát triển trại chăn nuôi lợn thịt có sản lượng xuất chuồng 2.000 - trên 8.000 con/năm. Vận dụng cơ chế theo Quyết định số 35/QĐ-UBND của UBND tỉnh hỗ trợ một số hộ nông dân phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại theo hướng chuyên dụng thịt. Đây là cơ hội để ngành chăn nuôi huyện Đại Lộc phát triển theo hướng hàng hóa trong những năm đến.
Bảng 2.8. Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc
Năm Tổng (%) Trồng trọt (%) Chăn nuôi (%) Dịch vụ (%) 2010 100.00 77.73 17.74 4.54 2011 100.00 76.83 18.79 4.38 2012 100.00 71.17 24.61 4.22 2013 100.00 69.57 26.24 4.19 2014 100.00 68.20 27.65 4.15 2015 100.00 64.94 31.09 3.97
Số liệu từ bảng 2.8 và biểu đồ 2.3 cho thấy ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc có cơ cấu chuyển đổi theo hướng tốt. Giai đoạn 2010-2015, cơ cấu ngành trồng trọt có xu hướng giảm (từ 77.73% năm 2010 xuống 64.94% năm 2015). Kết quả này là do quá trình CNH-HĐH, xây dựng các cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng…đã làm thu hẹp diện tích đất sản xuất. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khách quan(thời tiết, dịch bệnh…) và chủ quan(thủy điện xả lũ, nông dân bỏ ruộng…) đã làm ảnh hưởng đến cơ cấu ngành trồng trọt. Cơ cấu ngành chăn nuôi có xu hướng tăng (từ 17.74% năm 2010 lên 31.09% năm 2015) là nhờ sự quan tâm đầu tư của UBND huyện với những chính sách như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp tăng nhưng cơ cấu lại giảm nhẹ (4.54% năm 2010 xuống 3.97% năm 2015).
Trong những năm qua, Đại Lộc đã chú trọng phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi với nhiều chính sách hỗ trợ vốn thành lập tổ hợp tác, liên kết với doanh nghiệp lai tạo giống lai có năng suất cao, tìm kiếm đầu vào và đầu ra bao tiêu cho sản phẩm.
2.3.3.Chuyển đổi cơ cấu ngành lâm nghiệp
Trong những năm qua, huyện đã phối hợp với Ban quản lý trồng rừng của tỉnh kiểm tra, khôi phục và bàn giao quản lý rừng bền vững KFW6 cho các địa phương. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các xã vùng núi chăm sóc, trồng bổ sung thực hiện dự án khôi phục cây bản địa Loòng boong.
Tiếp nhận hạt giống keo lai Úc theo chương trình trồng trình diễn keo lai Úc của tỉnh; tổ chức hợp đồng gieo ươm cây con, lập phương án xây dựng mô hình trình diễn trồng keo lai Úc trên địa bàn huyện. Hằng năm, kiểm tra và hướng dẫn lập vườn ươm cây con cho kế hoạch trồng rừng. Kết quả trồng rừng năm 2015 đạt diện tích 1.650 ha.
Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được tăng cường. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, định hướng, tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, phát triển lâm nghiệp, nâng cao hiệu
quả sử dụng đất lâm nghiệp.
Bảng 2.9. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Đại Lộc (theo giá so sánh) Đvt: triệu đồng Năm Tổng Trồng và chăm sóc rừng Khai thác gỗ và lâm sản khác Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ Dịch vụ 2010 20,920.0 2,107.0 17,739.0 1,060.0 14.0 2011 31,506.0 2,316.0 27,633.2 1,532.0 24.8 2012 36,543.0 2,043.0 32,068.0 2,402.0 30.0 2013 49,972.0 2,367.0 45,185.0 2,388.0 32.0 2014 58,800.0 2,364.0 50,722.0 5,678.0 36.0 2015 60,425.0 3,126.0 51,034.0 5,970.0 295.0
(Nguồn: chi cục thống kê, huyện Đại Lộc)
Bảng 2.9 cho thấy giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2015 tăng đáng kể (từ 20,920 triệu đồng năm 2010 lên 60,425 triệu đông năm 2015). Đó là nhờ sự phát triển của tất cả các ngành trồng và chăm sóc rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác, thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ, dịch vụ lâm nghiệp. Với chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng lâm sản, chủ yếu là gỗ đã kích thích ngành lâm nghiệp của huyện trong giai đoạn 2010-2015 tăng trưởng với tốc độ tăng gần 30%.
Bảng 2.10. Cơ cấu ngành lâm nghiệp huyện Đại Lộc Năm Tổng (%) Trồng và chăm sóc rừng (%) Khai thác gỗ và lâm sản khác (%) Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ (%) Dịch vụ (%) 2010 100.00 10.07 84.79 5.07 0.07 2011 100.00 7.35 87.71 4.86 0.08 2012 100.00 5.59 87.75 6.57 0.08 2013 100.00 4.74 90.42 4.78 0.06 2014 100.00 4.02 86.26 9.66 0.06 2015 100.00 5.17 84.46 9.88 0.49
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu ngành lâm nghiệp huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2015
Số liệu từ bảng 2.10 và biểu đồ 2.4 cho thấy cơ cấu ngành trồng và chăm sóc rừng có xu hướng giảm (từ 10.07% năm 2010 xuống còn 5.17% năm 2015), các ngành khác có tỷ trọng tăng giảm không ổn định. Giai đoạn 2010- 2013, ngành khai thác gỗ và lâm sản khác có xu hướng tăng (từ 84.79% năm 2010 lên 90.42% năm 2013). Giai đoạn này, Đại Lộc chỉ quan tâm đến khai
thác lâm sản để đẩy mạnh xuất khẩu nhưng chưa chú trọng đến trồng và chăm sóc rừng. Đến giai đoạn 2013-2015, tỷ trọng ngành khai thác gỗ và lâm sản khác lại có xu hướng giảm xuống còn 84.46%. Chính quyền địa phương đã có hướng điều tiết xuất khẩu hàng lâm sản, điều này có tác động tích cực giúp cho cơ cấu ngành trồng và chăm sóc rừng và ngành thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ có xu hướng tăng.
2.3.4.Chuyển đổi cơ cấu ngành thủy sản
Hằng năm, huyện hỗ trợ cho nông dân con giống và kỹ thuật để tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá lồng bè trên mặt nước lớn ở lòng hồ và các ao, bàu, đầm đạt kết quả rất tốt. Một số nông dân đã tự thực hiện chuyển đổi từ các loại cá nuôi truyền thống như Rô phi, Trắm cỏ, Trôi, Mè, Chép sang nuôi các loại cá có hiệu quả kinh tế cao hơn như cá Diêu Hồng, cá Lóc, cá Tra, cá Lăng trên lồng bè, nuôi Lươn không bùn, nuôi cá Chình… Số lồng bè hiện có tính đến năm 2015 là: 74 lồng, thể tích trên 5.300 m3. Sản lượng cá trong năm 2015 thu được trên 650 tấn; trong đó, cá nuôi: 625 tấn và đánh bắt tự nhiên: 25 tấn.
Bảng 2.11. Giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Đại Lộc (theo giá so sánh)
Đvt: triệu đồng
Năm Tổng Khai thác Nuôi trồng
2010 11,118 529 10,589 2011 34,238 465 33,773 2012 30,202 423 29,779 2013 33,330 487 32,843 2014 35,290 584 34,706 2015 35,524 634 34,890
(Nguồn: chi cục thống kê, huyện Đại Lộc)
Bảng 2.11 thể hiện trong giai đoạn 2010-2015, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng đáng kể (từ 11,118 triệu đồng năm 2010 tăng lên đến 35,524
triệu đồng năm 2015). Trong giai đoạn này, ngành nuôi trồng có giá trị sản xuất tăng cao (từ 10,589 triệu đồng năm 2010 tăng lên đến 34,890 triệu đông năm 2015); ngành khai thác lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2012 và tăng ở giai đoạn 2012-2015. Nhưng nhìn chung, ta thấy ngành nuôi trồng vẫn chiếm ưu thế và đóng góp đáng kể cho ngành thủy sản huyện Đại Lộc.
Bảng 2.12. Cơ cấu ngành thủy sản huyện Đại Lộc
Năm Tổng (%) Khai thác (%) Nuôi trồng (%) 2010 100.00 4.76 95.24 2011 100.00 1.36 98.64 2012 100.00 1.40 98.60 2013 100.00 1.46 98.54 2014 100.00 1.65 98.35 2015 100.00 1.78 98.22
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu ngành thủy sản huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2015
Số liệu từ bảng 2.12 và biểu đồ 2.5 cho thấy, cơ cấu ngành thủy sản trong giai đoạn 2010-2011 có sự chuyển đổi tích cực, ngành khai thác giảm từ
4.76% xuống 1.36%, ngành nuôi trồng tăng từ 95.24% lên 98.64%. Trong giai đoạn 2011-2015, cơ cấu ngành khai thác có xu hướng tăng(từ 1.36% tăng lên 1.78%), ngành nuôi trồng có xu hướng giảm(từ 98.64% giảm xuống 98.22%). Nhìn toàn bộ giai đoạn này, ta thấy ngành nuôi trồng vẫn chiếm ưu thế và đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất của toàn ngành thủy sản.