Đối với UBND huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng biện pháp sinh học thay thế cho sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của hộ nông dân trường hợp huyện hòa vang, TP đà nẵng (Trang 84 - 108)

6. Tổng quan nghiên cứu

4.1.1. Đối với UBND huyện

Nông nghiệp sinh học là một phƣơng thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trƣờng, góp phần quan trọng để phục hổi, bảo vệ môi trƣờng sinh thái tự nhiên và sức khỏe con ngƣời, vì vậy tiềm năng về thị trƣờng rất rộng và đang đƣợc ứng dụng rộng rãi. Theo kết quả nghiên cứu, trong các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng PPSH thì nhân tố chuẩn chủ quan tác động đến ý định sử dụng PPSH lớn nhất. Đối với nhân tố Chuẩn chủ quan, kết quả cho thấy ảnh hƣởng của ngƣời tiêu dùng có tác động mạnh nhất, sau đó là chuyên gia nông nghiệp và chính quyền địa phƣơng, và những ngƣời xung quanh. Vì thế, cần xây dựng các chƣơng trình vận động tập huấn nâng cao kiến thức sử dụng PPSH cho bà con trong cùng một thôn xã vì trồng lúa cũng giống nhƣ sản xuất các nông sản khác cần có tính đồng bộ cao, có nghĩa là nếu muốn sản xuất lúa hữu cơ thì cả thôn phải cùng nhau sản xuất, nếu một ngƣời không tuân theo vẫn sử dụng PPHH thì sẽ ảnh hƣởng tới đồng rộng của những ngƣời khác. Ngoài ra, ngƣời tiêu dùng là một trong những nhân tố tác động mạnh tới ý định sử dụng PPSH của ngƣời nông dân, do đó chính quyền địa phƣơng cần có tổ chức giới thiệu sản phẩm lúa sạch tới ngƣời tiêu dùng thông qua những hội chợ quảng bá nông sản. Đồng thời, xây dựng thƣơng hiệu lúa sạch hữu cơ cho

những vùng sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn chất lƣợng tạo niềm tin cho ngƣời tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm lúa của địa phƣơng.

Về nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi, qua nghiên cứu cho thấy đây là nhân tố tác động đến ý định sử dụng PPSH của nông dân trồng lúa Huyện Hòa Vang. Ngƣời nông dân chấp nhận việc sản xuất lúa hữu cơ khi họ có những kinh nghiệm kiến thức hoặc sẵn lòng tham gia các lớp tập huấn về các PPSH, ngoài ra những điều kiện về diện tích đất nông nghiệp cũng tác động đến ý định của họ. Để thực hiện canh tác lúa theo PPSH có hiệu quả chính quyền địa phƣơng cần mở nhiều lớp tập huấn để trang bị kiến thức cho nông dân về PPSH để họ tự tin tham gia vào sản xuất lúa hữu cơ. Mặt khác, tổ chức các hội nghị đầu bờ để nông dân và nhà khoa học gặp nhau tra đổi thảo luận, nâng cao nhận thức và kĩ năng trong sử dụng PPSH của ngƣời nông dân. Tỉ lệ nông dân có sử dụng thuốc hóa học còn cao do chƣa có loại chế phẩm sinh học thay thế hoặc giá còn cao. Do đó, Huyện nên có các chính sách hỗ trợ chi phí sử dụng PPSH cho ngƣời dân để khuyến khích ngƣời dân tham gia nông nghiệp sinh học nhiều hơn. Cần có cơ chế chính sách hỗ trợ để đầy mạnh phát triển nông nghiệp sinh học, trong đó cần tập trung khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh doanh phân bón hữu cơ sinh học, chế phẩm bảo vệ thực vật đẩy mạnh liên kết giữ các nhà khoa học và các doanh nghiệp thông qua hợp đồng chuyển giao những kết quả nghiên cứu về phân hữu cơ sinh học, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học, kết quả sản xuất các mô hình nông nghiệp sinh học và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lúa sạch sản xuất theo PPSH. Việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất là vô cùng quan trọng. Ngƣời dân sản xuất ra sản phẩm có đầu ra ổn định bán đƣợc giá cao khiến họ hăng hái tham gia sản xuất. Từ việc hỗ trợ cho sản xuất lúa theo PPSH ban đầu cho đến khi ngƣời dân có thể thấy đƣợc các lợi ích kinh tế từ PPSH mang lại dần dần họ sẽ chủ động thực hiện mà không cần đến sự hỗ trợ từ chính quyền quá nhiều.

Theo kết quả nghiên cứu ta thấy rằng mặc dù có rất nhiều rào cản tồn tại trong khi ngƣời dân thực hiện nông nghiệp sinh học nhƣng vẫn không có tác động mạnh lớn tới ý định sử dụng PPSH của ngƣời dân, chứng tỏ nhận thức của ngƣời nông dân Hòa Vang đã rất tiến bộ và sẵn sang vƣợt qua rào cản để thực hiện ý định sử dụng PPSH miễn là đƣợc thúc đẩy bởi nhân tố chuẩn chủ quan.

Đối với nhân tố Nhận thức về môi trƣờng, kết quả nghiên cứu cho thấy khi ngƣời dân có nhận thức tốt về môi trƣờng thì ý định sử dụng PPSH cao. Chính quyền địa phƣơng cần xây dựng các chƣơng trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức về môi trƣờng đối với mọi tầng lớp nông dân.

4.1.2. Đối với phòng NN&PTNT huyện

Hiện các nhà khoa học vẫn tranh cãi về việc liệu nông nghiệp hữu cơ có thể nuôi sống thế giới, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng trong khi cung cấp việc làm bền vững và thực phẩm giàu dinh dƣỡng, giá cả phải chăng hay không. Một số thách thức khác vẫn chƣa có đƣợc lời giải là vấn đề tăng năng suất của canh tác hữu cơ để thu hẹp khoảng cách sản lƣợng với các trang trại thông thƣờng và liệu có đủ phân bón hữu cơ để sản xuất tất cả thực phẩm trên thế giới. Nhƣng chúng ta có nên tiếp tục sử dụng thực phẩm hữu cơ và mở rộng đầu tƣ vào canh tác hữu cơ? Câu trả lời là có. Nông nghiệp hữu cơ cho thấy những hứa hẹn đáng kể trong nhiều lĩnh vực và vì vậy, cần coi đó là một công cụ quan trọng để phát triển nông nghiệp toàn cầu bền vững hơn.

Theo các chuyên gia, lối thoát của sản xuất nông nghiệp hiện nay chính là phải phát triển trên cơ sở sử dụng các biện pháp canh tác và bảo vệ thực vật theo hƣớng hữu cơ sinh học. Áp dụng những quy trình sản xuất tiên tiến ở nhiều cấp độ nhƣ: sản xuất rau an toàn, VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...Điều này nhằm bảo đảm đất khỏe, cây khỏe và môi trƣờng khỏe trong một hệ thống sản xuất nông nghiệp

bền vững, cung cấp các loại nông sản an toàn, vệ sinh thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ không phải là việc đơn giản. Vì vậy, các ban ngành cần phải nỗ lực để khuyến khích ngƣời dân tham gia vào sản xuất lúa hữu cơ.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, ý kiến của những chuyên gia nông nghiệp có tác động mạnh tới ý định sử dụng PPSH của nông dân Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Phòng NN&PTNT huyện nên thƣờng xuyên cử chuyên gia nông nghiệp thăm đồng theo dõi tình hình ở những thôn xã đã thực hiện canh tác lúa hữu cơ để kịp thời hƣớng dẫn cho bà con nông dân cách sử dụng PPSH trong suốt quá trình trồng lúa từ khi làm đất đến khi thu hoạch để đảm bảo nông dân không sử dụng các chất hóa học hoặc sử dụng rất ít. Nên tiếp tục đẩy mạnh và triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tƣ vùng sản xuất, chế biến và bảo quản lúa sau thu hoạch đạt chất lƣợng tốt. Phát triển nông thôn đô thị tạo thành các chuỗi cung ứng lúa gạo để ngƣời dân tập trung sản xuất lúa hữu cơ mà không phải lo đến đầu ra của sản phẩm. Phòng NN&PTNT huyện có những đề án ứng dụng cơ giới hóa, khuyến nông, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất lúa hữu cơ nhằm nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng lúa của địa phƣơng. Mặt khác, đối với những thôn xã chƣa áp dụng PPSH trong sản xuất lúa thì cần có tổ chức nhiều buổi tuyên truyền tập huấn về lợi ích của sử dụng PPSH vì theo nghiên cứu chỉ ra rằng khi ngƣời dân có nhận thức về lợi ích sử dụng PPSH càng cao thì ý định sử dụng PPSH cao. Do đó khi ngƣời dân đã có ý thức về những lợi ích mà PPSH mang lại họ sẽ tự nguyện tham gia trồng lúa hữu cơ cũng nhƣ khuyên những ngƣời nông dân khác cùng làm theo. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những nông dân có nhận thức kiểm soát hành vi tốt thì có ý định sử dụng PPSH cao. Ngƣời nông dân huyện Hòa Vang có đủ diện tích ruộng đồng, cũng nhƣ năng lực và sự nhiệt tình để tham gia trồng lúa hữu cơ miễn là phòng NN&PTNT huyện có những

chƣơng trình hƣớng dẫn cụ thể để những ngƣời nông dân cùng nhau canh tác lúa hữu cơ. Đề nghị phối hợp với các ban ngành nhà khoa học hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến chứng nhận chất lƣợng gạo sản xuất theo hƣớng sinh học, thanh tra, giám sát liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, lúa gạo hữu cơ phải đƣợc chứng nhận và tiêu thụ theo đúng quy chuẩn, chất lƣợng gạo sạch. Đồng thời, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phƣơng nên thực hiện những chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho ngƣời dân, nhà khoa học nghiên cứu kết hợp với các doanh nghiệp để sản xuất, chế biến gạo sạch theo hƣớng sinh học đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, cải thiện đời sống nông dân trồng lúa.

4.2. CÁC HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu nào cũng có những mặt hạn chế của nó và nghiên cứu này cũng không ngoại lệ:

Thứ nhất, ý định sử dụng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣng do nguồn lực hạn chế, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu với một số ít nhân tố gồm 5 nhóm nhân tố là Nhận thức sự hữu ích của PPSH, Nhận thức về cải thiện môi trƣờng, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi và Nhận thức về rào cản.

Thứ hai, với số lƣợng mẫu chƣa lớn, chỉ có 340 mẫu kết quả mô hình chỉ giải thích đƣợc 57.1% ý định sử dụng. Ngoài ra, mẫu thu thập đƣợc phân bố không đều cho từng nhóm điều tra tại từng thôn, xã (Ví dụ: thôn An Trạch xã Hòa Tiến, Thôn La Châu xã Hòa Khƣơng, thôn Trà Kiểm xã Hòa Phƣớc, Thôn Cẩm Toại Đông xã Hòa Phong…) của huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng và điều này có thể gây ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu. Do đó, những nghiên cứu tiếp theo cần lấy mẫu lớn hơn và phân bố đồng đều các mẫu thu thập trên khắp địa bàn Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Thứ ba, là hạn chế của phƣơng pháp phân tích dữ liệu, nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích hồi quy đa biến để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tuy nhiên, phép phân tích này không cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau.

Thứ tƣ, là giải pháp còn mang tính định tính và chƣa đánh giá đƣợc những trở ngại khi thực hiện các giải pháp trên.

Thứ năm, đề tài chƣa xem xét yếu tố doanh nghiệp tác động tới ý định sử dụng PPSH của ngƣời nông dân trồng lúa. Do đó, những nghiên cứu tiếp theo cần xem xét yếu tố này trong mô hình nghiên cứu

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng hổi của xã hội. Đặc biệt là lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa đã dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con ngƣời và môi trƣờng thì việc ứng dụng phát triển nông nghiệp sinh học đang là niềm hi vọng cho việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch, chất lƣợng để phát triển bền vững ở Việt Nam. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây sản xuất nông sản sạch theo PPSH đang đƣợc các địa phƣơng trong cả nƣớc quan tâm và là hƣớng phát triển tất yếu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Đối với các tỉnh miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng thì việc sản xuất lúa hữu cơ ngoài việc tạo ra các sản phẩm sạch, chất lƣợng, an toàn cho ngƣời tiêu dùng còn góp phần cải thiện đời sống của nông dân trồng lúa tại các địa phƣơng của Huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Mặc dù PPSH có nhiều ƣu điểm tuy nhiên trong thực tế tỉ lệ ngƣời dân tham gia trồng lúa theo PPSH lại chƣa cao. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến ý định sử dụng PPSH của nông dân Huyện Hòa Vang, Tp Đà Nẵng.

Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến học thuyết dự định hành vi và mô hình chấp nhận công nghệ từ đó đƣa ra mô hình nghiên cứu phù hợp cho luận văn. Dựa trên những nghiên cứu trƣớc đây tác giả đã tổng hợp và đề xuất nên các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng PPSH thay thế cho PPHH của nông dân Huyện Hòa Vang Thành Phố Đà Nẵng. Thông qua việc đánh giá thanh đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng PPSH thay thế cho PPHH bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng mô hình hồi quy đa biến kết hợp với phân tích ANOVA cho thấy các yếu tố có ảnh hƣởng với các mức độ tác động của các nhân tố đến ngƣời sản xuất lúa mạnh nhất là nhân tố Chuẩn chủ quan, Nhận thức sự hữu ích của PPSH, Nhận thức kiểm

soát hành vi và Nhận thức về cải thiện môi trƣờng. Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo để những nhà hoạch định chính sách xem xét và tác động những nhân tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến việc chấp nhận tham gia nông nghiệp hữu cơ của nông dân.

Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết dự định hành vi kết hợp với các nghiên cứu đã có trên thế giới về vai trò của ý định đối với hành vi của con ngƣời và các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định. Cụ thể, đề tài đã kết hợp giữa lý thuyết từ các nghiên cứu trƣớc đây và nghiên cứu đã xây dựng mô hình và kiểm định thực tiễn mô hình ở Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Mô hình nghiên cứu đề xuất 5 nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng PPSH của nông dân trồng lúa huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng là nhận thức sự hữu ích của PPSH, nhận thức về cải thiện môi trƣờng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức về rào cản với 31 biến quan sát. Sau khi, sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố, đánh giá độ tin cậy của thang đo, có 10 biến bị loại. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định ý định sử dụng PPSH ảnh hƣởng bởi 4 nhân tố (nhân tố rào cản có hệ số tƣơng quan Pearson âm nên bị loại bỏ), xếp theo thứ tự từ mạnh nhất đến yếu dần, đó là chuẩn chủ quan, nhận thức sự hữu ích của PPSH, nhận thức kiểm soát hành vi, và nhân tố nhận thức về cải thiện môi trƣờng.

Ngoài ra, kết quả kiểm định cho thấy các yếu tố về nhân khẩu học nhƣ giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập không tạo ra sự khác biệt trong ý định sử dụng PPSH của ngƣời nông dân trồng lúa huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng nhƣng có sự khác biệt giữa địa phƣơng sinh sống do có sự ủng hộ và khuyến khích của chính quyền địa phƣơng trong việc sản suất lúa theo PPSH tập trung vào một số thôn xã thí điểm. Dó đó, chính quyền địa phƣơng cần phải có các chính sách, chƣơng trình phù hợp để thúc đẩy ngƣời dân tham gia vào nông nghiệp sinh học

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng điều tra khảo sát chính thức THƢ NGỎ

Xin chào Anh/Chị,

Tôi tên là Lâm Hồng Nhung, đang học tập tại trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng biện pháp sinh học thay thế cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của hộ nông dân: trƣờng hợp huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng”.

Tôi rất mong sự hỗ trợ của Anh/Chị bằng việc trả lời các câu hỏi sau đây. Nội dung trả lời của quý Anh/Chị chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và đƣợc trình bày ở dạng thống kê. Các thông tin cá nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng biện pháp sinh học thay thế cho sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của hộ nông dân trường hợp huyện hòa vang, TP đà nẵng (Trang 84 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)