6. Tổng quan nghiên cứu
2.3. XÂY DỰNG THANG ĐO
2.3.1. Thang đo ban đầu
2.3.1.1. Nhận thức sự hữu ích của PPSH (PU)
Bằng công nghệ sinh học nông nghiệp, các nƣớc trên thế giới đã tạo ra đƣợc nhiều sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác cho con ngƣời. Trong quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, các khâu từ sản xuất giống, kiểm soát điều kiện canh tác, nuôi trồng và cuối cùng là công nghệ sau thu hoạch đều có thể ứng dụng công nghệ sinh học nhằm mục tiêu nâng cao sản lƣợng nông nghiệp và cuối cùng là chất lƣợng sản phẩm phục vụ nhu cầu con ngƣời. Nông nghiệp hữu cơ thƣờng mang lại nhiều lợi nhuận - lên tới 35%, theo các nghiên cứu ở Bắc Mỹ, châu Âu và Ấn Độ - so với phƣơng thức sản xuất thông thƣờng. Nó cũng mang lại nhiều cơ hội việc làm ở nông thôn do cần nhiều lao động hơn. Đối với ngƣời lao động, điều tốt nhất của nông nghiệp hữu cơ là tránh cho họ sự tiếp xúc với các chất hóa học độc hại.
Mô hình sản xuất lúa theo PPSH đem lại hiệu quả cao giúp nông dân cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững. Khoa, (1999) cho rằng PPSH mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời nông dân nhƣ (1) tiết kiệm chi phí giống, phân bón nƣớc tƣới, (2) giảm việc sử dụng chất hóa học nên giảm nguy cơ nông dân bị nhiễm độc trong quá trình phun các các loại thuốc hóa học để bảo vệ đồng lúa, đảm bảo năng suất lúa ổn định, giảm thất thoát sau thu hoạch, (3) sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng vì an toàn cho sức khỏe nên sản xuất ra đến đâu bán hết đến đó với (4) giá thành cao mang lại (5) hiệu quả kinh tế cao và lâu dài.
Nghiên cứu của D. Laepple and T. Donnellan (2008) lợi ích của PPSH mang lại cho ngƣời dân của là (1) thu nhập nông trại ngày càng tăng do hỗ trợ cao hơn thanh toán và (2) nhận giá cao hơn (3) tiết kiệm hơn (4) hiệu quả
kinh tế cao, an toàn với ngƣời và động vật, (5) hiệu quả bền vững lâu dài . Ngoài ra, D. Läpple and H. Kelley (2010) cho rằng PPSH giúp (1) giảm phí phân bón, (2) ngƣời dân nhận đƣợc mức giá cao hơn do đó (3) thu nhập tăng.
Tác giả xây dựng các thang đo cho nhân tố Nhận thức lợi ích PPSH và đƣợc tổng hợp ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thang đo nhận thức sự hữu ích của PPSH
Mã Thang đo
A1 Sử dụng PPSH thuận tiện
A2 Sử dụng PPSH an toàn vì giúp tôi giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc từ thuốc trừ sâu hóa học
A3 Sử dụng PPSH khiến tôi bán đƣợc nhiều hàng hơn do đƣợc nhiều ngƣời tin dùng
A4 Chi phí sử dụng PPSH thấp
A5 Sử dụng PPSH giúp tôi nhận đƣợc mức giá cao hơn A6 Nâng cao thu nhập
A7 Sử dụng PPSH mang lại hiệu quả cao và lâu dài.
2.3.1.2. Nhận thức về việc cải thiện môi trường (EA)
Trong suốt quá trình canh tác nông nghiệp con ngƣời đã sử dụng các hợp chất hóa học để bảo vệ thực vật, chúng chẳng những độc đối với các sinh vật gây hại mà còn độc đối với các sinh vật có ích, bao gồm cả loài động vật máu nóng, kể cả con ngƣời. Nhiều ngƣời lên án biện pháp hóa học bảo vệ thực vật, cho đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trƣờng, làm cho nông nghiệp trở nên không sạch. Có ngƣời đề nghị cấm sử dụng các chất hóa học bảo vệ thực vật trong nông nghiệp và phải đƣợc thay thế bằng các nhóm biện pháp khác nhƣ sinh học, kỹ thuật canh tác v.v…để phòng trừ sinh vật gây hại. Một số tác hại của PPHH nhƣ các chất hóa học có thể tích tụ lại trong đất làm cho đất bị nhiễm độc, trở thành không trồng trọt đƣợc mặt khác chúng thể bị
giữ lại trong nông sản và từ đó đi vào cơ thể ngƣời, gây độc cho ngƣời sử dụng. Ngoài ra, các chất hóa học bảo vệ thực vật gây ra những ảnh hƣởng xấu đối với các loài sinh vật trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Bên cạnh việc các hóa chất bảo vệ thực vật tiêu diệt các loài sinh vật gây hại, chúng cũng có thể giết chết côn trùng và các loài sinh vật có ích khác, từ đó giải phóng cho một số loài sinh vật gây hại khỏi sự kiềm chế của các loại thiên địch và vì vậy chúng hoạt động mạnh hơn, gây hại nhiều hơn. Thêm vào đó, ngƣời nông dân dùng thuốc không đúng cách, đúng liều lƣợng có thể làm tăng dần tính quen thuốc, làm phát sinh tính kháng thuốc ở một số loài sinh vật gây hại.
Hƣớng phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới là sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền vững, thân thiện với môi trƣờng, giảm sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm không khí, đất và nƣớc, an toàn cho sức khỏe ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng là nhu cầu phát triển chung của xã hội. Các chế phẩm sinh học hoàn toàn không độc hại tới cây trồng, sản phẩm, con ngƣời, môi trƣờng và các thiên địch có ích. Có chuyên tính chọn lọc rất cao, có hiệu lực hấp dẫn rất cao, thời gian bảo tồn hiệu lực kéo dài, liều lƣợng sử dụng cực nhỏ nhƣng diện tích có hiệu lực khá rộng, không làm cho sâu phát triển tính kháng thuốc, và ngƣời nông dân dễ áp dụng, dễ theo dõi đƣợc sâu hại phát sinh trên ruộng.
Trong nghiên cứu của E. Defrancesco, P.Gatto, F.Runge, and S, Trestini, (2006) đã khám phá không chỉ các yếu tố cấu trúc kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến quyết định của nông dân tham gia hay không vào nông nghiệp môi trƣờng (AEM), mà còn là thái độ (1) và niềm tin (2) của họ đối với môi trƣờng xung quanh. Genius, M., Pantzios, C.J., Tzouvelekas, V., (2006) cũng cho thấy nhận thức về môi trƣờng là một trong những yếu tố thúc đẩy việc chấp nhận canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Tác giả xây dựng các thang đo cho nhân tố Nhận thức về việc cải thiện môi trƣờng và đƣợc tổng hợp ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thang đo Nhận thức về việc cải thiện môi trường
Mã Thang đo
B1 Sử dụng PPHH làm ra tăng ô nhiễm môi trƣờng và dƣ lƣợng hóa học trong đất, nguồn nƣớc, ô nhiễm không khí.
B2 Sử dụng PPHH khiến sâu bệnh và vi virut dễ dàng kháng thuốc và trở nên nguy hiểm hơn.
B3 Sử dụng PPSH là biện pháp thân thiện với môi trƣờng, khắc phụ đƣợc những nhƣợc điểm của PPHH.
B4 Sản phẩm của tôi sạch hơn khi áp dụng những PPSH trên đồng lúa của mình vì không bị tồn dƣ thuốc hóa học
B5 PPSH giúp bảo vệ thiên địch và những loài sinh vật có ích trên đồng lúa nhƣ chim, ong, các loại nấm có ích.
2.3.1.3. Chuẩn chủ quan (SN)
Chuẩn chủ quan đại diện cho nhận thức về áp lực xã hội hoặc ảnh hƣởng từ ngƣời khác đến việc thực hiện hành vi (Ajzen, 2005). Đó là ý kiến của những ngƣời quan trọng của cá nhân đƣợc khảo sát, ý kiến cộng đồng và các chính sách khuyến khích của chính quyền thành phố. Caroline Hattam, (2006) cho rằng (1) truyền thông hiệu quả là một phƣơng pháp hữu hiệu để gây ảnh hƣởng đến niềm tin có ý định, nếu sản xuất hữu cơ khuyến khích giữa (2) những ngƣời sản xuất, sự ảnh hƣởng đến từ các đối tƣợng có tác động lớn nhất trong chuỗi (3) các nhà nông học và các nhà cung cấp đầu vào, nhƣng bản chất là do(4) ngƣời tiêu dùng có tác động ảnh hƣởng vô cùng lớn tới phong trào hữu cơ. Nghiên cứu của D. Läpple and H. Kelley (2010) cũng chỉ ra rằng hành động tham gia vào sản xuất hữu cơ của ngƣời nông dân bị ảnh hƣởng bởi: (1) gia đình, (2) những ngƣời nông dân khác, (3) cố vấn trang trại, (4) hội thảo nông nghiệp. Trong nhóm ý kiến của cộng đồng, tác giả có đề
xuất thêm ảnh hƣởng của cơ quan, chính quyền địa phƣơng. Thang đo cho nhóm yếu tố Chuẩn chủ quan đƣợc trình bày trong bảng 3.
Bảng 2.3: Thang đo Chuẩn chủ quan
Mã Thang đo
C1 Gia đình khuyên tôi nên sử dụng PPSH
C2 Hàng xóm bạn bè khuyên tôi nên sử dụng PPSH
C3 Ngƣời tiêu dùng muốn sử dụng các sản phẩm sạch và chất lƣợng C4 Những chuyên gia nông nghiệp khuyên tôi nên sử dụng PPSH C5 Chính quyền địa phƣơng có các biện pháp khuyến khích sử dụng
PPSH
2.3.1.4. Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)
Đo lƣờng nhận thức chủ quan của mỗi cá nhân đối với việc thực hiện hành vi là dễ dàng hay khó khăn và các yếu tố tạo điều kiện hoặc cản trở hoạt động của hành vi (Ajzen, 2005).Doris Läppleand Hugh Kelley (2010) đã cho rằng các nhân tố (1) hiểu biết và kĩ năng, (2) thời gian tiếp nhận, (3) điều kiện trang trạng và (4) trang trại không thuốc hóa học ảnh hƣởng tới nhân thức kiểm soát hành vi. Rehman, T. và cộng sự (2007) cho rằng các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi của nông dân khi áp dụng hữu cơ là (1) kiến thức, kỹ năng hữu cơ của nông dân và (2) thời gian nuôi trồng hữu cơ. Kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu Nông dân trồng chuối chấp nhận thực hành nông nghiệp bền vững ở Vùng cao Việt Nam: Trƣờng hợp của tỉnh Quảng Trị (N.V.Thanh, C.Yapwattanaphun, 2015) cho thấy những ngƣời có có tỷ lệ chấp nhận sản xuất chuối hữu cơ cao có các yếu tố liên quan đến thu hoạch và sau thu hoạch, sử dụng kiến thức bản địa, quản lý gia súc trong các lĩnh vực, luân canh và khống chế cỏ dại; trong khi đó, những ngƣời đƣợc phỏng vấn có tỉ lệ chấp nhận ở mức thấp hoặc không muốn áp dụng có liên quan đến việc sử dụng đầu vào (đất, nƣớc, hóa chất và cây giống), quản lý chất lƣợng sản phẩm, liên kết trong tiêu thụ, hợp tác sản xuất và nhãn hiệu sản phẩm. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng cho thấy có 5 yếu tố ảnh hƣởng đáng kể đến việc áp dụng phƣơng pháp sinh học của nông dân, cụ thể là (1) nhận thức nông nghiệp bền vững, (2) tình trạng kinh tế, (3) các khóa học mở rộng, (4) giáo dục và (5) tính khả thi của thực tiễn trong đó nhận thức nông nghiệp bền vững có ảnh hƣởng lớn nhất đến việc áp dụng sản xuất nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu khuyến cáo rằng những nỗ lực để tăng cƣờng áp dụng SAP của nông dân trồng chuối nên tập trung vào việc cải thiện nhận thức nông nghiệp bền vững, đặc biệt là nhận thức về đầu vào cũng nhƣ nâng cao kiến thức và kỹ năng tiếp cận thị trƣờng và hợp tác sản xuất. Tác giả xây dựng các thang đo cho nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi và đƣợc tổng hợp và trình bày trong Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi
Mã Thang đo
D1 Đối với tôi, việc sử dụng PPSH là dễ dàng D2 Việc sử dụng PPSH hoàn toàn do tôi quyết định D3 Tôi có đủ diện tích trồng lúa để áp dụng PPSH
D4 Tôi có một số kiến thức và kinh nghiệm sử dụng PPSH
D5 Tôi có khả năng học đƣợc các kĩ năng sử dụng và áp dụng các PPSH lên đồng ruộng của mình
D6 Tôi sẵn sàng tham gia vào lớp tập huấn bồi dƣỡng kiến thức sử dụng PPSH trong nông nghiệp
2.3.1.5. Nhận thức về những rào cản (BA)
Trên thế giới, nông nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu đời. Theo Đ.H.Dật (2015)từ khi con ngƣời biết sử dụng chất hóa học để bảo vệ thực vật khỏi sâu bệnh và kích tăng trƣởng thì năng xuất tăng lên rất nhanh. Trong những năm vừa qua, việc dùng các chất hóa học để phòng trừ sâu bệnh ngày càng phát triển mạnh mẽ và cho đến cuối thế kỷ XX này, ở tất cả các nƣớc trên thế giới đều có dùng thuốc bảo vệ thực vật. Có thể nói: Trong một thời gian dài, các
chất hóa học bảo vệ thực vật là cứu cánh của nông dân trong công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ năng suất cây trồng. Sở dĩ nông nghiệp thâm canh ở giai đoạn hiện nay vẫn sử dụng sự trợ lực của hóa học bảo vệ thực vật là chủ yếu là vì hóa học bảo vệ thực vật có những ƣu điểm có thể tóm tắt nhƣ sau:
- Các chất hóa học thƣờng có tác dụng nhanh. Chỉ sau khi phun một thời gian ngắn, các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật có thể nhanh chóng chặn đứng tác hại của sâu, bệnh, chặn đứng các trận dịch.
- Biện pháp hóa học bảo vệ thực vật có thể trong một thời gian ngắn triển khai một cách rộng rãi trên những diện tích lớn. Biện pháp này có thể dùng đƣợc ở cả những nơi địa hình gập ghềnh ở các vùng đồi núi, mà thƣờng ở những nơi này các biện pháp bảo vệ thực vật khác cho kết quả kém.
- Biện pháp hóa học bảo vệ thực vật trong phần lớn các trƣờng hợp đều đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở nhiều nƣớc trên thế giới đã dùng một khối lƣợng lớn thuốc hóa học, ngƣời ta tính ra cứ một đồng tiền chi phí cho việc dùng thuốc hóa học trừ sâu thu đƣợc sản phẩm nông nghiệp có giá trị là 10-12 đồng. Một số trƣờng hợp cứ một đồng bỏ ra chi phí cho biện pháp hóa học thu về đƣợc 40-50 đồng, nhƣ trong trƣờng hợp thuốc hóa học trừ sâu bệnh cho cây ăn quả.
- Biện pháp hóa học bảo vệ thực vật tƣơng đối đơn giản, dễ áp dụng và có thể phổ biến rộng rãi trong sản xuất, nông dân tiếp thu và dễ sử dụng.
Các ƣu điểm của PPHH chính là rào cản ảnh hƣởng đến ý định sử dụng PPSH của nông dân.
Ngoài ra, D. Laepple and T. Donnellan, (2008) đã phát hiện một nhận thức mang tính nghịch biến của nông dân rằng khi áp dụng nông nghiệp hữu cơ, họ sẽ "sản xuất ra một sản phẩm mà chỉ những ngƣời giàu mới có thể đủ khả năng mua" dƣờng nhƣ là rào cản chính để họ thực hiện. Ảnh hƣởng này mạnh hơn cả hai nhân tố thúc đẩy chấp nhận hữu cơ, là thu nhập nông trại
ngày càng tăng do hỗ trợ cao hơn thanh toán và nhận giá cao hơn. Các cuộc phỏng vấn cá nhân cũng đã xác nhận kết quả này, vì hầu hết nông dân ngay lập tức đề cập đến họ cảm thấy không ai có thể mua đƣợc thực phẩm hữu cơ vì nó đƣợc xem là quá đắt. Dựa trên các nghiên cứu trên, các thang đo cho nhân tố Nhận thức về những rào cản đƣợc tổng hợp và trình bày ở Bảng 2.5.
Bảng 2.5: Thang đo Nhận thức về những rào cản
Mã Thang đo
E1 Tôi nghĩ sử dụng PPHH tiện lợi hơn PPSH
E2 PPHH giúp công việc của tôi nhanh hơn, tiết kiệm đƣợc thời gian và linh hoạt trong nhiều điều kiện thời tiết
E3 Tôi nghĩ chi phí sử dụng PPHH thấp hơn và đạt hiệu quả cao hơn
E4 Tôi đã quen với việc sử dụng thuốc hóa học cho đồng ruộng của mình từ lâu nay rồi.
E5 Giá mua một số chế phẩm sinh học khá đắt tôi khó có thể mua chúng
E6
Giá gạo sản xuất theo PPSH đắt nên chỉ bán đƣợc cho ngƣời thu nhập cao.
E7 Tôi tốn tiền và mất thời gian để đi học các kĩ năng sử dụng PPSH cho đồng ruộng của mình
E8 Những ngƣời xung quanh tôi vẫn sử dụng PPHH gây khó khăn cho tôi khi áp dụng PPSH vào đồng lúa của mình.
2.3.1.6. Ý định sử dụng PPSH
Borith, L., Kasem, C. & Takashi, N., (2010) đo lƣờng ý định sử dụng bằng nhiều câu nhận định nhằm khẳng định tính nhất quán và độ tin cậy của biến phụ thuộc này.
Bảng 2.6: Thang đo Ý định sử dụng PPSH
Thang đo
F1 Tôi có ý định sử dụng PPSH cho đồng rộng của mình F2 Tôi có ý định sử dụng PPSH lâu dài
F3 Tôi có ý định khuyên gia đình/ bạn bè sử dụng PPSH trong trồng lúa
2.3.2. Thang đo chính thức và bảng hỏi điều tra
Để điều chỉnh thang đo sơ bộ nhằm có đƣợc thang đo chính thức phục vụ nghiên cứu, đề tài tiến hành nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu. Phỏng vấn đƣợc thực hiện trong tháng 5 và tháng 6 năm 2018 với các đối tƣợng phỏng vấn là chuyên gia nông nghiệp am hiểu PPHH, và PPSH trong sản xuất lúa và những ngƣời sản xuất lúa tại Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nội dung: Các câu hỏi về các nhân tố tác động đến dự định sử dụng PPSH trong sản xuất lúa, các biến quan sát cho từng thang đo trong mô hình.
Kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy, mô hình nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng PPSH thay thế cho PPHH của