6. Tổng quan nghiên cứu
2.1. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Huyện Hoà Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng, có tọa độ từ 15055' đến 16013' độ vĩ Bắc và 107049' đến 108013' độ kinh Đông.
Phía Bắc giáp: các huyện Nam Đông, A Lƣới và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Nam giáp: Thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam; Phía Đông giáp: Quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng; Phía Tây giáp: Huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam;
Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự nhiên là 73 488 ha (chiếm 74.8% diện tích của thành phố Đà Nẵng), Trong đó Đất nông nghiệp 65 316 ha, đất phi nông nghiệp 7 271 ha và đất chƣa sử dụng 901.7 ha. Toàn huyện có 11 xã với 119 thôn, trong đó có 3 xã đồng bằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi [Số liệu năm 2014]. Dân số 124 844 ngƣời, mật độ dân số 172 ngƣời/km2, trên địa bàn huyện có 03 thôn với gần 1 000 đồng bào dân tộc Cơtu (thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc), thôn Phú Túc (xã Hòa Phú) và 01 thôn ngƣời Hoa sinh sống (thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh).
Kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang trong những năm qua phát triển khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm ở mức 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng Dịch vụ (tỷ lệ 51.4%) - Công nghiệp (tỷ lệ 30.5%) - Nông nghiệp (tỷ lệ 18.1%). Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp, Cơ cấu lao động: Nông nghiệp 25.84%, Công nghiệp 33.61%, Dịch vụ 40.55%. Giá trị công nghiệp xây dựng tăng bình quân 9.4%/năm. Dịch vụ phát triển khá về quy
mô, đa dang về loại hình, tốc độ tăng trƣởng 12.8%/năm, các điểm du lịch lớn trên địa bàn huyện đƣa vào khai thác hiệu quả nổi tiếng nhƣ: Khu du lịch Bà Nà Hills, Khu du lịch nƣớc nóng Phƣớc Nhơn, Khu du lịch Hòa Phú Thành, Du lịch Ngầm Đôi, Suối Hoa. Hạ tầng Thƣơng mại cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thƣơng, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 16.6%/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 27.24 triệu đồng/ngƣời/năm (năm 2015).
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 5.6%/năm, năng suất chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp đạt khá, từng bƣớc phát triển theo hƣớng hàng hóa phục vụ đô thị, ứng dụng công nghệ cao, toàn huyện có hơn 50 mô hình sản xuất đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân Nhƣ: mô hình trồng hoa Hòa Phƣớc, Hòa Tiến, Hòa Ninh, Hòa Liên; mô hình trồng nấm Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Liên, Hòa Ninh; mô hình trồng thanh long ruột đỏ Hoà Phú, Hoà Sơn; mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao Hòa Khƣơng, Hòa Phong, Hòa Nhơn; mô hình nuôi trồng thuỷ sản Hoà Phong, Hoà Khƣơng, Hoà Phú, Hoà Liên, mô hình trồng cỏ nuôi bò Hoà Phú, Hoà Bắc, mô hình thanh long ruột đỏ Hòa Phú, Hòa Sơn…, chăn nuôi từng bƣớc phát triển theo hƣớng tập trung, quy mô lớn. Kinh tế rừng trở thành nguồn thu nhập chính đối với các xã miền núi, hằng năm trồng mới 1 400ha, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt 64%. mô hình sản xuất lúa giống Hòa Tiến, mô hình cánh đồng mẫu lớn Hòa Tiến, Hòa Khƣơng, Hòa Phong.
Mô hình trồng lúa chất lượng cao theo PPSH:
Đây là mô hình sản xuất nông nghiệp sạch đƣợc Ngành nông nghiệp và Hội nông dân TP phối hợp thực hiện trong nhiều năm. Qua gần 4 năm triển khai đến nay đã hình thành đƣợc trên 140 ha tại 06 vùng sản xuất lúa chất lƣợng theo quy trình sản xuất lúa hữu cơ thực hiện theo nguyên tắc 3 không “ không thuốc diệt cỏ, không phân hóa học, không thuốc BVTV” tại Hòa Tiến Hòa Phong, Hòa Phƣớc, Hòa Nhơn, Hòa Khƣơng. Trong đó diện tích sản xuất lúa hữu cơ tại các xã Hòa Tiến là 30ha với 220 hộ tham gia, xã Hòa Phƣớc
30ha với 200 hộ tham gia, xã Hòa Khƣơng là 22 ha với 230 hộ tham gia, Xã Hòa Nhơn là 20 ha với 150 hộ tham gia, xã Hòa Phong là 20ha với 140 hộ tham gia. Mô hình sử dụng các giống lúa chất lƣợng nhƣ BT7, HT1, BC 15 sản xuất theo quy trình hƣớng hữu cơ sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm, năng suất ổn định từ 65 tạ - 75 tạ /ha, giá bán tăng hơn sản xuất lúa thông thƣờng từ 1500 đồng – 2500 đồng/kg. Thành phố đang tập trung mở rộng phát triển đến 2020 đạt 500ha lúa hữu cơ, đồng thời tiếp tục phát triển, nhân rộng sản xuất hữu cơ trên các lĩnh vực khác của nông nghiệp. Việc tạo ra các sản phẩm sạch sản xuất theo PPSH với sự phát triển đồng bộ, hiệu quả sẽ là một trong những điểm thăm quan du lịch để khai thác tối đa, hiệu quả tiềm năng về du lịch của khu vực.