6. Tổng quan nghiên cứu
1.3. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp sinh học đƣợc xem là một phƣơng pháp mới. Dự định áp dụng phƣơng pháp mới này vì thế có thể đƣợc tiếp cận dƣới góc độ của lý thuyết hành vi trong khuôn khổ của mô hình chấp nhận công nghệ có điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu cụ thể trong đó chủ thể dự định hành vi là ngƣời nông dân Việt Nam và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. E. Defrancesco và cộng sự (2006) đã khám phá nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định của nông dân tham gia hay không vào nông nghiệp môi trƣờng (AEM) là yếu tố thu nhập, tƣơng lai của nông trại trong kinh doanh, thái độ niềm tin của họ đối với môi trƣờng xung quanh và mối quan hệ với nông dân lân cận và ý kiến của họ đối với các hoạt động thân thiện với môi trƣờng, tất cả đều có những tác động đáng kể đến việc áp dụng các biện pháp nông nghiệp và môi trƣờng. Một nghiên cứu tƣơng tự liên quan đến ý định của những ngƣời nông dân truyền thống chuyển đổi sang canh tác hữu cơ của Doris Läpple, and Hugh Kelley, (2010) chỉ ra rằng chuyển đổi thực sự bị ảnh hƣởng bởi thái độ của ngƣời nông dân, áp lực xã hội và khả năng tham gia nông nghiệp hữu cơ của nông dân đó. Các yếu tố thúc đẩy và rào cản chuyển đổi sang canh tác hữu cơ đƣợc xác định bằng cách áp dụng một khái niệm dựa trên niềm tin. Các thƣớc đo tiêu chuẩn chủ quan xem xét nông dân bị tác động bởi khuyến khích từ những ngƣời quan trọng khác để chuyển đổi và nhân tố nhận thức
kiểm soát hành vi là khả năng của nông dân và điều kiện trang trại của họ có phù hợp cho canh tác hữu cơ, ƣu đãi về tài chính đƣợc là một yếu tố quan trọng. Điều này có thể đƣợc hiểu là tiện ích dự kiến mà nông dân nhận đƣợc từ kết quả cụ thể xảy ra nó là các biến thuận chiều của hành vi chuyển đổi. D. Laepple and T. Donnellan, (2008) cho thấy rằng ngƣời nông dân có động lực vừa phải để làm theo lời khuyên của ngƣời khác đó là tác động của yếu tố chuẩn chủ quan, mặt khác, nhân tố nhận thức sự hữu ích là thu nhập nông trại ngày càng tăng do hỗ trợ cao hơn thanh toán và nhận giá cao hơn đó thúc đẩy ngƣời dân sử dụng PPSH. Một nhận thức mang tính nghịch biến của nông dân rằng khi áp dụng nông nghiệp hữu cơ, họ sẽ phải đối mặt với những rủ ro đó là những rào cản lớn cản trở nông dân tham gia vào nông nghiệp hữu cơ. Từ những nghiên cứu trƣớc đây, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu ở Hình 1.5, với 5 nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng PPSH trong canh tác lúa của các hộ nông dân huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Nguồn: đề xuất của tác giả
Nhận thức về việc cải thiện môi trƣờng
Nhận thức về những rào cản Nhận thức kiểm soát hành vi Ý định sử dụng PPSH trong canh tác Chuẩn chủ quan Nhận thức sự hữu ích của PPSH
Các giả thuyết nghiên cứu:
Nhận thức sự hữu ích của PPSH
Sản xuất lúa theo PPSH là một phƣơng thức canh tác huy động tối đa nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên, với mục tiêu nâng cao chất lƣợng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế giúp cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nông dân. Mô hình sản suất lúa theo PPSH đã áp dụng các kĩ thuật mới vào khâu sản xuất tập trung nhƣ: dùng phân vi sinh để cải tạo đất, cùng một loại giống, cùng thời gian gieo sạ từ đó giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất lao động. Với phƣơng pháp canh tác cũ ngƣời dân sử dụng hóa chất để bảo vệ thực vật khiến sâu bọ phát sinh nhiều làm tăng chi phí sản xuất; trong khi nếu dùng phƣơng pháp sản xuất mới tức là không phun hóa chất bảo vệ thực vật , sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp việc sử dụng giống lúa Thiên ƣu 8 vào trong sản xuất với nhiều đặc tính tốt khiến khả năng chống chịu sâu bệnh (rầy nâu, đạo ôn đốm vằn…) của lúa cao nhìn chung sâu bệnh hại xảy ra ít giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho bà con. Mặt khác, thông qua việc tự làm thuốc trừ sâu sinh học nông dân trồng lúa tiết kiệm chi phí sản xuất hơn so với thuốc trừ sâu hóa học, chuột bọ ít cắn phá, nhƣng lại cho năng suất lúa ổn định nhƣ kết quả gặt thống kê ở cánh đồng thôn Dƣơng Lâm 2, Túy Loan Tây 1 xã Hòa Phong năng suất bình quân của lúa hữu cơ là 65 tạ/ha trong khi năng suất lúa ngoài chƣơng trình sạ cùng trà năng suất chỉ dạt 58 tạ/ha theo thống kê của hội nông dân huyện Hòa Vang, chất lƣợng gạo thơm, ngon, bảo quản dễ dàng và lâu hơn, mẫu mã cũng đẹp mắt hơn phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng hiện nay nên bán đƣợc sản phẩm với giá cao gấp 2 lần so với gạo thƣờng (20 000 đồng/kg), từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp cải thiện đời sống nông dân trồng lúa. Do đó ta thấy rằng nếu ngƣời dân càng nhận thức đƣợc sự hữu ích của PPSH thì ý định sử dụng PPSH cao.
Giả thuyết H1: Nhận thức về sự hữu ích của PPSH càng lớn thì ý định
sử dụng PPSH càng cao.
Nhận thức về cải thiện môi trường
Các hợp chất hóa học dùng trong bảo vệ thực vật chẳng những độc đối với các sinh vật gây hại mà còn độc đối với các sinh vật có ích, bao gồm cả loài động vật máu nóng, kể cả con ngƣời. Khi sử dụng thiếu cẩn thận, không đúng kỹ thuật, có thể gây độc cho ngƣời, gia súc, có trƣờng hợp làm cho ngƣời và gia súc bị chết. Kỹ thuật trồng trọt trong nền nông nghiệp sinh học sử dụng các loại sinh vật xuất phát từ thiên nhiên, lấy của thiên nhiên rồi lại trả lại cho thiên nhiên nên sản phẩm làm ra an toàn cho ngƣời và môi trƣờng sống. Vì vậy, sử dụng PPSH không độc với ngƣời và các sinh vật có ích nên có thể bảo vệ đƣợc sự cân bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít gây tình trạng bùng phát dịch côn trùng. Mặt khác, thời gian phân hủy trong tự nhiên nhanh chóng, ít để lại dƣ lƣợng độc trên nông sản và có thời gian cách ly ngắn nên rất thích hợp sử dụng cho các nông sản yêu cầu có độ sạch cao nhƣ các loại rau, chè… Phƣơng pháp sinh học bao gồm việc sử dụng các chế phẩm sinh học, bẫy bắt sâu bọ, kỹ thuật canh tác v.v…để phòng trừ sinh vật gây hại mà không gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, các nguyên liệu để làm thuốc trừ sâu sinh học thƣờng có sẵn và rất phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc nhƣ ớt, tỏi, hành, rừng... nên vừa tiết kiệm chi phí lại rất an toàn với con ngƣời và những sinh vật có ích trên đồng ruộng. Mô hình lúa hữu cơ sản xuất theo PPSH giúp cho ngƣời nông dân làm quen với sử dụng sản phẩm sạch, đảm bảo về sức khỏe hạn chế bệnh tật. Mô hình này nhằm góp phần đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm vấn đề bức xúc hiện nay. Vì vậy, nếu nông dân có nhận thức càng cao về cải thiện môi trƣờng thì có ý định sử dụng PPSH càng cao.
Giả thuyết H2: Nhận thức về cải thiện môi trƣờng của PPSH càng lớn
thì ý định sử dụng PPSH càng cao.
Chuẩn chủ quan
Doris Läpple, and Hugh Kelley, (2010) sử dụng lý thuyết xã hội-tâm lý học về hành vi dự định để chỉ ra rằng việc chuyển đổi hình thức canh tác nông nghiệp thực sự bị ảnh hƣởng bởi áp lực xã hội. Các thƣớc đo tiêu chuẩn chủ quan xem xét nông dân bị tác động bởi khuyến khích từ những ngƣời quan trọng khác để chuyển đổi. Ý định hành vi của một cá nhân có thể bị tác động bởi những ngƣời xung quanh nhƣ gia đình, bạn bè, các chuyên gia hoặc chính quyền. Nói cách khác, nhận thức áp lực xã hội thực hiện hành vi của một ngƣời càng cao thì ý định thực hiện hành vi của họ càng cao. Chủ chƣơng của Nhà nƣớc, đặc biệt là ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, hiện Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đang trình Chính phủ về Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo hành lang pháp lý để phát triển.Việc thực hiện nông nghiệp sinh học có sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc về giống, một phần vật tƣ, phân bón nên tạo sự phấn khởi cho các hộ tham gia mô hình, mặt khác có sự thống nhất đồng thuận của Đảng ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã trong việc triển khai sản xuất. Việc triển khai mô hình lúa sản suất theo PPSH tại các thôn xã trong địa bàn huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng có sự đồng thuận nhất trí của nhiều nông dân. Trong quá trình thực hiện, Hội Nông dân và chính quyền địa phƣơng có các biện pháp khuyến khích nông dân tham gia sản xuất lúa theo PPSH thông qua việc cử các cán bộ kĩ thuật Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật xuống địa phƣơng tập huấn cho ngƣời dân, và điều hành toàn bộ các khâu từ làm đất, lịch gieo sạ, phát giống, phát phân bón…thu mua và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các hộ nông dân tham gia sản xuất lúa hữu cơ. Vì vậy, nếu ngƣời
dân trồng lúa của Huyện Hòa Vang nhận thức áp lực xã hội thực hiện sử dụng PPSH càng lớn thì ý định sử dụng PPSH của họ càng lớn
Giả thuyết H3: Chuẩn chủ quan tác động tích cực đến ý định sử dụng
PPSH.
Nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr. 183). Việc ngƣời nông dân ở Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng có ý định hành vi sử dụng PPSH phụ thuộc vào nhận thức của ngƣời có năng lực những điều kiện về vật chất nhƣ diện tích đất trồng lúa để thực hiện ý định của mình. Vì vậy, những nông dân trồng lúa trong địa bàn đƣợc chọn để thí điểm mô hình lúa hữu cơ của Huyện Hòa Vang thƣờng có một số kinh nghiệm trong việc đầu tƣ thâm canh và có khả năng tiếp nhận nhanh những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, áp dụng làm theo quy trình kĩ thuật khắt khe một cách chặt chẽ để tạo nên sản phẩm chất lƣợng. Do đó, nếu những ngƣời có kiểm soát hành vi tốt là có đủ điều kiện, năng lực và sẵn sàng tiếp nhận PPSH thì họ có ý định sử dụng PPSH cao.
Giả thuyết H4: Nhận thức kiểm soát hành vi càng cao thì ý định sử dụng PPSH càng lớn.
Nhận thức về rào cản
Cùng với thực trạng chung về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong cả nƣớc tại Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng cũng có những thách thức. Thật sự có rất nhiều rào cản kiến ngƣời dân chƣa mạnh dạn tiếp nhận phƣơng pháp sản xuất lúa mới. Một trong số đó là bởi vì, PPHH có rất nhiều ƣu điểm là sự tiện lợi, linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả cao v.v. Phần lớn nông dân vẫn chƣa muốn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do chƣa thấy đƣợc sự hấp dẫn, lợi ích đạt đƣợc khi tham gia xây dựng nông nghiệp hữu cơ.
Thêm nữa việc sản xuất lúa theo PPSH đồi hỏi quy trình sản xuất khắt khe, những tiêu chuẩn ràng buộc, kĩ thuật và kiến thức trong việc cải tạo đất bảo vệ hệ sinh thái và môi trƣờng sống,... việc tuyên truyền vận động nhân dân, chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ cũng là một trong những hạn chế phát triển nông nghiệp hữu cơ. Để phát triển sản xuất hữu cơ, nông dân cần trang bị những kiến thức cần thiết để sửu dụng các thiên địch theo PPSH để phòng chống sâu bệnh hại cho cây trồng. Ngoài ra, đến nay nƣớc ta vẫn chƣa có bộ tiêu chuẩn quốc gia và khung pháp lý đồng bộ cho sản xuất, chứng nhận và giám sát quy trình sản xuất lúa theo PPSH. Mặt khác, PPSH có một số nhƣợc điểm nhƣ tốn nhiều công sức hơn, chi phí một số chế phẩm sinh học cao mà khi sản phẩm ra ngoài thị trƣờng lại phải cạnh tranh giá cả với các loại gạo khác khiến ngƣời dân phải chịu rủi ro cao trong sản xuất lúa theo PPSH. Do đó, nhận thức về rào cản càng nhỏ thì ý định sử dụng PPSH càng lớn.
Giả thuyết H5: Nhận thức về rào cản càng lớn thì ý định sử dụng PPSH càng thấp.
Các yếu tố về nhân khẩu học
Ajzen (1991) bên cạnh các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định thực hiện hành vi của con ngƣời các yếu tố nhân khẩu học đƣợc xem xét vào để kiểm định sự khác biệt giữa các đối tƣợng ảnh hƣởng đến dự định hành vi. Ngoài ra, Burton (2014) cho rằng các nhân tố nhân khẩu học phải đƣợc xét đến khi nghiên cứu dự định hành vi con ngƣời đó là sự khác biệt về độ tuổi, giới tính, địa phƣơng, trình độ …
Giả thuyết H6:Có sự khác biệt trong ý định sử dụng PPSH giữa nam và nữ, các độ tuổi, trình độ học vấn và địa phƣơng sinh sống.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã tổng hợp các nghiên cứu trƣớc cho thấy ý định là yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi cá nhân. Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng trên hai mô hình chính của Thuyết hành vi dự định và Mô hình chấp nhân công nghệ, đồng thời kết hợp với các yếu tố khác phù hợp với điều kiện vào bối cảnh kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu.
Trên cơ sở 5 nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng là Nhận thức về sự hữu ích của PPSH, Nhận thức về cải thiện môi trƣờng, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi và Nhận thức về rào cản và mô hình nghiên cứu đề xuất hình 1.5, có 5 giả thuyết tƣơng ứng đƣợc đƣa ra với biến phụ thuộc là ý định sử dụng PPSH trong trồng lúa. Trong 5 giả thuyết đƣợc đƣa ra, có giả thuyết nhân tố Nhân thức về rào cản tác động nghịch chiều với ý định sử dụng PPSH trong khi 4 nhân tố còn lại tác động cùng chiều với PPSH.
CHƢƠNG 2
GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU