Xác định mức trọng yếu cho nhóm giao dịch, số dư tài khoản và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá và vận dụng mức trọng yếu phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 33 - 37)

M Ở ĐẦU

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Xác định mức trọng yếu cho nhóm giao dịch, số dư tài khoản và

và thông tin thuyết minh trên báo cáo tài chính

Sau khi kiểm toán viên đã có xác định được mức trọng yếu thực hiện,

mức trọng yếu này cần được xác định cho từng khoản mục trên báo cáo tài

chính. Đó cũng chính là sai phạm có thể bỏ qua đối với từng khoản mục. Việc xác định mức trọng yếu cho các khoản mục là cần thiết vì bằng chứng thường

được thu thập theo các khoản mục hơn là theo toàn bộ báo cáo tài chính nói

chung. Việc xác định này sẽ giúp xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục. Ví dụ với số dư công nợ

phải thu là 1.000.000 USD, kiểm toán viên sẽ thu thập nhiều bằng chứng hơn

Do kế toán thực hiện ghi sổ theo nguyên tắc ghi sổ kép nên nếu một sai phạm ảnh hưởng tới báo cáo kết quả hoạt động quả kinh doanh cũng ảnh hưởng đối với bảng cân đối kế toán (BCKT). Vì thế, khi thực hiện xác định

mức trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính, mức trọng yếu này

có thể được xác định cho các tài khoản trên Báo cáo kết quả HĐKD, hoặc cho

các tài khoản trên BCĐKT. Tuy nhiên, do hầu hết các thủ tục kiểm toán tập

trung vào các tài khoản trên BCĐKT nên mức trọng yếu thường được xác

định cho các tài khoản trên BCĐKT.

KTV có thể sử dụng các cách sau đây để xác định mức trọng yếu cho số

dư tài khoản, loại giao dịch hoặc thuyết minh từ mức trọng yếu tổng thể

BCTC:

(1)Xét đoán của KTV: KTV hoàn toàn sử dụng xét đoán chuyên môn của mình để xác định mức trọng yếu cho từng tài khoản.

Ví dụ:

Mức trọng yếu tổng thể là 100 triệu VND. Số dư tài khoản hàng tồn kho chiếm 10% tổng tài sản, tuy nhiên, KTV xác định mức trọng yếu cho tài khoản hàng tồn kho là 50 triệu VND (=50% mức trọng yếu tổng thể).

(2)Phương pháp hệ số: KTV xác định mức trọng yếu cho từng tài khoản dựa vào đánh giá về rủi ro.

Ví dụ:

KTV có thể sử dụng hệ số từ 1/3 đến 1/6. Nếu rủi ro cao thì mức trọng yếu xác định = 1/6 mức trọng yếu tổng thể. Cách này giúp KTV tập trung kiểm tra các tài khoản có rủi ro cao.

(3)Phương pháp dựa vào số lượng bút toán điều chỉnh năm trước: Ví dụ:

Năm trước có 5 bút toán điều chỉnh thì KTV có thể xác định mức trọng yếu cho tài khoản này = 1/5 mức trọng yếu tổng thể. Cách này dựa trên giả

định càng nhiều bút toán điều chỉnh, hệ thống càng kém tin cậy, các tài khoản liên quan càng phải kiểm tra chặt chẽ hơn.

(4)Phương pháp sử dụng công thức toán học: kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cho từng tài khoản trên cơ sở độ lớn tương ứng của từng tài khoản và khả năng bù trừ sai sót. Tài khoản lớn sẽ được xác định mức trọng yếu với số tiền lớn.

Ví dụ:

Một tài khoản chiếm 40% giá trị của tất cả các tài khoản sẽ được xác

định bằng 63% mức trọng yếu, trong khi một tài khoản chiếm 10% tổng giá

trị các tài khoản chỉ được xác định 32% mức trọng yếu.

Mức trọng yếu cho từng tài khoản = Mức trọng yếu thực hiện x (Số dư

tài khoản / Tổng số dư các tài khoản) x 1/2.

KTV cũng cần cân nhắc các yếu tốđịnh tính khi xác định mức trọng yếu cho từng tài khoản, ví dụ:

- Kết quả của thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích ban đầu có thể là dấu hiệu cho những sai phạm có thể có ở mỗi tài khoản. Nếu kết quả phân tích ban

đầu chỉ ra rằng dấu hiệu sai phạm ở một khoản mục nào đó, kiểm toán viên cần xác định mức trọng yếu thấp cho khoản mục đó.

- Các bút toán điều chỉnh trong cuộc kiểm toán trước đó: Một tài khoản mà không có bút toán điều chỉnh nào sau khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản

ở cuộc kiểm toán trước thì kiểm toán viên có thể xác định mức trọng yếu cao hơn nếu như môi trường tổng thểổn định.

- Hậu quả của những sai phạm: Một số khoản mục cần được xác định mức trọng yếu thấp nếu hậu quả của những sai phạm là nghiêm trọng. Ví dụ: nếu thất bại trong việc thực hiện việc thanh toán bằng sáng chế thích hợp sẽ

dẫn đến việc mất một công nghệ quan trọng, lúc này kiểm toán viên cần phải xác định mức trọng yếu thấp cho khoản mục này. Tương tự, nếu có một khoản vay ngân hàng yêu cầu một tỷ lệ thanh toán hiện hành nhất định, và nếu

doanh nghiệp không đáp ứng được tỷ lệ yêu cầu đó thì ngân hàng có thể

không tiếp tục cho vay, trong trường hợp này kiểm toán viên cần phải sử dụng mức trọng yếu thấp cho những khoản mục liên quan việc tính toán tỷ lệ thanh

toán hiện hành.

- Việc sử dụng số liệu của tài khoản cho mục đích khác: Một tài khoản

có thể được kiểm tra 100% mà không quan tâm đến mức trọng yếu nếu như

sự chính xác của số liệu đó là quan trọng cho mục đích hoặc lý do khác. Ví dụ: tiền bồi thường cần phải được kiểm toán chặt chẽ vì nó phải được báo cáo riêng cho ủy ban chứng khoán hoặc ban quản trị yêu cầu thông tin đó.

- Bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được

đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục: Nếu khoản mục được đánh giá là có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao thì nguy cơ sai phạm đối với khoản mục là lớn, do đó mức trọng yếu được xác định cho khoản mục đó sẽ thấp. Ngược lại, khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động tốt, rủi ro xảy ra là thấp thì mức trọng yếu có thểđược xác định cao hơn.

- Kinh nghiệm của kiểm toán viên về các sai phạm của khoản mục: Ví dụ, nếu kiểm toán viên dự đoán rằng có ít hoặc không có sai phạm trong một khoản mục dựa theo kết quả của lần kiểm toán trước và một số nhân tố khác thì một giá trị trọng yếu lớn hơn có thể được xác định cho khoản mục này. Do dự đoán của kiểm toán viên về khả năng sai phạm thấp nên phạm vi kiểm toán khoản mục đó có thể giảm đi.

- Chi phí kiểm toán đối với các khoản mục: Những khoản mục chi phí

kiểm toán cao, kiểm toán viên thường xác định mức trọng yếu cao để giảm

bớt khối lượng công việc và chi phí kiểm toán. Ví dụ, chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về công nợ (nợ

phải thu, nợ phải trả), chi phí thu thập bằng chứng về công nợ lại cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về các tài khoản khác (tiền, tài sản cố định, vốn chủ

số có thể chấp nhận được đối với công nợ, sai số có thể chấp nhận được đối với công nợ lại cao hơn đối với tài khoản khác. Không có sai số có thể chấp nhận được đối với lợi nhuận chưa phân phối vì chỉ tiêu này chỉ có thể suy ra từ sai số của các tài khoản khác…

Khi xác định mức trọng yếu cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh, để đảm bảo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán, KTV cần phải quan tâm đến bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các tài khoản đối

ứng xuất phát từ quan hệ bút toán kép trong kế toán để giảm bớt công việc kiểm toán cần thực hiện.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 320, không bắt buộc xác định

mức trọng yếu cho tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính trừ những trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nếu có một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai phạm với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người

sử dụng báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu

hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản

hay thông tin thuyết minh. Ví dụ: Công ty dược có phát sinh chi phí nghiên

cứu và triển khai, thông tin này là một thông tin thuyết minh quan trọng vì

liên quan đến ngành nghề mà công ty đang hoạt động, do đó kiểm toán viên

sẽ cần phải xác định mức trọng yếu cho khoản mục này; hoặc công ty được kiểm toán có hoạt động mua một bộ phận kinh doanh, kiểm toán viên cần thiết lập mức trọng yếu cho giao dịch này vì đây có thể là một lĩnh vực hoạt

động của đơn vị mà người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá và vận dụng mức trọng yếu phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 33 - 37)