Điều chỉnh mức trọng yếu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá và vận dụng mức trọng yếu phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 38 - 40)

M Ở ĐẦU

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Điều chỉnh mức trọng yếu

Mức trọng yếu tổng thể được thiết lập trong giai đoạn lập kế hoạch.

Trong quá trình kiểm toán có thể có những tình huống có thêm các thông tin

mới (Ví dụ đơn vị được kiểm toán quyết định bán một bộ phận kinh doanh

chính) hay việc thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán làm thay đổi hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán và hoạt động của đơn vị đó (Ví dụ kết quả kinh doanh thực tế khác khá nhiều so với kết quả dự kiến vào cuối kỳ đã được sử dụng). Do đó trong trường hợp này kiểm toán viên phải điều chỉnh lại mức trọng yếu.

Trường hợp mức trọng yếu được xác định lại thấp hơn mức trọng yếu ban đầu, nghĩa là phạm vi và khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ nhiều hơn so với thiết kế ban đầu. Lúc này kiểm toán viên cần đánh giá lại sự phù hợp của các công việc kiểm toán đã thực hiện để đánh giá liệu có cần thiết phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp hay không.

Mức trọng yếu có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau: - Cập nhật lại giá trị của tiêu chí xác định mức trọng yếu (benchmark) - Thay đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu

- Điều chỉnh tỷ lệ % tính mức trọng yếu.

Đây là trường hợp đơn giản nhất, xảy ra khi tiêu chí xác định mức trọng yếu thay đổi đáng kể so với mức dự kiến.

Ví dụ:

Trong quá trình kiểm toán, khi doanh thu thực tế cả năm tăng khoảng 40% so với kết quả dự kiến tổng doanh thu ở thời điểm giữa năm, thì kiểm toán viên cần phải sửa đổi lại mức trọng yếu đã xác định ở giai đoạn lập kế

hoạch.

Thay đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu

Kiểm toán viên tiến hành thay đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu khi

đối tượng chính sử dụng thông tin tài chính có sự thay đổi về nhu cầu thông tin cung cấp.

Ví dụ:

Năm 2015, Công A chuẩn bị vay ngân hàng một khoản vay lớn đểđầu tư

vào dây chuyền sản xuất mới. Theo quy định của ngân hàng, để có thể vay thì

công ty A phải có báo cáo tài chính được kiểm toán. Trong trường hợp này,

tiêu chí phù hợp để kiểm toán viên xác định mức trọng yếu là tổng tài sản vì

đối tượng sử dụng báo cáo tài chính là ngân hàng do liên quan đến việc sử

dụng tài sản và khả năng đảm bảo tiền vay.

Sang năm 2016, công ty A chuẩn bị niêm yết trên sàn giao dịch chứng

khoán. Khi đó tiêu chí phù hợp để xác định mức trọng yếu là lợi nhuận trước thuế do đối tượng sử dụng thông tin tài chính là nhà đầu tư vì đây là yếu tố

các nhà đầu tư tiềm năng quan tâm đầu tiên trước khi quyết định đầu tư vào một đơn vị.

Điều chỉnh tỷ lệ % tính mức trọng yếu

Việc điều chỉnh tỷ lệ % tính mức trọng yếu, kiểm toán viên có thể chọn tỷ lệ cao hơn hoặc thấp hơn khi thay đổi mức độ rủi ro đánh giá ban đầu ở giai

đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Ví dụ:

Kiểm toán viên xác định mức trọng yếu căn cứ vào việc đánh giá rủi ro ban đầu là cao do không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, dẫn đến việc kiểm toán viên xác định mức trọng yếu trên cơ sở tổng doanh thu với tỷ lệ phần trăm thấp (Ví dụ 0,5%).

Tuy nhiên trong quá trình kiểm toán và kiểm tra hệ thống kiểm soát nội

bộ, kiểm toán viên nhận thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế và hoạt động hiệu quả có thể ngăn chặn hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót kịp thời. Khi đó, kiểm toán viên có thể xem xét lại việc thay đổi mức trọng yếu bằng cách tăng tỷ lệ phần trăm trên tiêu chí đã được lựa chọn từ 0,5% lên 1% tổng doanh thu để xác định mức trọng yếu mới.

Trường hợp kiểm toán viên nhận thấy cần phải xác định lại mức trọng yếu và mức trọng yếu xác định lại thấp hơn so với mức trọng yếu kế hoạch, nghĩa là phạm vi và khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ lớn hơn so với thiết kế ban đầu. Lúc này kiểm toán viên cần đánh giá lại sự phù hợp của các công việc kiểm toán đã thực hiện để đánh giá liệu có cần thiết phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp hay không. Chẳng hạn:

- Thực hiện thêm các thử nghiệm kiểm soát để xem xét rủi ro kiểm soát có giảm hay không, nếu rủi ro kiểm soát giảm thì lúc đó kiểm toán viên có thể

không cần tăng khối lượng công việc kiểm toán nữa.

- Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá và vận dụng mức trọng yếu phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 38 - 40)