Xác định mức trọng yếu đối với kiểm toán tập đoàn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá và vận dụng mức trọng yếu phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 40 - 44)

M Ở ĐẦU

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6. Xác định mức trọng yếu đối với kiểm toán tập đoàn

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng có nhiều công ty, tập

đoàn với nhiều đơn vị thành viên là công ty con, công ty liên doanh, công ty

liên kết... Việc xác lập mức trọng yếu cho các công ty, tập đoàn với nhiều đơn vị thành viên là quan trọng để kiểm toán viên có thể thiết kế được kế hoạch, lịch trình kiểm toán phù hợp.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VSA 600, Tập đoàn là đơn vị bao

gồm các đơn vị thành viên mà thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của

các đơn vị thành viên được bao gồm toàn bộ hoặc một phần trong báo cáo tài chính của tập đoàn. Một tập đoàn phải có ít nhất hai đơn vị thành viên, bao gồm cả công ty mẹ.

Các đơn vị thành viên được chia thành 2 loại: đơn vị thành viên quan trọng và đơn vị thành viên không quan trọng.

Hình 1.2 Sơ đồ các loại đơn vị thành viên

(Nguồn: ICAEW (2014), Auditing groups: a practical guide includes supplementary material. [10] )

Đơn vị thành viên quan trọng là đơn vị có ảnh hưởng đáng kể về mặt tài chính đối với tập đoàn. Kiểm toán viên có thể áp dụng một tỷ lệ phần trăm trên một tiêu chí được lựa chọn để xác định đơn vị thành viên quan trọng. Việc sử dụng tỷ lệ này phụ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán

Đơn vị thành viên Đơn vị thành viên quan trọng Đơn vị thành viên quan trọng có ảnh hưởng đáng kể về mặt tài chính Đơn vị thành viên quan trọng có rủi ro đáng kể hoặc cần thực hiện thủ tục đặc biệt

Đơn vị thành viên không quan

trọng: thực hiện thủ tục phân tích hoặc một vài thủ tục khác

viên. Ví dụ: đơn vị thành viên có số liệu tổng tài sản vượt quá 15% tổng tài sản của tập đoàn thì được xem là đơn vị thành viên quan trọng.

Đơn vị thành viên quan trọng cũng có thể là đơn vị có khả năng gây ra rủi ro đáng kể có sai phạm trọng yếu cho báo cáo tài chính tập đoàn do đặc

điểm hay tình hình cụ thể của đơn vị đó. Ví dụ: một đơn vị thành viên có thể

chịu trách nhiệm về giao dịch ngoại hối và vì thế dễ làm phát sinh rủi ro đáng kể có sai sót trọng yếu cho tập đoàn mặc dù đơn vị thành viên đó không ảnh hưởng đáng kể đến mặt tài chính đối với tập đoàn. Khi xem xét một rủi ro có khả năng là rủi ro đáng kể, kiểm toán viên phải xét tối thiểu những nội dung sau:

- Rủi ro đó có phải là rủi do do gian lận hay không.

- Rủi ro đó có liên quan tới những thay đổi lớn gần đây trong nền kinh tế, trong lĩnh vực kế toán và các lĩnh vực khác, do đó, cần phải đặc biệt lưu ý hay không.

- Mức độ phức tạp của các giao dịch.

- Rủi ro đó có gắn liền với các giao dịch quan trọng với các bên liên quan hay không.

- Mức độ chủ quan trong việc đo lường thông tin tài chính liên quan tới rủi ro, đặc biệt là những thông tin mà việc đo lường còn thiếu nhiều yếu tố

chưa chắc chắn.

- Rủi ro đó có liên quan tới những giao dịch lớn nằm ngoài phạm vi hoạt

động kinh doanh (HĐKD) bình thường của đơn vị, hoặc có liên quan tới giao

dịch có dấu hiệu bất thường hay không.

Đối với các đơn vị thành viên quan trọng, kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm toán, do đó sẽ xác định mức trọng yếu đối với đơn vị thành viên quan

trọng. Còn đối với các đơn vị thành viên không quan trọng, kiểm toán viên

chỉ cần thực hiện thủ tục phân tích hoặc một vài thủ tục khác nếu chưa đủ

Kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu tổng thể cho báo cáo tài chính tập đoàn giống như là xác định mức trọng yếu cho một doanh nghiệp

đơn lẻ. Kiểm toán viên cũng có thể xác định mức trọng yếu áp dụng cho các số dư tài khoản hoặc thuyết minh cụ thể nếu trong trường hợp có sai sót thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhưng có thểảnh hưởng

đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu cho các đơn vị thành viên. Mức trọng yếu cho các đơn vị thành viên phải thấp hơn mức trọng yếu của tập

đoàn nhằm làm giảm đến một mức độ thấp nhất hợp lý rằng tổng hợp những

sai phạm không được điều chỉnh và sai phạm không phát hiện trên báo cáo tài

chính của các đơn vị thành niên không vược quá mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính của tập đoàn. Mức trọng yếu cho các đơn vị thành viên là cơ sở

cho kiểm toán viên xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể của các đơn vị

thành viên. Các đơn vị thành viên khác nhau sẽ có mức trọng yếu khác nhau.

Một cách đơn giản và phổ biến khi xác định mức trọng yếu cho các đơn vị thành viên là chia mức trọng yếu tập đoàn cho các đơn vị thành viên, tuy nhiên, việc này không phải là bắt buộc. Thực tế, tổng hợp mức trọng yếu của các đơn vị thành viên có thể cao hơn mức trọng yếu của tập đoàn đặc biệt là khi xác suất sai phạm không được phát hiện là thấp.

Một trong những yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến việc xác định mức trọng yếu cho các đơn vị thành viên:

- Nếu đơn vị thành viên là đối tượng bắt buộc kiểm toán thì mức trọng yếu cần phải thấp hơn so với mức trọng yếu phân bổ cho các đơn vị thành viên khác;

- Những đặc điểm hoặc hoàn cảnh khiến cho đơn vị thành viên là quan trọng; môi trường kiểm soát của đơn vị thành viên;

Mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cũng cần phải

được xác định cho các đơn vị thành viên theo nguyên tắc được trình bày ở

mục 1.2.2 và mục 1.2.4.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá và vận dụng mức trọng yếu phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 40 - 44)