VẬN DỤNG MỨC TRỌNG YẾU ĐỂ ĐÁNH GIÁ SAI PHẠM PHÁT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá và vận dụng mức trọng yếu phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 44 - 51)

M Ở ĐẦU

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. VẬN DỤNG MỨC TRỌNG YẾU ĐỂ ĐÁNH GIÁ SAI PHẠM PHÁT

PHÁT HIỆN ĐƯỢC

Khi kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá ảnh hưởng của các sai phạm phát hiện1 trong quá trình kiểm toán nhưng chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính trên cơ sởđó hình thành ý kiến kiểm toán.

Theo VSA 700, ý kiến kiểm toán được chia thành 2 loại: Ý kiến kiểm

toán chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần: là ý kiến được kiểm toán viên

đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính không chứa đựng

những sai phạm trọng yếu.

Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: là ý kiến

được kiểm toán viên đưa ra khi kết luận là tổng thể báo cáo tài chính vẫn còn sai phạm trọng yếu hoặc kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận rằng tổng thể báo cáo tài chính không còn sai phạm trọng yếu.

Có 3 loại ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ, Ý kiến kiểm toán trái ngược và Từ chối đưa ra ý kiến.

- Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập

được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có

1Sai phạm phát hiện được là sai phạm kiểm toán viên phát hiện trong quá trình kiểm toán có thể là sai phạm

thực tế phát hiện trong quá trình kiểm toán hoặc có thể là sai phạm dựđoán từ sai phạm phát hiện được của

ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.

- Ý kiến kiểm toán trái ngược: Kiểm toán viên đưa ra ý kiến dạng này khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.

- Từ chối đưa ra ý kiến: Kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để

làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính hoặc trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn, kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng kiểm toán viên vẫn kết luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính do những ảnh hưởng tương tác có thể có của những yếu tố không chắc chắn và những ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố này đến báo cáo tài chính.

Bảng 1.3 Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần

Bản chất của vấn đề dẫn tới việc kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải

là ý kiến chấp nhận toàn phần

Xét đoán của kiểm toán viên về tính chất lan tỏa của các ảnh hưởng hoặc

ảnh hưởng có thể có của vấn đềđó đối với báo cáo tài chính

Trọng yếu nhưng không lan tỏa

Trọng yếu và lan tỏa

Báo cáo tài chính có sai phạm

trọng yếu

Ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Ý kiến kiểm toán trái ngược Không thể thu thập được đầy đủ

bằng chứng kiểm toán thích hợp

Ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Từ chối đưa ra ý kiến

(Nguồn: Chuẩn mực kiểm toán số 705- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần)

Như vậy, để có thể đưa ra ý kiến kiểm toán, kiểm toán viên cần phải

đánh giá mức độ ảnh hưởng của các sai phạm còn tồn tại trên báo cáo tài chính sau kiểm toán hoặc ảnh hưởng của vấn đề không thể thu thập đầy đủ

bằng chứng kiểm toán thích hợp đến báo cáo tài chính.

- Sai phạm trọng yếu nhưng không lan tỏa: là sai phạm trọng yếu xét trên từng khoản mục của báo cáo tài chính, nhưng xét trên tổng thể báo cáo tài

chính thì báo cáo tài chính vẫn được trình bày trung thực và hợp lý.

- Sai phạm trọng yếu và lan tỏa: là sai phạm trọng yếu xét trên tổng thể

báo cáo tài chính khiến cho báo cáo tài chính không được trình bày trung thực

và hợp lý.

Đầu tiên, kiểm toán viên xem xét sai phạm có trọng yếu hay không.

Kiểm toán viên sẽ tổng hợp các sai phạm cho từng khoản mục. Khi xem xét

sai phạm của từng khoản mục, kiểm toán viên vừa phải xem xét sai phạm riêng lẻ và sai phạm tổng hợp. Nếu sai phạm riêng lẻ vượt quá mức trọng yếu

của khoản mục thì sai phạm riêng lẻ đó là sai phạm trọng yếu và không được bù trừ giữa khai khống và khai thiếu. Nếu sai phạm riêng lẻ nhỏ hơn mức trọng yếu của khoản mục thì cần phải tổng hợp các sai phạm riêng lẻ của khoản mục đó lại, kết hợp thêm việc xem xét sự ảnh hưởng của các sai phạm

được bỏ qua từ kỳ trước để xem xét tổng hợp các sai phạm riêng lẻ có vượt

quá mức sai phạm của khoản mục hay không, và các sai phạm trong trường

hợp này được bù trừ giữa khai khống và khai thiếu.

Tiếp theo, kiểm toán viên xem xét các sai phạm có ảnh hưởng lan toả đến

báo cáo tài chính hay không?. Kiểm toán viên sẽ tổng hợp sai phạm cho toàn

bộ báo cáo tài chính nghĩa là tổng hợp theo các chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp ví dụ tổng tài sản, tổng nợ phải trả tổng vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu… và so sánh với mức trọng yếu thực hiện của báo cáo tài chính. Sai phạm

này cũng được xem xét riêng lẻ và tổng hợp. Nếu những sai phạm riêng lẻ

trong từng khoản mục tổng hợp vượt quá mức trọng yếu thực hiện thì sai phạm này là sai phạm trọng yếu và lan tỏa. Nếu sai phạm riêng lẻ trong từng khoản mục tổng hợp nhỏ hơn mức trọng yếu thực hiện thì các sai phạm này tiếp tục tổng hợp lại và so sánh với mức trọng yếu thực hiện. Nếu sai phạm tổng hợp vượt quá mức trọng yếu thực hiện là sai phạm trọng yếu và lan tỏa.

Trong một số trường hợp, các sai sót, xét một cách riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, vẫn được coi là trọng yếu mặc dù giá trị của các sai sót này có thể

thấp hơn mức trọng yếu tổng thể BCTC khi xem xét mặt định tính của các sai sót. Có thể xem xét một số khía cạnh sau đây:

- Ảnh hưởng đến việc tuân thủ pháp luật: việc không tuân thủ pháp luật có thể dẫn đến những khoản phạt trọng yếu hoặc những ảnh hưởng đến hoạt

động của đơn vị được kiểm toán (có thể là yêu cầu tạm ngừng hoạt động, rút

giấy phép kinh doanh,..).

- Ảnh hưởng đến việc tuân thủđiều khoản nợ hoặc các yêu cầu khác của hợp đồng: việc không đáp ứng được các điều khoản của hợp đồng vay ngân

hàng có thể dẫn đến rủi ro về việc ngân hàng không tiếp tục cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

- Liên quan đến việc lựa chọn không chính xác các chính sách kế toán

mặc dù nó ảnh hưởng không trọng yếu đến BCTC của kỳ hiện tại nhưng có thểảnh hưởng trọng yếu đến BCTC trong tương lai.

- Các giao dịch tương tự trong tương lai có thể phát sinh với giá trị trọng yếu, do vậy việc áp dụng sai các chính sách kế toán bắt nguồn từ các sai sót của năm hiện tại sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu trong tương lai.

- Che giấu những thay đổi về thu nhập hoặc các xu hướng khác, đặc biệt trong điều kiện kinh tế chung hoặc của ngành. Ví dụ: trong điều kiện toàn ngành có xu hướng giảm lợi nhuận, hoặc xu hướng của đơn vịđược kiểm toán là giảm lợi nhuận, việc các sai sót không được điều chỉnh dẫn đến xu hướng tăng lợi nhuận của đơn vị được kiểm toán dẫn có thể dẫn đến những hiểu biết sai của nhà đầu tưảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định đầu tư.

- Ảnh hưởng đến các hệ số, tỷ suất phản ánh tình hình tài chính, kết quả

kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

- Các tỷ suất có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích BCTC đưa ra

các quyết định quản lý cũng như quyết định của nhà đầu tư.

- Ảnh hưởng đến thông tin trình bày trong BCTC bộ phận (ví dụ, ảnh hưởng trọng yếu tới một bộ phận kinh doanh hoặc tỷ trọng của bộ phận kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả kinh doanh hoặc lợi nhuận của

doanh nghiệp).

- Ảnh hưởng của việc gia tăng lợi ích cho BGĐ doanh nghiệp, ví dụ các

yêu cầu thưởng và các phúc lợi khác cho BGĐ. Trong trường hợp các lợi ích

của BGĐ gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, các sai sót đó có thể phát sinh từ việc BGĐ cố tình làm sai lệch số liệu báo cáo nhằm làm tốt lên kết quả hoạt động kinh doanh từ đó gia tăng lợi ích bản thân.

- Liên quan đến hiểu biết của KTV về yêu cầu của người sử dụng BCTC, ví dụ, liên quan đến việc dựđoán thu nhập.

- Ảnh hưởng đến các khoản mục của các bên liên quan (ví dụ các giao

dịch có liên quan đến các thành viên Ban Giám đốc của doanh nghiệp).

Đối với ý kiến kiểm toán liên quan đến việc kiểm toán viên không thu

thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên cần xem

xét các khoản mục này có quan trọng đối với báo cáo tài chính hay không.

Việc xem xét lúc này thường được xem xét tỷ trọng của khoản mục với một chỉ tiêu tổng hợp liên quan của khoản mục đó.

KT LUN CHƯƠNG 1

Đánh giá trọng yếu là một yếu tố quan trọng nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng của một cuộc kiểm toán. Dựa trên các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế và tham khảo các tài liệu có liên quan, tác giả đã hệ thống được lý luận về đánh giá và vận dụng dụng mức trọng yếu

trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Những vấn đề lý luận được trình bày trong chương 1 là cơ sở lý luận để

xem xét thực trạng đánh giá và vận dụng mức trọng yếu trong kiểm toán báo

CHƯƠNG 2

THC TRNG ĐÁNH GIÁ VÀ VN DNG MC TRNG YU PHC V KIM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá và vận dụng mức trọng yếu phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)