ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh đắk lắk (Trang 80)

8. Sơ lƣợc nghiên cứu và tổng quan tài liệu

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH

KINH TẾ TỈNH ĐĂK LĂK

2.3.1 N ững t àn tựu

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực, theo hƣớng phù hợp với quy luật dài hạn của nền kinh tế. Tỉ trọng nông lâm thủy sản giảm, và các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh, lao động từ ngành nông lâm thủy sản đã dịch chuyển sang ngành công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ, tỷ trọng lao động nông nghiệp ngày càng giảm.

Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ đã có bƣớc thay đổi đáng kể. Tỷ trọng GTSX của khu vực thành thị đã tăng đáng kể. Điều này đã có tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, biểu hiện ở việc thúc đẩy

nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hƣớng ngày càng tăng thêm các hộ công nghiệp, thƣơng mại-dịch vụ, hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần.

Cơ cấu kinh tế theo thành phần đã có những thay đổi tích cực, điều này góp phần khơi dậy và phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực trong dân. Kinh tế ngoài nhà nƣớc phát triển với qui mô ngày càng lớn, tạo ra sự năng động sáng tạo, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

Tập trung phát triển sản phẩm chủ lực, cây công công nghiệp có giá trị hàng hóa cao, từng bƣớc hình thành vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hóa.

Tỉnh đã huy động đƣợc đáng kể các yếu tố nguồn lực để để phát triển các ngành kinh tế có năng suất cao, các khu vực kinh tế và các vùng kinh tế có ƣu thế qua đó thúc đẩy CDCC kinh tế.

2.3.2 N ững ạn ế

Nguyên nhân :

• Thiếu vốn đầu tƣ và phát triển sản xuất đặc biệt là đầu tƣ cho công nghiệp chế biến nông sản.

• Thị trƣờng tiêu thụ của tỉnh và các tỉnh lân cận còn nhỏ bé, nhu cầu nông sản phẩm chế biến có nhƣng không đáp ứng đƣợc. Thị trƣờng nông nghiệp kém phát triển là yếu tố cản trở quá trình dịch chuyển CCKT của tỉnh theo hƣớng sản xuất hàng hóa bởi vì thị trƣờng đầu vào và đầu ra hoạt động chƣa nhịp nhàng do đó kém hiệu quả.

• Vẫn còn nặng tƣ tƣởng bảo thủ trì trệ, chƣa năng động sáng tạo, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chậm.

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

• Chƣa có cơ chế biện pháp thích hợp để kích cầu, phát triển các sản phẩm đặc trƣng của tỉnh.

• Tình trạng phá rừng vẫn xảy ra, tài nguyên rừng cạn kiệt, hạn hán, lũ lụt bất thƣờng dẫn đến đất bị bạc màu, sói mòm, gây sạt lỡ ảnh hƣờng đến đất canh tác nông nghiệp.

• Các cơ chế thủ tục hành chính vẫn còn rƣờm rà, phức tạp, chƣa thu hút đƣợc sự đầu tƣ từ bên ngoài vào lĩnh vực Kinh tế nông nghiệp.

Những thành công là đáng kể nhưng cũng còn nhiều hạn chế, Đó là:

Số lao động thất nghiệp vẫn còn nhiều. Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn nhiều. Nếu quy từ số thiếu việc làm ra thất nghiệp, thì tỷ lệ thất nghiệp của cả nƣớc còn khá cao, cộng với số đến tuổi lao động hàng năm, số tốt nghiệp các cơ sở đào tạo, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trờ về… thì số cần giải quyết việc làm hiện lên rất cao.

Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch tích cực theo qui luật chung, nhƣng tỷ trọng đóng góp của ngành thƣơng mại dịch vụ vào GTSX còn thấp, điều này thể hiện tỉnh chƣa phát huy đƣợc lợi thế của mình nhằm phát triển khu vực kinh tế này. Ngành nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỉ trọng lớn, các ngành kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo vốn diễn ra nhanh nhƣng lao động chuyển dịch chậm, cho thấy nền kinh tế của huyện chƣa thật sự nhanh và hiệu quả. Đồng thời cũng không gắn với khai thác tiềm năng của địa phƣơng.

Chuyển dịch cơ cấu theo vùng lãnh thổ và thành phần kinh tế vẫn chƣa tƣơng xứng nên đã hạn chế hiệu quả chung.

Cơ sở hạ tầng chậm phát triển, chƣa đƣợc xây dựng đồng bộ, phần lớn nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh phụ thuộc vào các nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng, của tỉnh. Mỗi nguồn vốn đều có mục tiêu đầu tƣ

riêng nên việc cân đối bố trí một số công trình cần thiết đáp ứng yêu cầu sản xuất mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hiệu quả thu hút đầu tƣ chƣa cao, chƣa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ chƣa đƣợc coi trọng phát triển đủ mạnh để đáp đƣợc ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao, bền vững. Mặc dù khoa học và công nghệ đƣợc xác định trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp có vai trò quyết định trong phát triển nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng, trình độ khoa học công nghệ của nông nhân trên địa bàn tỉnh còn nhiều yếu kém, chƣa đáp ứng các yêu cầu đặt ra, chƣa tạo ra đột phá về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng lƣợng cao để thúc đẩy chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi truyền thống cho năng suất, chất lƣợng và hiệu quả thấp trên các vùng sản xuất hiện nay; chƣa đủ mạnh để có thể làm thay đổi căn bản phƣơng thức sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống, không hƣớng tới ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất mới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ phân tích trên đây có thể rút ra các kết luận sau đây:

Trong 5 năm qua, cơ cấu ngành kinh tế của Tỉnh Đăk Lăk đã có sự chuyển dịch theo đúng quy luật trong dài hạn và khá tích cực. Tỷ trọng GTSX của nông lâm thủy sản giảm trong khi tỷ trọng GTSX của các ngành phi nông nghiệp tăng Tỷ trọng lao động và vốn đầu tƣ cũng thay đổi theo hƣớng này, Tuy nhiên đặc điểm cơ cấu của nền kinh tế vẫn mang đặc trƣng của nền kinh tế tiền công nghiệp hoá.

Chuyển dịch cơ cấu theo vùng và thành phần kinh tế đã có nhiều diễn biến tốt nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng. Điều này đã hạn chế tính hiệu quả của nền kinh tế.

Các yếu tố vốn đầu tƣ và lao động có tác động khá mạnh tới quá trình CDCC kinh tế.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CDCC KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK

3.1 CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH ĐĂK LĂK KINH TẾ TỈNH ĐĂK LĂK

3.1.1 Qu n đ ểm và mụ t êu p át tr ển n tế xã ộ Về qu n đ ểm p át tr ển

Phát triển các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế. Huy động mọi nguồn lực, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chú trọng phát triển các mô hình kinh tế nông lâm nghiệp sản xuất hàng hoá. Phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ.

Giải quyết việc làm phải gắn với nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội của nhân dân.

Coi trọng và khuyến khích phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là hạ tầng cho các cụm công nghiệp.

Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh, hình thành bƣớc đầu một số điểm dân cƣ kiểu đô thị với các chức năng là trung tâm dịch vụ, thƣơng mại, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại một số đầu mối giao thông.

Thực hiện phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở bảo vệ, tái sinh, và làm giàu tài nguyên, rừng, đất đai, nguồn nƣớc.

Về mụ t êu p át tr ển Mụ t êu tổng quát

Phấn đấu đƣa tỉnh Đắk Lắk xứng đáng với vị thế trung tâm Vùng Tây Nguyên; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đổi mới và phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân lực, y tế, văn hóa, thể thao. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển với đảm bảo vững chắc an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Các mục tiêu cụ thể a. Về kinh tế

GDP bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 35 triệu đồng (giá hiện hành), năm 2020 đạt 74-76 triệu đồng, năm 2030 đạt 266-270 triệu đồng.

Năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu là 750 triệu USD, năm 2020 là 1,500 triệu USD và năm 2030 là 3,500 triệu USD.

Huy động GDP vào ngân sách giai đoạn 2011-2015 khoảng 6-7%, giai đoạn 2016-2020 khoảng 7-8% và giai đoạn 2021-2030 khoảng 7-8%.

Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 chiếm khoảng 26- 27% GDP, giai đoạn 2016-2020 khoảng 29-30% GDP và giai đoạn 2021- 2030 khoảng 30-31%.

b. Về xã hội

Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 65% vào năm 2018 và khoảng 55% vào năm 2020, 38% năm 2030.

Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, chống tái nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 10% năm

2018, từ năm 2020 còn dƣới 5%.

Tỷ lệ phòng học đƣợc kiên cố hóa đạt 70% vào năm 2015, 80% vào năm 2020 và 100% vào năm 2030. Tỷ lệ trƣờng học đạt chuẩn quốc gia đạt 31% năm 2015, 51% vào năm 2020 và 85% vào năm 2030.

Giảm tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dƣỡng dƣới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dƣới 23% năm 2018; dƣới 20% vào năm 2020 và dƣới 15% vào năm 2030.

Phấn đấu đến năm 2018 có 30%, năm 2020 có 40-45% dân số thƣờng xuyên luyện tập thể dục thể thao và đạt trên 60% vào năm 2030.

c. Về bảo vệ môi trường

Đƣa tỷ lệ che phủ (bao gồm cả diện tích cây cao su) năm 2015 đạt 39,3%, đến năm 2020 đạt 40,4% và duy trì đến năm 2030 khoảng 44%; tăng diện tích cây xanh ở thành phố và các đô thị khác của tỉnh.

Tỷ lệ dân cƣ nông thôn sử dụng nƣớc hợp vệ sinh năm 2018 đạt khoảng 85%, năm 2020 đạt 95%, đến năm 2030 đạt trên 98%. Tỷ lệ dân cƣ thành thị sử dụng nƣớc sạch năm 2018 đạt 72%, năm 2020 đạt 90%, đến năm 2030 đạt khoảng 95%.

Bảo tồn, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Tăng cƣờng năng lực quản lý và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng.

d. Về an ninh, quốc phòng

Xây dựng nền quốc phòng vững mạnh. Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh, đƣợc tăng cƣờng, chính trị trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh, thích ứng với bối cảnh hội nhập sâu vào khu vực và quốc tế.

(Nguồn: bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đắk lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)

3.1.2 Dự báo tá động ủ bố ản bên ngoà đến tỉn Đă Lă

Bối cảnh trong nước, vùng và tỉnh Đăk Lăk tác động đến KT-XH tỉnh

Bối cảnh trong nước a. Thuận lợi

- Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế sẽ mở ra triển vọng thuận lợi để các nền kinh tế có cơ hội phát triển trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời hội nhập còn mang lại sự bổ sung cho nhau giữa các nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển trong một môi trƣờng kinh tế ngày càng trở nên bình đẳng hơn. Quá trình hội nhập sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi và thời cơ thu hút vốn đầu tƣ, triển vọng cho thị trƣờng nông sản xuất khẩu, khả năng hợp tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng rộng mở, làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam trở nên mạnh mẽ, Trong năm 2007, tổng lƣợng vốn FDI đăng ký đã lên tới 21,35 tỷ USD, trong khi kế hoạch 5 năm chỉ dự kiến thu hút 22 – 23 tỷ USD, Trong năm 2008 mặc dù kinh tế thế giới bị khủng hoảng song tổng lƣợng vốn FDI đăng ký vẫn đạt mức 64,011 tỷ USD. Đây là yếu tố đòi hỏi nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, trong đó có ĐăkLăk phải điều chỉnh lại hƣớng phát triển kinh tế xã hội, Sự hội nhập cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thị trƣờng: hƣởng MFN của 149 nƣớc thành viên, chiếm trên 90% khối lƣợng và giá trị thƣơng mại thế giới, tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng nông, thuỷ sản của Việt Nam, Sự hội nhập cũng gắn liền với việc Việt Nam

tham gia giải quyết những vấn đề có tính chất toàn cầu trong thế kỷ 21 đó là biến đổi khí hậu, đòi hỏi phát triển sạch hơn, bền vững hơn về môi trƣờng.

b. Khó khăn và thách thức

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vừa là yếu tố thuận lợi, nhƣng cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, có chất lƣợng cao đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc trong khu vực và thế giới. Các mặt hàng có nguy cơ cao gồm sản phẩm chăn nuôi, rau hoa quả...

Trình độ sản xuất còn lạc hậu; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động rất thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chƣa đồng bộ; đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm do yêu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; đầu tƣ của tỉnh cho phát triển nông nghiệp - nông thôn còn hạn chế sẽ mâu thuẫn gay gắt với xu thế tất yếu phải ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản.

Theo dự báo của Trung ƣơng, năm 2017 kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi, tuy nhiên vẫn tiếp tục chịu tác động từ các cuộc khủng hoảng chính trị, tranh chấp chủ quyền tại nhiều khu vực trên thế giới. Kinh tế trong nƣớc năm 2017 dự báo sẽ tiếp tục trên đà hồi phục với mức tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, việc phát triển các ngành dịch vụ tiếp tục đƣợc chú trọng. Thị trƣờng trong nƣớc dự kiến vẫn sẽ đƣợc các doanh nghiệp chú trọng và là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ xuất khẩu và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Tuy nhiên, việc tham gia vào các hiệp định thƣơng mại tự do đa phƣơng, song phƣơng, ngoài những lợi ích có thể đem lại cho xuất khẩu các mặt hàng chiến lƣợc thì các ngành sản xuất trong nƣớc cũng sẽ là chịu tác động tiêu cực nếu nhƣ không có các biện pháp hỗ trợ phù hợp và kịp thời, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh đắk lắk (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)