8. Sơ lƣợc nghiên cứu và tổng quan tài liệu
3.1 CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
KINH TẾ TỈNH ĐĂK LĂK
3.1.1 Qu n đ ểm và mụ t êu p át tr ển n tế xã ộ Về qu n đ ểm p át tr ển
Phát triển các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế. Huy động mọi nguồn lực, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chú trọng phát triển các mô hình kinh tế nông lâm nghiệp sản xuất hàng hoá. Phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ.
Giải quyết việc làm phải gắn với nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội của nhân dân.
Coi trọng và khuyến khích phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là hạ tầng cho các cụm công nghiệp.
Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh, hình thành bƣớc đầu một số điểm dân cƣ kiểu đô thị với các chức năng là trung tâm dịch vụ, thƣơng mại, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại một số đầu mối giao thông.
Thực hiện phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở bảo vệ, tái sinh, và làm giàu tài nguyên, rừng, đất đai, nguồn nƣớc.
Về mụ t êu p át tr ển Mụ t êu tổng quát
Phấn đấu đƣa tỉnh Đắk Lắk xứng đáng với vị thế trung tâm Vùng Tây Nguyên; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đổi mới và phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân lực, y tế, văn hóa, thể thao. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển với đảm bảo vững chắc an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Các mục tiêu cụ thể a. Về kinh tế
GDP bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 35 triệu đồng (giá hiện hành), năm 2020 đạt 74-76 triệu đồng, năm 2030 đạt 266-270 triệu đồng.
Năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu là 750 triệu USD, năm 2020 là 1,500 triệu USD và năm 2030 là 3,500 triệu USD.
Huy động GDP vào ngân sách giai đoạn 2011-2015 khoảng 6-7%, giai đoạn 2016-2020 khoảng 7-8% và giai đoạn 2021-2030 khoảng 7-8%.
Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 chiếm khoảng 26- 27% GDP, giai đoạn 2016-2020 khoảng 29-30% GDP và giai đoạn 2021- 2030 khoảng 30-31%.
b. Về xã hội
Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 65% vào năm 2018 và khoảng 55% vào năm 2020, 38% năm 2030.
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, chống tái nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 10% năm
2018, từ năm 2020 còn dƣới 5%.
Tỷ lệ phòng học đƣợc kiên cố hóa đạt 70% vào năm 2015, 80% vào năm 2020 và 100% vào năm 2030. Tỷ lệ trƣờng học đạt chuẩn quốc gia đạt 31% năm 2015, 51% vào năm 2020 và 85% vào năm 2030.
Giảm tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dƣỡng dƣới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dƣới 23% năm 2018; dƣới 20% vào năm 2020 và dƣới 15% vào năm 2030.
Phấn đấu đến năm 2018 có 30%, năm 2020 có 40-45% dân số thƣờng xuyên luyện tập thể dục thể thao và đạt trên 60% vào năm 2030.
c. Về bảo vệ môi trường
Đƣa tỷ lệ che phủ (bao gồm cả diện tích cây cao su) năm 2015 đạt 39,3%, đến năm 2020 đạt 40,4% và duy trì đến năm 2030 khoảng 44%; tăng diện tích cây xanh ở thành phố và các đô thị khác của tỉnh.
Tỷ lệ dân cƣ nông thôn sử dụng nƣớc hợp vệ sinh năm 2018 đạt khoảng 85%, năm 2020 đạt 95%, đến năm 2030 đạt trên 98%. Tỷ lệ dân cƣ thành thị sử dụng nƣớc sạch năm 2018 đạt 72%, năm 2020 đạt 90%, đến năm 2030 đạt khoảng 95%.
Bảo tồn, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Tăng cƣờng năng lực quản lý và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng.
d. Về an ninh, quốc phòng
Xây dựng nền quốc phòng vững mạnh. Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh, đƣợc tăng cƣờng, chính trị trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh, thích ứng với bối cảnh hội nhập sâu vào khu vực và quốc tế.
(Nguồn: bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đắk lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)
3.1.2 Dự báo tá động ủ bố ản bên ngoà đến tỉn Đă Lă
Bối cảnh trong nước, vùng và tỉnh Đăk Lăk tác động đến KT-XH tỉnh
Bối cảnh trong nước a. Thuận lợi
- Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế sẽ mở ra triển vọng thuận lợi để các nền kinh tế có cơ hội phát triển trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời hội nhập còn mang lại sự bổ sung cho nhau giữa các nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển trong một môi trƣờng kinh tế ngày càng trở nên bình đẳng hơn. Quá trình hội nhập sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi và thời cơ thu hút vốn đầu tƣ, triển vọng cho thị trƣờng nông sản xuất khẩu, khả năng hợp tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng rộng mở, làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam trở nên mạnh mẽ, Trong năm 2007, tổng lƣợng vốn FDI đăng ký đã lên tới 21,35 tỷ USD, trong khi kế hoạch 5 năm chỉ dự kiến thu hút 22 – 23 tỷ USD, Trong năm 2008 mặc dù kinh tế thế giới bị khủng hoảng song tổng lƣợng vốn FDI đăng ký vẫn đạt mức 64,011 tỷ USD. Đây là yếu tố đòi hỏi nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, trong đó có ĐăkLăk phải điều chỉnh lại hƣớng phát triển kinh tế xã hội, Sự hội nhập cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thị trƣờng: hƣởng MFN của 149 nƣớc thành viên, chiếm trên 90% khối lƣợng và giá trị thƣơng mại thế giới, tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng nông, thuỷ sản của Việt Nam, Sự hội nhập cũng gắn liền với việc Việt Nam
tham gia giải quyết những vấn đề có tính chất toàn cầu trong thế kỷ 21 đó là biến đổi khí hậu, đòi hỏi phát triển sạch hơn, bền vững hơn về môi trƣờng.
b. Khó khăn và thách thức
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vừa là yếu tố thuận lợi, nhƣng cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, có chất lƣợng cao đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc trong khu vực và thế giới. Các mặt hàng có nguy cơ cao gồm sản phẩm chăn nuôi, rau hoa quả...
Trình độ sản xuất còn lạc hậu; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động rất thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chƣa đồng bộ; đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm do yêu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; đầu tƣ của tỉnh cho phát triển nông nghiệp - nông thôn còn hạn chế sẽ mâu thuẫn gay gắt với xu thế tất yếu phải ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản.
Theo dự báo của Trung ƣơng, năm 2017 kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi, tuy nhiên vẫn tiếp tục chịu tác động từ các cuộc khủng hoảng chính trị, tranh chấp chủ quyền tại nhiều khu vực trên thế giới. Kinh tế trong nƣớc năm 2017 dự báo sẽ tiếp tục trên đà hồi phục với mức tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, việc phát triển các ngành dịch vụ tiếp tục đƣợc chú trọng. Thị trƣờng trong nƣớc dự kiến vẫn sẽ đƣợc các doanh nghiệp chú trọng và là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ xuất khẩu và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Tuy nhiên, việc tham gia vào các hiệp định thƣơng mại tự do đa phƣơng, song phƣơng, ngoài những lợi ích có thể đem lại cho xuất khẩu các mặt hàng chiến lƣợc thì các ngành sản xuất trong nƣớc cũng sẽ là chịu tác động tiêu cực nếu nhƣ không có các biện pháp hỗ trợ phù hợp và kịp thời, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp.
Bối cảnh KT-XH vùng Tây Nguyên:
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên đặt ra mục tiêu: vùng Tây Nguyên hình thành vùng tập trung phát triển các ngành kinh tế chủ lực nhƣ sản xuất nông – lâm nghiệp hàng hóa lớn, ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, phải gắn kết phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ an ninh quốc phòng, tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trƣng.
Về tính chất, nhiệm vụ quy hoạch xác định vùng Tây Nguyên là vùng kinh tế động lực của cả nƣớc về nông, lâm nghiệp, khai thác – chế biến khoáng sản bô-xít và vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu đặc biệt là phát triển thủy điện, thủy lợi. Đây cũng là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp chủ lực cà phê, hồ tiêu, cao su phục vụ xuất khẩu; vùng sản xuất rau, hoa công nghệ cao phục vụ xuất khẩu; là vùng đầu mối, cửu ngõ giao thông về đƣờng bộ, đƣờng hàng không phía Tây của Tổ quốc, đầu mối giao thƣơng, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thƣơng mại du lịch của các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông và vùng biển Đông.
Bối cảnh KT - XH của tỉnh Đăk Lăk
Đối với tỉnh ta, những năm qua có nhiều chủ trƣơng lớn của Trung ƣơng trong việc xây dựng phát triển thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung và những kết quả thu hút đầu tƣ từ các doanh nghiệp, các nhà tài trợ Quốc tế …, cơ sở vật chất kinh tế - xã hội đã tạo ra cho đến năm 2016 đã góp phần vào tăng năng lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; bƣớc đầu, một số nhà đầu tƣ khảo sát, chuẩn bị đầu tƣ dự án chế biến tinh bột sắn, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cụm công nghiệp mía đƣờng ở Ea Súp sẽ mở ra triển vọng tăng sản lƣợng công nghiệp và có sản phẩm mới nhƣ sữa, bánh kẹo… các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh nhƣ: cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn, mía… có mức ổn định, tạo điều kiện cho nông dân tái đầu tƣ và tác động
tích cực đến sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, Đồng thời, năm 2016 là năm cuối của kế hoạch 05 năm 2012 – 2016. Vì vậy, các ngành, các cấp và địa phƣơng phải nỗ lực phấn đấu, phát huy tối đa các nguồn lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.
Tuy nhiên, năng lực sản xuất mới đƣa vào nền kinh tế không nhiều; vốn đầu tƣ phát triển từ ngân sách nhà nƣớc không tăng hơn so với năm 2015 trong khi việc thu hút đầu tƣ từ các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ cũng chƣa mấy khả quan. Mặt khác, dƣới tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết biến đổi bất thƣờng; dịch bệnh cây trồng vật nuôi vẫn còn xảy ra; tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh chậm hồi phục, giá cả một số nguyên liệu đầu vào có chiều hƣớng tăng cao, hạ tầng giao thông xuống cấp, dự án đầu tƣ Quốc lộ 14 chƣa hoàn thành vẫn là những yếu tố làm hạn chế tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội trong năm 2016.
3.1.3 Dự báo ơ ấu n tế tỉn
Phần này sẽ dự báo cơ cấu kinh tế của tỉnh trên ba cơ cấu chính là cơ cấu ngành, thành phần và vùng kinh tế.
Với cơ cấu ngành kinh tế, nều giả định rằng tốc độ tăng trƣởng GTSX của Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 8% năm. Công nghiệp và xây dựng là 14% năm và Dịch vụ là 15% từ sau 2016, Khi đó cơ cấu ngành kinh tế của huyện nhƣ sau:
Bảng 3.1 Dự báo cơ cấu ngành của tỉnh
Chỉ tiêu ( Đvt: %) 2012 2016 2020 Thay đổi 2020 - 2016 - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 49,45 48,2 46,7 (1,5)
- Công nghiệp và xây dựng 23,38 23,86 24,42 0,56
- Dịch vụ 27,17 27,94 28,88 0,94
Kết quả dự báo vẫn theo đúng định hƣớng của huyện và tỷ trọng của ngành - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 1,5% hay còn chiếm gần 47%, Các ngành phi nông nghiệp sẽ tăng khoảng 1,5% và chiếm khoảng 53% GTSX.
Với cơ cấu theo vùng kinh tế, Nếu các điều kiện khác không đổi, tốc độ tăng trƣởng GTSX của khu vực thành thị là 15% và nông thôn là 11% thì ta sẽ có cơ cấu theo vùng nhƣ sau:
Bảng 3.2 Dự báo cơ cấu theo vùng của tỉnh
C ỉ t êu ( Đvt: %) 2012 2016 2020 T y đổ 2020 - 2016
Khu vực thành thi 24,03 24,31 25,12 0,81
Nông thôn 75,97 75,69 76,50 (0,81)
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu niên giá thống kê của tỉnh)
Theo dự báo này tỷ trọng của kinh tế khu vực thành thị sẽ tăng khoảng 0,81% và chiếm khoảng 25,1% GTSX chung.
Với cơ cấu thành phần kinh tế
Bảng 3.3 Dự báo cơ cấu theo thành phần kinh tế của tỉnh
Chỉ tiêu ( Đvt: %) 2012 2016 2020 Thay đổi 2020 - 2016 Kinh tế nhà nƣớc 26,659 24,973 22,283 (2,69)
Ngoài nhà nƣớc 73,341 75,027 77,717 2,69
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu niên giá thống kê của tỉnh)
Theo dự báo này tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nƣớc tiếp tục giảm và sẽ giảm khoảng 2,69% và chiếm khoảng 22% GTSX chung.
3.2 ĐỊNH HƢỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH ĐẮK LẮK ĐẮK LẮK
3.2.1 Địn ƣớng uyển ị ơ ấu ngàn
a. Định hướng CDCC Nông – lâm – thủy sản Định hướng chung
Khai thác hợp lý các lợi thế về vị trí địa lý, các nguồn lực để tiếp tục phát triển ngành nông lâm ngƣ nghiệp với tốc độ cao và ổn định; có những bƣớc chuyển biến tích cực về cơ cấu trong nội bộ các ngành. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm trong nông nghiệp, một yếu tố quan trọng trong vấn đề tạo ra tích lũy trong nội bộ ngành nông lâm ngƣ nghiệp nói riêng và tích lũy trong toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nên cơ cấu cân đối vững chắc giữa nông nghiệp - lâm nghiệp, trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp hợp lý nhất, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn, xây dựng mô hình canh tác tối ƣu trồng trọt - chăn nuôi, để gia tăng giá trị sản lƣợng và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của huyện, gắn sản xuất với thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài.
Phát triển nông nghiệp gắn liền với quá trình đô thị hoá và phải đi đôi với xây dựng nông thôn mới trong tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn. Phát triển phải gắn liền với sự công bằng xã hội, đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, giải