8. Sơ lƣợc nghiên cứu và tổng quan tài liệu
3.3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
3.3.1 G ả p áp t ú đẩy uyển ị ơ ấu n tế t ông qu p át tr ển ngàn n tế
a. Giải pháp phát triển công nghiệp
Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến sâu, tập trung lĩnh vực chế biến nông sản, lâm sản, chế biến các sản phẩm chăn nuôi đại gia súc; hạn chế và tiến tới không xuất khẩu sản phẩm thô; Tiếp tục thực hiện các quyết định của tỉnh về định hƣớng chiến lƣợc sản phẩm công nghiệp giai đoạn 2012 – 2016 và đến năm 2020, theo đó thực hiện đề án đánh giá, phân tích chuỗi giá trị một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh, lựa chọn dự án sản xuất sản phẩm có tính khả thi cao để xúc tiến đầu tƣ, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung để chủ động cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, thay thế dần nguyên liệu nhập khẩu. Bám sát tình hình triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn
mới, thúc đẩy đầu tƣ hạ tầng điện, chợ và hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn. Rà soát, đánh giá thực trạng các dự án đầu tƣ trong các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động; có giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp (Khu công nghiệp Hoà Phú, các cụm công nghiệp: Ea Dar- Ea Kar, Krông Búk 1 – Krông Búk, Tân An 1,2- TP Buôn Ma Thuột); Xây dựng giải pháp phù hợp để từng bƣớc đầu tƣ hạ tầng các cụm công nghiệp ở các huyện có nhu cầu cao về đầu tƣ cũng nhƣ để sắp xếp các doanh nghiệp chế biến lâm sản nhƣ Ea Lê (huyện Ea Súp), M’ Đrắk (huyện M’Đrắk), Cƣ Kuin (huyện (Cƣ Kuin), Ea H’leo (huyện Ea H’leo).
Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn của tỉnh, tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ, phƣơng thức quản lý tiên tiến để nâng cao trình độ, đổi mới công nghệ.
Tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến, quảng bá mở rộng thị trƣờng cho các sản phẩm có thƣơng hiệu, xây dựng và củng cố vị trí của các thƣơng hiệu.
Tập trung khai thác các tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phƣơng, trọng tâm là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản (lƣơng thực, thực phẩm và chế biến gỗ), quản lý tốt việc khai thác, chế biến khoáng sản nhƣ: đá xây dựng, cát xây dựng… đồng thời thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển, chế biến tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.
Tăng cƣờng sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, đá, cát), hàng thủ công mỹ nghệ, sửa chữa cơ khí nhỏ phục vụ cho sản xuất nông, lâm ngƣ nghiệp.
b Giải pháp phát triển thương mại dịch vụ,
Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao nhƣ du lịch, viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, Các ngành, các cấp và vận động doanh nghiệp tăng cƣờng công tác tuyên
truyền, quảng bá, tiếp thị để nâng cao vị thế và uy tín của hàng hóa sản xuất trong tỉnh, các doanh nghiệp tích cực tham gia các họat động quảng bá, giới thiệu; hỗ trợ xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu sản phẩm, nhất là thƣơng hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công; Hoàn thành việc chuyển đổi Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột thành công ty cổ phần; triển khai chƣơng trình thƣơng mại điện tử nhằm đa dạng hóa các họat động giao dịch thƣơng mại. Tiếp tục rà sóat, điều chỉnh các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm công nghiệp, Khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề doanh nghiệp công nghiệp – thƣơng mại để tạo sức mạnh chung.
Đẩy mạnh phát triển thị trƣờng trong và ngoài tỉnh; có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân trong khâu bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển và duy trì mạng lƣới bƣu chính, viễn thong; Phát triển, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ vận tải, tài chính ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác.
Nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý và chất lƣợng nguồn nhân lực trong ngành nhằm phát triển bền vững, phát triển mạnh nội lực và nâng cao khả năng hội nhập.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhằm giảm bớt phiền hà cho khách hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo đƣợc tiếp cận với nguồn vốn.
c. Giải pháp phát triển nông lâm thủy sản
Có cơ chế khuyến khích huy động các nguồn vốn trong nhân dân và các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển nông, lâm, thuỷ sản; giành tỷ lệ thích đáng nguồn ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ theo chƣơng trình mục tiêu trong nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Coi trọng công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ nông dân vƣơn lên sản xuất hàng hoá, gắn với công
nghiệp chế biến và dịch vụ; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã và các doanh nghiệp, cải thiện đời sống ngƣời dân.
Xây dựng một nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, phát triển những cây trồng, vật nuôi mũi nhọn, tạo một số sản phẩm cao cấp phục vụ thị trƣờng nội thị.
Thực hiện ngay và có hiệu quả việc giao đất, giao rừng đến ngƣời dân, quản lý chặt chẽ đất nông nghiệp và đất có khả năng cho phát triển nông nghiệp, khắc phục tình trạng tích tụ đất nông nghiệp, giữ đất không sử dụng, sử dụng sai mục đích.
Cần tập trung vào một nền nông nghiệp hiện đại, tăng trƣởng theo chiều sâu. Giải pháp cần hƣớng tới: xây dựng chính sách khuyến nông và chuyển giao công nghệ nông nghiệp. Từng bƣớc cơ giới hóa các khâu sản xuất nông nghiệp. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh (thông qua sự tháo gỡ về chính sách đất đai) gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng thông qua chế biến, hình thành thị trƣờng tiêu thụ nông sản, kích thích tiêu thụ nội địa, sản xuất hàng hóa gắn với tổ chức tiêu thụ lớn.
Chủ thể kinh tế thị trƣờng ở nông thôn cần đƣợc xác lập rõ ràng hơn, Phát triển mạnh loại hình bổ trợ kinh tế hộ, khuyến khích hình thành doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp cổ phần nhỏ và vừa, phát triển mô hình trang trại trên cơ sở sản xuất hàng hóa lớn.
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lƣợng, chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu.
Phát triển hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên một
đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Về trồng trọt: Các cây trồng nông nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn là cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa xuất khẩu nhƣ: cà phê, cao su, điều, ca cao, hồ tiêu, cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng nhƣ: bông vải, mía, lạc, đậu tƣơng; cây lƣơng thực chủ yếu là lúa nƣớc và ngô lai, rau, đậu, thực phẩm….
Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: đầu tƣ đúng mức phát huy thế mạnh để đƣa ngành chăn nuôi, thủy sản để trở thành ngành kinh tế hàng hóa. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu nông, lâm nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Về lâm nghiệp: Có kế hoạch quản lý, bảo vệ và khai thác rừng hợp lý, bền vững, có hiệu quả bảo đảm tái sinh rừng, khai thác rừng gắn với việc trồng rừng, bảo đảm hoàn thành mục tiêu về độ che phủ của rừng.
3.3.2 Cá g ả p áp n ằm t u út, đ ều ỉn ơ ấu vốn đầu tƣ và t ú đẩy p át tr ển u vự n tế tƣ n ân
Xu thế phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng là khu vực tƣ nhân sẽ trở thành động lực chính cho việc đáp ứng các yêu cầu tăng trƣởng của nền kinh tế, Tính hiệu quả trong tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với sự lớn mạnh của khu vực tƣ nhân. Kinh nghiệm thành công của nhiều nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan… cho thấy, vai trò tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực kinh tế của khu vực nhà nƣớc luôn có xu hƣớng giảm dần theo sự lớn mạnh của khu vực tƣ nhân.
Trong một thời gian rất lâu, chúng ta đã duy trì một môi trƣờng không bình đẳng giữa khu vực nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân. Việc duy trì khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) hoạt động dƣới sự bảo trợ của nhà nƣớc đã gây không ít cản trở cho khu vực tƣ nhân. Chính các DNNN đã trở thành một bộ phận chậm tiến với nhiều khuyết tật lớn, đặc biệt là tính kém hiệu quả
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, trong giai đoạn tới, cần phải: (i)Tạo môi trƣờng cạnh tranh thực sự bình đẳng; coi kinh tế tƣ nhân ngày càng trở thành động lực chủ yếu của tăng trƣởng kinh tế; xác định hợp lý chức năng và vai trò của kinh tế Nhà nƣớc; hình thành luật và các văn bản mang tính luật để tạo dựng hành lang pháp lý cho sản xuất kinh doanh của mọi khu vực kinh tế; xây dựng đồng bộ các chính sách khai thác huy động và sử dụng nguồn lực đối với các khu vực kinh tế;
(ii) Hỗ trợ khu vực này nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng, đào tạo lao động cũng nhƣ các thông tin thị trƣờng;
(iii)Tìm kiếm những cách mới để cung cấp nguồn vốn dài hạn ổn định mà hiện không sẵn có cho khu vực tƣ nhân. Chúng ta cần xây dựng những thị trƣờng mới để tạo lập những nguồn vốn này. Một bƣớc đi quan trọng chính là đẩy nhanh tốc độ xử lý các khoản nợ xấu của khu vực ngân hàng và tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng. Nƣớc ta cũng cần phát triển một khu vực tài chính phi ngân hàng mạnh (các thị trƣờng trái phiếu, chứng khoán, quỹ lƣơng hƣu và bảo hiểm) để tạo ra các nguồn vốn thay thế đa dạng và rẻ hơn.
Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp,,, (mà nguồn vốn này chủ yếu từ khu vực dân cƣ và doanh nghiệp của huyện, tỉnh).
Cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng trong lĩnh vực đầu tƣ và có các biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp góp vốn vào xây dựng, đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản…theo phƣơng thức nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.
Có các biện pháp thu hút các nguồn lực từ những ngƣời con xa quê hiện đang sinh sống ở nƣớc ngoài, tỉnh ngoài về đầu tƣ trên địa bàn huyện.
thống ngân hàng huy động tốt vốn nhàn rỗi trong dân. Đa dạng hóa loại hình huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu.
Nguồn đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn phải tƣơng ứng với yêu cầu của sự phát triển. Ngân sách cần tập chung ƣu tiên cho ba lĩnh vực lớn: xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông nghiệp và thực hiện công bằng xã hội với nông dân.
3.3.3 P át tr ển á lĩn vự gắn vớ nâng o ân trí và ất lƣợng nguồn n ân lự
a. Phát triển giáo dục đào tạo
Triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lƣợc phát triển giáo dục và Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp nâng cao tỷ lệ và chất lƣợng lao động qua đào tạo; nâng cao chất lƣợng dạy nghề, tăng cƣờng gắn kết giữa dạy nghề với thị trƣờng lao động và sự tham gia của doanh nghiệp.
Tiếp tục duy trì vững chắc và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS của tỉnh. Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở giáo dục, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phục vụ mục tiêu phát triển con ngƣời, nguồn nhân lực của tỉnh.
Coi giáo dục là đối tƣợng cần ƣu tiên đầu tƣ, tăng dần tỷ trọng đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và nâng cao trình độ giáo viên; đào tạo lao động có trình độ Trung cấp nghề tại chỗ nhằm giải quyết lao động của địa phƣơng có việc làm và thu
nhập ổn định.
Tiếp tục xã hội hoá giáo dục và đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đảm bảo nhu cầu nâng cao tri thức cho mọi ngƣời dân. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo đi học bán trú, hỗ trợ về giấy vở cho học sinh. xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung đủ về số lƣợng, phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Từng bƣớc nâng cấp, kiên cố hóa các điểm trƣờng chính, xây dựng đủ phòng học ở các điểm trƣờng lẻ, tất cả các trƣờng học trong toàn huyện đều có nhà hiệu bộ, phòng bộ môn, phòng thƣ viện và các phòng chức năng phục vụ dạy tin học, ngoại ngữ cho các trƣờng đạt chuẩn quốc gia.
Hình thành một mạng lƣới giáo dục, đào tạo hợp lý, quan tâm đến giáo dục ở vùng nông thôn, các xã khó khăn. Coi trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, chú trọng giáo dục đạo đức, truyền thống văn hoá dân tộc, tạo điều kiện cho mọi tài năng có điều kiện phát triển.
Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc đào tạo lao động kỹ thuật, có tay nghề và đào tạo để xuất khẩu lao động, đảm bảo lao động đƣợc đào tạo kỹ năng phù hợp, đƣợc làm công việc đúng với chuyên môn đƣợc đào tạo.
b. Phát triển y tế
Củng cố và nâng cao hiệu quả mạng lƣới y tế dự phòng, chủ động phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách và lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, phân luồng, phân tuyến để giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, quản lý hiệu quả giá thuốc chữa bệnh.
Phấn đấu khắc phục khó khăn duy trì các kết quả đã đạt đƣợc và hoàn thành thêm các chỉ tiêu của mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015 (giảm nhanh và bền vững tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em, tỷ suất chết trẻ em dƣới 1 tuổi, dƣới 5 tuổi, tỷ suất chết mẹ liên quan đến thai sản; khống chế
lây nhiễm HIV, bệnh lao và các bệnh dịch nguy hiểm khác ở ngƣời…) Nâng cao chất lƣợng công tác chăm sóc sức khoẻ toàn dân, đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con để có điều kiện nuôi con khoẻ dạy con ngoan và tiến tới ổn định quy mô dân số.
Chú trọng và tích cực thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, các chƣơng trình y tế quốc gia và phòng trừ dịch bệnh trong nhân dân. Giáo dục và cung cấp thông tin cho mọi ngƣời dân hiểu biết các kiến thức khoa học, vệ sinh, phòng bệnh, phòng dịch để ngƣời dân biết tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình, xã hội. Thực hiện tốt tiêm chủng mở rộng để phòng chống và tiến tới