6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sau khi đánh thang đo bằng phân tích khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach Alpha thì thang đo chính thức đã có sự thay đổi so với thang đo ban đầu được đưa ra. Thang đo chính thức được lấy từ thang đo mô hình đề xuất bao gồm 6 nhân tố và 28 biến quan sát. Như vậy chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trừơng được đo lường dựa trên 6 thành tố gồm (1) F1. Sự đáp ứng có 06 biến; (2) F2. Thái độ của GV,NV, uy tín và sựđồng cảm của nhà trường có 06 biến; (3) F3. Đề thi, sự quan tâm của GV và sự công bằng trong đối xử của nhà trường đối với SV có 03 biến; (04) F4. Khả năng thực hiện cam kết và sự hỗ trợ của nhà trường đối với SV, có 04 biến. ; (5) F5. Sự hữu hình có 06 biến; (6) F6 Sự tin cậy có 03 biến thông qua cảm nhận của sinh về về các yếu tố CLDV đào tạo được nhà trường cung cấp.
Và để đo lường CLDV đào tạo của trường cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, tác giả cũng đã sử dụng 6 nhóm nhân tố trên và có được kết quả như sau:
Đối với thành phần nhân tố F1- Sự đáp ứng- thu được kết quả điều tra và tính toán như Bảng 3.21
Bảng 3.21. Phân tích mô tả biến quan sát F1
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
su dap ung 292 1.33 4.67 3.3311 .65584
Valid N
(listwise) 292
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
DU3 292 1.00 5.00 3.0514 .79998 DU4 292 1.00 5.00 3.2295 1.02482 DU5 292 1.00 5.00 3.6027 1.00500 DU6 292 1.00 5.00 3.2226 .78327 DU8 292 1.00 5.00 3.3699 .80815 DB2 292 1.00 5.00 3.5103 1.14719 Valid N (listwise) 292
Theo kết quả như trên Bảng 3.21, sự đánh giá của sinh viên về nhóm biến quan sát thuộc thành phần F1 ở mức trung bình và dao động từ 3.0514 đến 3.6027. Trong đó SV đánh giá thấp nhất đối với biến quan sát DU3 tức là “Nội dung chương trình đào tạo là phù hơp” với mean là 3.0154 và cao nhất đối với biến quan sát DU5 tức là “ Thời gian mở cửa thư viện, phòng thực hành rất phù hơp” với mean là 3.6027.
Đối với thành phần nhân tố F2- Thái độ của GV,NV, uy tín và sự đồng cảm của nhà trường - thu được kết quảđiều tra và tính toán như Bảng 3.22
Bảng 3.22. Phân tích mô tả biến quan sát F2 Descriptive Statistics N Minimum Maximu m Mean Std. Deviation thai do GV, NV va
dong cam nha truong 292 1.50 4.50 3.3071 .65019
Valid N (listwise) 292 Descriptive Statistics N Minimum Maximu m Mean Std. Deviation DB4 292 1.00 5.00 3.2089 .96726 DB6 292 1.00 5.00 3.2911 .95654 DC1 292 1.00 5.00 3.5856 .97187 DC2 292 1.00 5.00 3.0822 .84143 DC3 292 1.00 5.00 3.3288 1.01270 DC4 292 1.00 5.00 3.3459 .93070 Valid N (listwise) 292
Từ kết quả Bảng 3.22 cho thấy nhìn chung SV đánh giá yếu tố F2 của nhà trường cũng không cao, chỉ trên mức trung bình. Trong đó SV đánh giá thấp nhất đối với biến quan sát DC2 tức là “nhà trường thường xuyên lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của SV” với mean là 3.0822 và cao nhất đối với biến quan sát DC1 tức là “nhà trường có chính sách tuyên dương, khen thưởng, khích lệ SV” với mean là 3.5856.
Đối với thành phần nhân tố F3- Đề thi, sự quan tâm của GV và sự công bằng trong đối xử của nhà trường đối với SV - thu được kết quảđiều tra và tính toán như Bảng 3.23
Bảng 3.23. Phân tích mô tả biến quan sát F3
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
Std. Deviation de thi, su quan tam va
cong bang 292 1.33 4.67 3.2032 .74906
Valid N (listwise) 292
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
Std. Deviation DU2 292 1.00 5.00 2.9966 .84747 DU7 292 1.00 5.00 3.3082 .87000 DB5 292 1.00 5.00 3.3048 1.12435 Valid N (listwise) 292
Theo kết quả như trên Bảng 3.23, sự đánh giá của sinh viên về nhóm biến quan sát thuộc thành phần F3 ở mức không cao và thấp hơn đánh giá của nhóm F1, F2. Trong đó, SV đánh giá thấp nhất là biến quan sát DU2, tức là “GV luôn tận tụy để SV tiếp thu bài giảng ở mức tốt nhất” và cao nhất là DU7, tức là “Đề thi bám sát nội dung bài giảng và phù hợp với khả năng của SV”.
Đối với thành phần nhân tố F4- Khả năng thực hiện cam kết và sự hỗ trợ của nhà trường đối với SV - thu được kết quả điều tra và tính toán như Bảng 3.24
Bảng 3.24. Phân tích mô tả biến quan sát F4 Descriptive Statistics N Minimum Maximu m Mean Std. Deviation kha nang thuc hien
cam ket va su ho tro 292 1.50 5.00 3.3348 .60663
Valid N (listwise) 292
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TC4 292 1.00 5.00 3.4623 .80074 TC5 292 1.00 5.00 3.5616 .90034 TC6 292 1.00 5.00 3.1233 .84455 DU1 292 1.00 5.00 3.1918 .81071 Valid N (listwise) 292
Theo kết quả như trên Bảng 3.24, sự đánh giá của sinh viên về nhóm biến quan sát thuộc thành phần F4 cũng chỉ ở mức trên trung bình và dao động từ 3.1233 đến 3.5616. Các biến quan sát thuộc thành phần này được SV đánh giá tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch nhau quá nhiều. Trong đó biến quan sát TC6 tức là “Các yêu cầu của SV luôn được giải quyết đúng thời hạn” bị SV đánh giá thấp nhất và biến TC5 – Thông tin nhà trường đến SV chính xác, kịp thời – được SV đánh giá cao nhất.
Đối với thành phần nhân tố F5- Sự hữu hình- thu được kết quả điều tra và tính toán như Bảng 3.25
Bảng 3.25. Phân tích mô tả biến quan sát F5
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Su huu hinh 292 1.50 4.50 3.0805 .56607
Valid N (listwise) 292
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
HH1 292 1.00 5.00 3.0514 .86994 HH2 292 1.00 5.00 3.1781 .89046 HH4 292 1.00 5.00 3.0616 .90984 HH5 292 1.00 5.00 2.9623 .88241 HH6 292 1.00 5.00 3.1027 .92487 HH7 292 1.00 5.00 3.1267 .90495 Valid N (listwise) 292
Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy SV đánh giá các biến quan sát thuộc thành phần F5 không cao, chỉ ở mức trung bình. Trong đó SV đánh giá thấp nhất đối với biến quan sát HH5, tức là “Khu vực vệ sinh rất sạch sẽ” với mean 2.9623 và SV đánh giá cao nhất đối với biến quan sát HH2 , tức là “Phòng học, phòng thực hành đầy đủ, rộng rãi” với mean 3.1781.
Đối với thành phần nhân tố F6- Sự tin cậy- thu được kết quảđiều tra và tính toán như Bảng 3.26
Bảng 3.26. Phân tích mô tả biến quan sát F6
Descriptive Statistics N Minimum Maximu m Mean Std. Deviation Su tin cay 292 1.33 4.67 3.5057 .73294 Valid N (listwise) 292 Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TC1 292 1.00 5.00 3.3870 .92923
TC2 292 1.00 5.00 3.5342 .90561
TC3 292 1.00 5.00 3.5959 .90115
Từ số liệu ở bảng 3.26 cho ta thấy SV đánh giá các biến quan sát thuộc thành phần F6 là cao nhất trong số các thành phần của mô hình với mean bằng 3.5057. Trong đó biến quan sát được đánh giá ở mức thấp nhất là TC1, tức là “nhà trường thực hiện đầy đủ những cam kết đã hứa với SV” và SV đánh giá cao nhất đối với biến quan sát TC3, tức là “Giảng viên vào lớp đúng giờ, kết thúc tiết dạy đúng giờ”
Nhìn chung, CLDV đào tạo của trường CD Thương mại là chưa cao, kêt quả đo lường các thành phần của mô hình cho thấy đánh giá dựa trên cảm nhận của SV về CLDV đào tạo nhà trường chỉ ở mức trên trung bình. Như vậy, để có thể nâng cao CLDV đào tạo trong thời gian tới thì nhà trường cần phải cải thiện nhiều yếu tố, đặc biệt là những yếu tố trong mô hình bị SV đánh giá thấp.
CHƯƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của SV đối với CLDV đào tạo tại trường Cao đẳng Thương mại cho thấy SV đang đánh giá CLDV đào tạo của nhà trường chưa cao. Do vậy để góp phần nâng cao hơn nữa CLDV đào tạo của nhà trường tôi xin đề xuất một số chính sách như sau:
- Chính sách liên quan đến Sự đáp ứng: Kết quả mô tả các biến quan sát thuộc nhân tố này ở mức trên trung bình, do vậy chính sách đề nghị là nhà trường cần có các giải pháp để tăng cường hơn nữa chất lượng của nhân tố này. Kết quả cũng cho thấy đánh giá của SV về sự phù hợp của nội dung CTDT là thấp nhất. Theo quan sát thực tế thì có một bộ phận không nhỏ sinh viên cho rằng chương trình đào tạo là nặng, hơi quá sức đối với sinh viên bậc cao đẳng. Vì vậy, chính sách đề nghị là nhà trường bên cạnh việc xây dựng phần khung CTDT tuân thủ theo quy định của Bộ thì cần chú ý đến việc xây dựng nội dung CTDT cho từng ngành linh hoạt ,phù hợp và phải vừa sức đối với trình độ SV cao đẳng. Bên canh đó, nhà trường cũng cần duy trì chất lượng các biến quan sát được SV đánh giá tốt như thời gian mở cửa phòng thực hành, thư viện. Hiện tại thì SV cho rằng yếu tố này đã đáp ứng được nhu cầu của họ, và cho rằng thời gian mở cửa như vậy là hợp lý. Nhà trường cần duy trì việc mở của thường xuyên, liên tục các phòng thực hành, thư viện phục vụ nhu cầu của SV; có thể mở thêm thư viện và các ngày thứ 7.
Cũng thuộc nhân tố này, biến quan sát liên quan đến khả năng giải quyết các vấn đề của SV thì chưa được SV đánh giá cao. Nhà trường cần giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng các yêu cầu hợp lý của SV, thầy cô luôn sẵn sàng giúp đỡ SV khi SV gặp khó khăn. Giữa các phòng ban chức năng cũng như Khoa và giáo viên cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề của SV để rút ngắn thời gian và giảm lượng công việc trùng lắp trong công
tác giải quyết vấn đề của SV.
Ngoài ra, nhà trường cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về các phương pháp và kỹ năng giảng dạy để các CBGV có cơ hội nhiều hơn trong việc chia sẻ và học tập kinh nghiệm. Từ đó có thể giúp CBGV nâng cao hơn nữa phương pháp và kỹ năng giảng dạy. Đây chính là một yếu tố góp phần làm gia tang CLDV đào tạo của nhà trường.
- Chính sách liên quan đến Thái độ của GV,NV, uy tín và sựđồng cảm của nhà trường: Kết quả mô tả các biến quan sát cho thấy các biến quan sát thuộc nhân tố này được SV đánh giá chưa cao, do đó trong tời gian tới cần chú trọng cải thiện nhân tố này. Cụ thể là nhà trường cần tạo điều kiện cho SV phát huy hết khả năng học tập và phát triển bản thân; khuyến khích sáng tạo, thường xuyên tổ chức các cuộc thi trong nhà trường, có chính sách khen thưởng cao hơn nữa để khích lệ SV; tìm hiểu điều kiện ăn ở và học tập của SV, đặc biệt phải quan tâm nhiều hơn nữa đến tâm tư nguyện vọng, các nhu cầu và mong muốn của SV khi đang học tại trường. Khi lên lớp thầy cô ngoài việc giảng dạy thì cần dành thời gian để biết được những mong muốn, nguyện vọng của SV từđó có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.
Bên cạnh đó, nhà trường cần truyền thông rõ ràng để GV & NV nhà trường thấy được tầm quan trọng của sinh viên trong vai trò là khách hàng bỏ tiền ra mua dịch vụ mà nhà trường cung cấp, để từ đó giảng viên và nhân viên có thái độ vui vẻ, hòa nhã với “khách hàng”. Đặc biệt một số cán bộ, nhân viên ở các phòng ban chức năng vẫn chưa xem SV như đối tượng “mua” dịch vụ và vì vậy vẫn còn tình trạng cáu gắt, nạt nộ SV dẫn đến đánh giá của SV đối với biến quan sát này chưa cao.
Thêm vào đó, nhà trường cần tăng cường việc xây dựng thương hiệu, xây dựng hình ảnh tốt không chỉ trong SV mà cả phụ huynh SV và doanh nghiệp, phối hợp với doanh nghiệp để chăm lo đầu ra cho SV, quan tâm đến chất
lượng đầu ra đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp để tạo uy tín cho nhà trường, tăng cường công tác truyền thông quảng bá hình ảnh của nhà trường, tham gia các hoạt động cộng đồng để tạo dựng những hình ảnh tốt đẹp.
- Chính sách liên quan đến Đề thi, sự quan tâm của GV và sự công bằng trong đối xử của nhà trường đối với SV: Kết quả nghiên cứu cho thất hiện tại SV đánh giá nhân tố này cũng chỉ ở mức trên trung bình. Trong đó, biến quan sát “Đề thi bám sát nội dung bài giảng và phù hợp với khả năng của SV” được SV đánh giá cao hơn so với các biến quan sát khác thuộc nhân tố này. Trong thời gian tới nhà trường cần duy trì thực trạng của biến quan sát này. Một yếu tố phải đặc biệt lưu ý đó là, kết quả đánh giá biến quan sát ““GV luôn tận tụy để SV tiếp thu bài giảng ở mức tốt nhất””cho thấy SV không đồng ý về biến quan sát này nhất. Do vậy, để cải thiện tình trạng này, nhà trường cần quán triệt rõ ràng cho tất cả mọi GV về tầm quan trọng của yếu tố này, nhà trường cũng cần có biện pháp cứng rắn để hạn chế tối đa hiện tượng lơ là của GV trên lớp ví dụ như thông qua khảo sát lấy ý kiến SV về hoạt động giảng dạy của giáo viên để nắm bắt kịp thời và nhắc nhở thậm chí xử lý theo quy định đối với CBGV nếu có hiện tượng đó xảy ra.
- Chính sách liên quan đến Khả năng thực hiện cam kết và sự hỗ trợ
của nhà trường đối với SV: Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tại SV đánh giá nhân tố này cũng chưa cao, nhà trường cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nhân tố này. Trong đó biến quan sát TC6 tức là “Các yêu cầu của SV luôn được giải quyết đúng thời hạn” bị SV đánh giá thấp nhất. Do vậy để cải thiện yếu tố này nhà trường và cả các CBGV phải thực hiện đúng những gì đã hứa với SV, hứa là phải làm và các yêu cầu chính đáng của SV thì cũng phải giải quyết đúng thời hạn như đã hứa với SV. Bên cạnh đó, và biến TC5 – Thông tin nhà trường đến SV chính xác, kịp thời – được SV đánh giá cao nhất. Nhà trường cần duy trì thực trạng yếu tố này .
- Chính sách liên quan đến Sự hữu hình: Kết quả mô tả các biến quan sát cho thấy SV đang đánh giá chưa cao đối với các biến quan sát của nhân tố này, do đó trong thời gian tới nhà trường cần nâng cao hơn nữa thực trạng của nhân tố này. Trong số đó cần tăng cường số lượng phòng học, phòng thực hành cho đầy đủ, rộng rãi. Trong thời gian tới nhà trường tiếp tục tăng cường việc cập nhật thông tin lên các phương tiện truyền thông nhà trường cũng như sữa chữa kịp thời những máy móc, trang thiết bị nếu có hư hỏng xảy ra. Nhà trường cũng cần đầu tư mua thêm nhiều sách, tài liệu liên quan đến các chuyên ngành đào tạo để phục vụ nhu cầu mượn sách về nhà của SV. Ngoài ra thư viện cũng cần cập nhật thường xuyên sách, báo mới để đáp ứng nhu cầu bạn đọc.
Bên cạnh đó, nhà trường cần mở rộng hơn cổng ra vào của nhà giữ xe để tránh tình trạng ùn tắc vào đầu giờ và cuối giờ. Cũng liên quan đến bãi đỗ xe, nhà trường cần lắp thêm mái che cho khu vực giữ xe máy điện, xe đạp và xe đạp điện. Hiện nay, khu vực để xe dành cho các loại xe đó chưa có mái che. Đặc biệt, kết quả đánh giá biến quan sát “khu vực vệ sinh rất sạch sẽ”cho thấy SV không đồng ý về biến quan sát này nhất. Do vậy, để cải thiện tình trạng này, nhà trường nên tăng cường hơn nữa lực lượng lao công quét dọn tại khu