Giới thiệu chung về Hà Nội

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (10) (Trang 25 - 27)

1.1 Điều kiện tự nhiên1.1.1 Vị trí địa lý 1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Nội là Thủ đô của nước CHXNCN Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế và giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước. Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Địa giới hành chính gồm:

Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình;

Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.

1.1.2 Địa hình

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.

1.1.3 Khí hậu

Nhìn chung chế độ khí hậu và thời tiết ở Hà Nội có đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn; mùa hè nóng và nhiều mưa. Nhưng khó khăn nhất về điều kiện thời tiết là chịu ảnh hưởng mạnh của bão gây tác động xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

1.1.4 Thủy văn

Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà. Đây là hai con sông lớn của miền Bắc. Sông Hồng là con sông chính của thành phố. Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với các tỉnh lân cận phía tây thành phố. Sông Đà hợp lưu với sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì.

Hà Nội là một thành phố với nhiều đầm hồ. Trong khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng hơn 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong

điều hòa khí hậu. Hồ Gươm là lá phổi xanh nằm ở trung tâm của đô thị trung tâm, luôn giữ một vị trí lịch sử đặc biệt đối với Hà Nội.

1.2Tài nguyên thiên nhiên1.2.1 Tài nguyên đất 1.2.1 Tài nguyên đất

Phần lớn diện tích đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thuộc loại màu mỡ, có giá trị cao cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là 92.097 ha. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất lâm nghiệp và đất xây dựng.

1.2.2 Tài nguyên nước

Nước ngầm: Thành phố Hà Nội có nguồn nước ngầm khá phong phú, có thể khai thác 440.000 m3/ngày đêm. Tầng chứa nước có thể khai thác nằm ở độ sâu 2 – 22m ở phía Bắc và 10 – 35m ở nam Sông Hồng. Tuy nhiên, ở một số lỗ khoan đang khai thác nước có hàm lượng cao các chất có nguồn gốc hữu cơ (NO2, NO3, NH4), hàm lượng sắt và mangan cao hơn quy định đối với nước làm nguồn sản xuất nước sạch, nhưng những thành phần này có thể xử lý không quá tốn kém.

Nguồn nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng cho đô thị Hà Nội. Tài nguyên nước mặt: Trên địa bàn Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá chằng chịt với các sông lớn. Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà.

1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội1.3.1 Về kinh tế 1.3.1 Về kinh tế

Thành phố Hà Nội đã xây dựng và triển khai các nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

+ Thương mại – dịch vụ: Lĩnh vực bao gồm các ngành du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo,... Giá trị các ngành kinh tế dịch vụ năm 2016 đạt 197.988 tỷ đồng chiếm 53,8 % trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản: chiếm tỷ trọng trung bình 5,3% trong cơ cấu kinh tế. Năm 2016 tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản chiếm 51,54% trong giá trị ngành nông nghiệp.

+ Công nghiệp: Công nghiệp là ngành được ưu tiên đầu tư phát triển nhằm tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của Thủ đô. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp thì công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 95% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn.

1.3.2 Về dân số

Theo tổng cục thống kê, dân số Hà Nội 2021 là khoảng 8,5 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 có sự biến động nhẹ, tăng mạnh nhất là năm 2012, và các năm gần đây đã ổn định hơn. Năm 2015 tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,6%.

1.3.3 Lao động và việc làm:

Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 544.645 người, chiếm 56,1%, trong đó lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là 5.403 người, chiếm 0,9%; lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng có 108.488 người chiếm 20%; lao động trong các ngành dịch vụ là 430.754 người chiếm 79%.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (10) (Trang 25 - 27)