5. Phân tích kinhtế phương án quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nộ
5.4 Phân tích độ nhạy
❖ Giả định 1: giá nước sinh hoạt trung bình tăng từ 8000 VNĐ/m3 lên 9.500 VNĐ/m3, các giả thiết khác không đổi
Căn cứ dựa theo ước tính mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đô thị Hà Nội, giá nước sinh hoạt trung bình tăng từ 8000 VNĐ/m3 lên 9.000 VNĐ/m3 thì giá trị sử dụng trực tiếp của nước (giá trị B6) sẽ thay đổi theo.
Tính được giá trị B6 = - 682.378,42 (triệu VNĐ)
Từ đó ước tính được giá trị NPV= 937.113,93 (triệuVNĐ, 2013)
Giá trị hiện tại ròng của phương án QLCa với giải pháp tăng giá nước lên đến 9.500 VNĐ/m3 là dương, kết quả này là bằng chứng rõ ràng nhất khẳng định giải pháp tăng giá nước để thực hiện quản lý cầu NSHĐT là giải pháp tốt để quản lý nhằm thúc đẩy việc sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả của người dân Hà Nội.
❖ Giả định 2: tăng chi phí quản lý chống thất thoát nước lên 10% từ năm 2016 đến 2025, các giả thiết khác không đổi.
Căn cứ dựa theo Quyết định số 2147/2010/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 thì chỉ tiêu giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch bình quân là 25% năm 2015 xuống còn 15% năm 2025, tức là giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch bình quân thêm 10%.
Giá trị hiện tại ròng của phương án QLCa với giải pháp tăng chi phí đầu tư quản lý chống thất thoát nước lên 10%, là dương, kết quả này khẳng định thực hiện quản lý cầu NSHĐT là phương án tốt để quản lý nhằm thúc đẩy việc giảm thất thoát lãng phí nguồn nước sạch Hà Nội.
❖ Giả định 3: Thay đổi kế hoạch đầu tư cho chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả, và các giả thiết khác không đổi.
● Trường hợp không đầu tư chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả, khi đó giá trị B10 = 0, C3 = 0. Từ đó ước tính được giá trị NPV= 929.173,07 (triệuVNĐ, 2013)
● Căn cứ điều 9, nghị định số 117/2007/NĐ-CP quy định các tổ chức chính trị và xã hội phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về cấp nước, theo đó giả định đầu tư cho chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả bằng giá trị C3= 7.318,91 (triệu VNĐ)
Như vậy, Giá trị NPV = 965.783,07 (triệuVNĐ, 2013)
❖ Giả định 4: Thay đổi tỷ lệ chiết khấu r, các giả thiết khác không đổi
Thực hiện phân tích độ nhạy của tính toán khi tiến hành xem xét phản ứng của NPV trước biến động thay đổi của tỷ lệ chiết khấu r. Theo hướng dẫn trong một số báo cáo của WorldBank về sử dụng hệ số r ở các nước đang phát triển, xét r tăng dần với các giá trị 0,03; 0,06; 0,1; 0,12 để tính NPV của tổng chi phí/ lợi ích giữa phương án QLCa và phương án cơ sở.
Kết quả tính toán được tổng hợp trong bảng 15 dưới đây:
Bảng 15. Kết quả tính toán lợi ích ròng với các tỷ lệ chiết khấu khác nhau
Đơn vị: triệu VNĐ, 2013
NPV (r = 0,03) NPV (r = 0,06) NPV (r = 0,1) NPV (r = 0,12)
Thông qua bảng số liệu tính toán trên nhận thấy, với những tỷ lệ chiết khấu khác nhau thì giá trị NPV tuy có giảm dần nhưng vẫn lớn hơn 0.
❖ Giả định 5: tăng giá điện thêm 10% mỗi năm từ 2014 đến 2025, các giả thiết khác không đổi
Căn cứ theo Quyết định số 69/2013/QĐ – TTg ngày 19 tháng 11 năm 2013 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá điện bình quân thì giá điện tăng bình quân 10% mỗi năm. Khi đó, chi phí điện năng cho cung cấp nước và chi phí điện năng cho xử lý nước thải được ước tính tăng 10% mỗi năm, và giá trị lợi ích B2 và B4 sẽ thay đổi theo.
Từ đó, ước tính được giá trị NPV = 903.179,37 (triệuVNĐ, 2013)
Giá trị NPV là dương nên mặc dù giá điện có tăng mỗi năm thì phương án QLCa vẫn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Nhận thấy rằng, trong tất cả các trường hợp phân tích độ nhạy, phương án tăng chi phí quản lý chống thất thoát nước mang lại NPV là lớn nhất. Trong tất cả các trường hợp thì sự gia tăng tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV giảm đi đáng kể, tuy nhiên khi r tăng lên mức 12%/năm thì NPV vẫn dương và khá lớn. Kết quả này là bằng chứng rõ ràng nhất khẳng định quản lý cầu NSHĐT là cách tiếp cận quản lý hiệu quả. Với bước phân tích độ nhạy như trên là căn cứ điều chỉnh các yếu tố phù hợp khi áp dụng ở đô thị khác như giả định 1, 2 và 3.