3. Hiện trạng thực hiện quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội
4.3 Dự báo cầu nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội đến năm 2025
Từ số liệu của công ty cấp nước Hà Nội, lượng nước cấp theo đầu người trung bình tại nội thành là 3,93 m3/người/tháng. Và theo kết quả điều tra xã hội học thì lượng cầu nước theo đầu người trung bình là 3,8 m3 /người/tháng. Nhận thấy, số liệu về lượng nước theo đầu người trung bình theo cầu và cung thực tế chênh nhau không nhiều (3,8 m3/người/tháng và 3,93 m3/người/tháng), sự chênh lệch nhau đó có thể được lý giải là do sự thất thoát nước, vì vậy dự báo lượng cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội đến năm 2025 dựa vào giả định (mục 3.2.8) là có cơ sở. Lượng cầu nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2025 được tính toán theo các phương án BAU và phương án QLCa, kết quả trong bảng 6.
Dựa theo bảng 6 nhận thấy khoảng cách giữa hai đường BAU vàv QLCa ngày càng lớn hơn theo thời gian, và sự chênh lệch này biểu thị lượng nước tiết kiệm được nhờ thực hiện quản lý cầu NSHĐT. Căn cứ vào bảng số liệu tính toán, dự báo lượng cầu nước sinh hoạt tăng thêm đến năm 2025 so với năm 2013(theo phương án BAU) là 40,92 triệu m3, và lượng nước tiết kiệm được khi thực hiện quản lý cầu NSHĐT đến năm 2025
là 6,98 triệu m3. Như vậy, khi không đầu tư mở rộng thêm kết cấu hạ tầng cung cấp nước mà áp dụng quản lý cầu NSHĐT có thể giải quyết được 17,1% so với nhu cầu nước tăng thêm. Trong bối cảnh khan hiếm tài nguyên nước ngọt thì kết quả ước tính trên là một minh chứng rõ ràng chocác nhà hoạch định chính sách lựa chọn quản lý cầu NSHĐT.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dự báo
Kết quả tính toán dự báo nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt của người dân đô thị Hà Nội chỉ mang tính chất tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
− Tỷ lệ gia tăng dân số: Tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng tới phương pháp dự báo nhu cầu nước trên đầu người. Kết quả nghiên cứu được tính toán theo giả định tốc độ tăng dân số các năm 2016 – 2025 bằng năm 2015, tuy nhiên nếu có biến động lớn về tỷ lệ gia tăng dân số tại đô thị Hà Nội trong những năm tới thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả dự báo.
− Giá nước: Nước cũng là một loại hàng hóa, theo quy luật của thị trường thông thường, khi giá nước tăng lên thì lượng nước tiêu thụ giảm và ngược lại.
− Thu nhập: Thu nhập là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt. Khi có thu nhập cao, các hộ gia đình sẽ sử dụng nước thoải mái hơn, chấp nhận chi trả tiền nước với mức giá cao và yêu cầu đảm bảo về chất lượng nguồn nước cao hơn.
− Trình độ học vấn: Trình độ học vấn cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch, khi trình độ học vấn tăng lên, người sử dụng sẽ hiểu rõ những lợi ích khi sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả, cũng như nhận thấy đượcnhững nguy cơ khi sử dụng nước không hợp vệ sinh.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả dự báo như: biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, dẫn đến người dân có xu hướng sử dụng nhiều nước hơn; ô nhiễm môi trường làm ô nhiễm nguồn nước từ ao hồ, nước mưa, do vậy nguồn nước của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước từ các công trình cấp nước tập trung dẫn đến nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng gia tăng.
5. Phân tích kinh tế phương án quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội 5.1 Phương án quản lý nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội