Kết quả đạt được và khó khăn khi áp dụng quản lý cầu nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (10) (Trang 29 - 30)

3. Hiện trạng thực hiện quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội

3.3 Kết quả đạt được và khó khăn khi áp dụng quản lý cầu nước sinh hoạt

Thất thoát nước là lượng nước tổn thất trong quá trình vận chuyển và phân phối nước sạch được xác định bởi sự chênh lệch giữa lượng nước sạch vào mạng lưới cấp nước với lượng nước tiêu thụ thực tế ghi nhận được. Vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với ngành nước Hà Nội là việc sử dụng nước lãng phí và tỷ lệ thất thoát nước và thất thu tiền nước còn khá lớn. Số liệu thống kê năm 2015, lượng nước thu được tiền của công ty nước sạch Hà Nội chỉ đạt 75%. Số liệu từ Công ty nước sạch Hà Nội cho thấy lượng nước sử dụng trong nội bộ Công ty là 1%, thất thoát 23% so với lượng nước sản xuất ra. Tổng số khách hàng của toàn Công ty hiện nay là 599.688. hiện tại Công ty nước sạch Hà Nội có 12 nhà máy khai thác nước và có một số giếng khai thác khác. Với tổng công suất các nhà máy vào khoảng 534.500 m3/ngày đêm, tính ra trung bình mỗi nhà máy công suất chỉ đạt khoảng 45.000- 50.000 m3/ngày đêm. Qua đó, ước tính được lượng nước thất thoát mỗi ngày đêm tương đương với 2,81 lần công suất của một nhà máy. Nếu đơn giá nước trung bình hiện nay tính theo giá bình quân vào khoảng 8.000 đồng/m3 thì lãng phí gây ra một khoản thất thu vào khoảng hơn 1,1 tỷ đồng mỗi ngày. Đó là một sự lãng phí vô cùng lớn về kinh tế, mặc dù hiện trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân thủ đô vẫn diễn ra.

3.3 Kết quả đạt được và khó khăn khi áp dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội thị tại Hà Nội

3.3.1 Kết quả

Về chính sách: Thành phố đã ban hành một số chính sách định hướng đến quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị

Về tổ chức thực hiện: Công ty nước sạch Hà Nội đã thực hiện một số giải pháp thực hiện quản lý thất thoát nước và giải pháp tăng giá nước, và đạt được một số kết quả nhất định. Quản lý giảm thất thoát nước là một trong những biện

pháp rõ ràng và hợp lý nhất nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

3.3.2 Khó khăn

Về chính sách: Các chính sách pháp luật về quản lý cầu NSHĐT ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng còn quá ít, thiếu những hoạch định chính sách quyết liệt, và các chính sách chưa được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học.

Về tổ chức thực hiện: Cơ quan quản lý chủ yếu đầu tư cho các biện pháp quản lý cung tức là mở rộng kết cấu hạ tầng cho cấp nước mà chưa đầu tư hoặc đầu tư rất ít cho các sáng kiến và giải pháp quản lý cầu NSHĐT. Bên cạnh đó, các phương án quản lý cung dễ thực hiện hơn các phương án quản lý cầu.

Thêm vào các khó khăn khi quản lý cầu NSHĐT là ý thức sử dụng nước của người dân chưa tiết kiệm.

3.3.3 Nguyên nhân của những khó khăn

Về phía cơ quan quản lý: quản lý cầu NSHĐT là một phương thức tương đối mới trong quản lý nước và các tác động cũng như hệ quả (về kỹ thuật, xã hội, kinhtế và môi trường) vẫn chưa rõ ràng, do đó đây là thách thức để các nhà quản lýnước sạch ở Hà Nội hiểu và đưa ra các quyết định chính sách quản lý cầu NSHĐT.Bên cạnh đó, sự thiếu phối hợp, hợp tác giữa các tổ chức khác nhau trong chuỗi cung ứng nước và giữa các phòng ban khác nhau của chính quyền thành phố.

Về phía người tiêu dùng nước: (1) sự thiếu kiến thức và hiểu biết của người tiêu dùng trong sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả; (2) giá nước tương đối thấp chưa khuyến khích được người dân sử dụng tiết kiệm; (3) nhiều người tiêu dùng không thanh toán dịch vụ về nước sạch.

4. Đánh giá cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (10) (Trang 29 - 30)