Định hướng phát triển kinh tế để tạo việc làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh kon tum (Trang 75 - 112)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế để tạo việc làm

Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) đạt 9%; Cơ cấu kinh tế(1): Nông - lâm - thuỷ sản: 28-29%, Công nghiệp - Xây dựng: 24-25%, Thương mại - Dịch vụ: 39-40%; Thu nhập bình quân đầu người trên 34 triệu đồng; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 1.831 tỷ triệu đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu 80 triệu USD. Dân số trung bình năm 2017: 520 ngàn người; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46%; Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 giảm 3-4% so với cuối năm 2016; có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017; Số giường bệnh trên 01 vạn dân đạt 29 giường; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,8%. Tỷ lệ độ che phủ rừng 62,84%; Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.

Dự báo dân số

Theo dự báo, nếu khống chế mức giảm sinh bình quân hàng năm 0,25- 0,3%o, thì tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,47% vào năm 2015 và còn 1,18% vào năm 2020.

Dự báo 02 phương án về quy mô dân số:

- Phương án 1: Quy mô dân số đến năm 2015 là 505 ngàn người, năm 2020 là 570 ngàn người. Phương án này dự báo theo hướng tiếp nhận dân kinh tế mới một cách chừng mực; hạn chế dân di cư tự do. Theo phương án này thì tỷ lệ phát triển dân số chung thời kỳ 2011-2015 là 2,7%; thời kỳ

2016-2020 là 2,45%.

Với quy mô dân số như trên, dự báo đến năm 2010 dân số trong tuổi lao động khoảng 235 nghìn người, đến năm 2015 khoảng 270 nghìn người và năm 2020 khoảng 308 nghìn người.

- Phương án 2: Quy mô dân số đến năm 2015 là 510 ngàn người; năm 2020 là 600 ngàn người. Phương án này tính đến khả năng tiếp nhận dân kinh tế mới đến tỉnh và việc thu hút dân cư đến lập nghiệp dọc theo các Quốc lộ, các tuyến đường mới mở; các khu cụm công nghiệp; các trung tâm huyện lỵ mới thành lập… nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Theo phương án này thì tỷ lệ phát triển dân số chung thời kỳ 2011-2015 khoảng 2,9%/năm và thời kỳ 2016-2020 khoảng 3,3%/năm.

Với quy mô dân số như trên, dự báo đến năm 2010 dân số trong tuổi lao động khoảng 235 nghìn người, đến năm 2015 khoảng 272 nghìn người và năm 2020 khoảng 325 nghìn người.

Bảng 3.1. Dự báo dân số và lao động tỉnh Kon Tum

ĐVT: nghìn người, %

2020 Tốc độ tăng theo thời kì 2016-2020

Phương án dân số 1

1. Dân số trung bình 570 2,45

- Tr. đó: Dân số thành thị 330 5,7

- % so dân số 57,9

2. Dân số trong tuổi L.Đ 308 2,7

- % so dân số 54,0

Phương án dân số 2

1. Dân số trung bình 600 3,3

- Tr. đó: Dân số thành thị 320 6,4

- % so dân số 53,3

2. Dân số trong tuổi L.Đ 325 3,62

- % so dân số 54,2

Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội các giai đoạn 2005-2015; các lợi thế và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới; xu thế phát triển chung của cả nước và vùng Tây Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; từ tiến độ thực thi của một số công trình trọng điểm của quốc gia có liên quan đến tỉnh, tiếp cận từ mục tiêu giảm chênh lệch về GDP/người so với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2020.

Từ định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 có dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của vùng bình quân 12-12,5%/năm giai đoạn 2016-2020. GDP/người của vùng đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 30,3- 30,5 triệu đồng/người và đến năm 2020 đạt 55,3-56,2 triệu đồng/người (giá hiện hành).

Từ dự báo hai phương án về quy mô dân số như trên, với mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về GDP/người so với vùng Tây Nguyên theo các khả năng khác nhau, dự báo các phương án tăng trưởng như sau:

- Phương án 1: Dân số năm 2020 là 570 ngàn người, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ khá cao nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch để có GDP/người của tỉnh bằng khoảng 94% mức bình quân của khu vực Tây Nguyên vào năm 2020.

- Phương án 2: Dân số năm 2020 là 570 ngàn người, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao để có GDP/người bằng mức trung bình của vùng Tây Nguyên đến năm 2020.

- Phương án 3: Dân số năm 2020 là 600 ngàn người, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch để có GDP/người của tỉnh bằng khoảng 94-95% mức bình quân của khu vực Tây Nguyên vào năm 2020.

Bảng 3.2. Các phương án tăng trưởng GDP của tỉnh Kon Tum

ĐVT: Tỷ đồng và %

Phương án 2020 Nhịp độ tăng (%)

2016-2020

Phương án quy mô dân số 1: năm 2015 là 505 ngàn người, năm 2020 là 570 ngàn người

I. Phương án 1 (Nâng GDP/người của tỉnh so với vùng lên 94% vào năm

2020)

1. Tổng GDP (SS 94) 9.118 13,6

2. GDP hiện hành 29.729

3.GDP/người (tr.đ hh) 52,2

% so với Tây Nguyên 94

4. Nhu cầu đầu tư thời kỳ 63.772

II. Phương án 2 (GDP/người đạt mức trung bình vùng Tây Nguyên vào

năm 2020)

1. Tổng GDP (SS 94) 9.908 14,5

2. GDP hiện hành 32.306

3.GDP/người (tr.đ hh) 56,7

% so với Tây Nguyên 101

4. Nhu cầu đầu tư thời kỳ 71.616

Phương án quy mô dân số 2: năm 2015 là 510 ngàn người, năm 2020 là 600 ngàn người

Phương án 3 (Nâng GDP/người của tỉnh so với vùng lên xấp xỉ 95% vào

năm 2020)

1. Tổng GDP (SS 94) 9.908 14,5

2. GDP hiện hành 31.910

3.GDP/người (tr.đ hh) 53,2

% so với Tây Nguyên 94,9

4. Nhu cầu đầu tư thời kỳ 70.434

3.1.2. Mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2020

* Mục tiêu tổng quát

Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp để giải quyết tốt việc làm cho người lao động trong độ tuổi, có khả năng lao động, sẵn sàng làm việc có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển nền kinh tế của Thành phố nhanh và bền vững. Mở rộng quy mô, chất lượng công tác đào tạo nghề, đảm bảo hợp lý về ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp và đáp ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Phát triển nhân lực bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có tính chủ động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phấn đấu từng bước trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng trong một số lĩnh vực, ngành nghề cho khu vực Tam giác phát triển của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.

* Mục tiêu cụ thể

Đáp ứng 55-60% lao động qua đào tạo, trong đó có trên 40% lao động qua đào tạo nghề.

Phấn đấu tăng số người xuất khẩu lao động giai đoạn 2016-2020 đạt 2.000 người (trung bình 400 người/năm), trong đó có 40% lao động qua đào tạo.

Nhân lực trình độ cao: đào tạo mới 280 thạc sĩ và 20 tiến sĩ phục vụ cho các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý, khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Hình thành được 3-4 chuyên gia đầu ngành có khả năng tư vấn hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án phát triển cho một số các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng của Tỉnh như nông - lâm nghiệp,

công nghệ chế biến, phát triển kinh tế,... Tiếp tục thu hút sinh viên tốt nghiệp hạng khá, giỏi và người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương về Tỉnh công tác.

Nhân lực đặc thù: Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức; cán bộ quản lý doanh nghiệp; cán bộ, công chức phường, xã. Phấn đấu 100% cán bộ chủ chốt và công chức cấp xã đa ̣t chuẩn về trình độ chuyên môn; 100% cán bộ thôn, làng được tham gia các lớp đào tạo trung, ngắn hạn và được cấp chứng chỉ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo 33.000 lao động theo các chương trình của trung ương và địa phương (6.600 người/năm).

3.1.3. Dự báo về việc làm cho lao động nữ đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bình quân mỗi năm tạo việc làm cho từ 1.500 – 1.700 lao động (thông qua các nguồn vốn: giải quyết việc làm, giảm nghèo, các dự án khác...). Trong đó có khoảng từ 700 – 800 là lao động nữ.

Mỗi năm, tư vấn cho khoảng 1.100 – 1.500 lao động (trong đó lao động nữ: 600 – 700 lao độngcó nhu cầu tìm việc làm trong và ngoài tỉnh; cung ứng giới thiệu cho khoảng 500 lao động trở lên đi làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Đẩy mạnh công tác cho vay, giải ngân nguồn vốn tạo mới nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động, tạo việc làm mới cho khoảng 1.000 lao động/năm (trong đó lao động nữ: 500 lao động).

Mỗi năm đưa khoảng 100 - 150 lao động (trong đó lao động nữ: 70 – 80 lao động) trở lên đi làm việc có thời hạn tại các nước (trong đó, 02 huyện nghèo từ 80-90 lao động/năm).

Đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 55%; trong đó, đào tạo nghề 40%; tỷ lệ đào tạo nghề nông nghề nông lâm nghệp chiếm 47%, công nghiệp

xây dựng 25%, khối dịch vụ 28% ( Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐND tại kỳ họp chuyên đề HĐND khóa IX về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2025)

Đến năm 2020 hoàn thiện mạng lưới cơ sở dạy nghề, có 01 Trường Cao đẳng nghề; có 02 Trường Trung cấp nghề.

Đào tạo nghề cho khoảng 25.500 lao động. Trong đó:

Đào tạo hệ cao đẳng nghề (đào tạo theo hình thức liên thông): 500 người

(Bình quân mỗi năm tuyển mới đào tạo khoảng 100 học viên).

Đào tạo khoảng 1.500 - 2.000 học viên (Bình quân mỗi năm tuyển mới đào tạo khoảng 300-400 học viên hệ Trung cấp nghề).

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 23.000 lao động (bình quân đào tạo tạo 4.600 lao động/năm). Bình quân mỗi năm đào tạo 4.600 người, trong đó 10.580 người học nghề nông nghiệp. 12.420 người học nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ có việc làm và tự tạo việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chung đến năm 2020 là 52%, qua đào tạo nghề đạt 36,5%. Trong đó:

Đào tạo nghề nông nghiệp chiếm khoảng 70% Đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm khoảng 30%.

Giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến nâng cấp trường trung cấp nghề Kon Tum thành trường cao đẳng nghề; nâng cấp Trung tâm dạy nghề Măng Đen và Trung tâm dạy nghề Đăk Tô thành Trường Trung cấp nghề ( nếu đủ điều kiện theo quy định).

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ giới thiệu việc làm

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 01 Trung tâm Dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí, trực thuộc Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Kon Tum. Trung tâm Dịch vụ việc làm có chức năng tổ chức thực hiện các dịch vụ công liên quan đến việc làm, dạy nghề cho người lao động và người sử dụng lao động (hợp đồng giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động,…); thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật. Với lực lượng cán bộ còn hạn chế, Trung tâm Dịch vụ việc làm cần thúc đẩy hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình dưới nhiều hình thức.

Thúc đẩy phát triển các yếu tố thị trường và kết nối liên thông với thị trường khu vực, trước mắt tạo điều kiện để phát triển thị trường lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh. Chú ý xây dựng và cập nhật kịp thời các thông tin về giá cả thị trường, cung – cầu về lao động, hàng hóa, dịch vụ. Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề, khuyến khích các dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ tổ chức các hội chợ việc làm, diễn đàn ý tưởng...

Xây dựng các công cụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ tiêu thông tin thị trường lao động, các phần mềm phục vụ cho hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm. Hoàn thiện cổng thông tin về việc làm, hệ thống thông tin phục vụ cho các hoạt động của chợ việc làm, nhất là phần mềm giao dịch trên mạng trong các phiên giao dịch.

Sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, hiệu quả. Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm được sử dụng cho hỗ trợ sửa chữa, mở rộng, nâng cấp mặt bằng, cung cấp trang thiết bị, phần mềm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động và phục vụ hoạt đông tư vấn, giới thiệu việc làm.

phiên chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, các trang web thị trường lao động.

Đầu tư năng lực cho các Trung tâm giới thiệu việc làm nhất là đào tạo, bồi dưỡng tập huấn pháp luật lao động cho cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm. Tập trung vào kỹ năng tư vấn hướng dẫn, trả lời, kết nối người lao động và người sử dụng lao động. Để từ đó có đủ khả năng tiếp nhận các nhiệm vụ mới trong tương lai.

Thực hiện tốt công tác thu thập, phân tích, dự báo cung - cầu nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả, chất lượng kết nối cung ứng/giới thiệu việc làm giữa người sử dụng lao động với người lao động tìm việc làm.

3.2.2. Hỗ trợ vốn vay để tạo việc làm

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum trong những năm qua đã làm tốt vai trò huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội. Là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.

Để phát huy các thế mạnh và nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ vốn vay theo kế hoạch tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (bao gồm cả nguồn vốn Trung ương và địa phương), Ngân hàng Chính sách xã hội cần đẩy mạnh hoạt động của mình thông qua các biện pháp như:

tạo việc làm, ưu tiên cho các cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn tạo được nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động. Lồng ghép và thực hiện các mô

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh kon tum (Trang 75 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)