8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng Hỗ trợ vốn để tạo việc làm
Để phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhất là tạo việc làm cho người lao động nữ, các cấp lãnh đạo của tỉnh cần tập trung tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành và thực hiện tốt chính sách tạo vốn, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum có mạng lưới hoạt động gồm NHCSXH tỉnh và 08 NHCSXH cấp huyện (riêng NHCSXH tỉnh kiêm NHCSXH thành phố, NHCSXH huyện Sa Thầy kiêm nhiệm vụ NHCSXH huyện Ia H’Drai); bộ máy quản trị hoạt động NHCSXH tỉnh có Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh và 10 Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện, thành phố (Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cùng cấp); toàn tỉnh có 102 điểm giao dịch cố định tại 102 xã, phường, thị trấn với 1.657 Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, làng trong toàn tỉnh.
Trong những năm qua NHCSXH tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH tỉnh và chủ động phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh (hoạt động ủy thác cho vay) để triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương giao. Bằng sự nỗ lực của đơn vị và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể nói chung, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ nói riêng chi nhánh NHCSXH Kon Tum đã đáp ứng kịp thời, đủ nguồn vốn để phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở tỉnh Kon Tum đủ điều kiện vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện nay NHCSXH tỉnh đang cho vay 14 chương trình tín dụng chính sách xã hội, thông qua hoạt động ủy thác cho vay trên 99% đối với các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó dư nợ ủy thác cho vay đối với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh hơn 786 tỷ đồng, chiếm trên 45%/tổng dư nợ ủy thác. Chương trình tín dụng đã góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Nhờ có vốn tín dụng chính sách thông qua NHCSXH tỉnh từ đầu năm 2013 đến nay đã cho vay 1.434,3 tỷ đồng, giúp cho 65.580 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn, góp phần giảm tỷ lệ
hộ nghèo của địa phương là 22,77% cuối năm 2012 đã giảm xuống còn 10,26% vào cuối năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015), bình quân hàng năm giảm được từ 4,5% – 5% hộ nghèo; 28.093 lao động có việc làm mới; cho 1.730 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập, xây dựng 29.817 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Từ năm 2012 đến năm 2016, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện cho vay với số tiền 69 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 4.450/5.000 lao động, đạt 76,4% so với kế hoạch 05 năm.
Bảng 2.9. Số lao động được giải quyết việc làm thông qua hỗ trợ vay vốn năm 2012 – 2016 ĐVT: Người 2012 2013 2014 2015 2016 Số tiền (tr.đồng) 14.441 15.231 18,723 14.274 19.000 Số lao động 819 811 1.091 729 1000 Nữ 376 389 502 350 470 Cơ cấu nữ (%) 45,9 48,0 46,0 48,0 47,0
(Nguồn: Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kon Tum)
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động nữ được hỗ trợ vay vốn thông qua chương trình giải quyết việc làm của tỉnh Kon Tum.