Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh kon tum (Trang 47 - 55)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Đặc điểm kinh tế

Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Kon Tum có đường Quốc lộ 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào).

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum (GRDP) năm 2016 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 11.284,30 tỷ đồng, tăng 8,06% so với năm 2015, cụ thể: Khu vực I (Nông - Lâm - Thuỷ sản) đạt 2.868,33 tỷ đồng, tăng 4,18%; khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng) đạt 2.735,84 tỷ đồng, tăng 10,83%, khu vực III (Dịch vụ) đạt 4.836,71 tỷ đồng, tăng 8,53%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 843,42 tỷ đồng, tăng 10,31%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,10 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 2,56 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 3,64 điểm phần trăm; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,76 điểm phần trăm. Cụ thể như sau:

Khu vực Nông, lâm, thủy sản có mức tăng trưởng 4,18%, mặc dù trong những tháng đầu năm hạn hán ở khu vực Tây nguyên đã làm ảnh hưởng đến năng suất một số loại cây trồng tuy nhiên sản lượng, sản phẩm của một số ngành tăng lên. Cụ thể một số sản lượng, sản phẩm có mức tăng cao như sau: Sản lượng cà phê thu hoạch ước đạt 37.147 tấn, tăng 3,36% (+1.206 tấn) so

với năm 2015 Sản lượng cao su ước đạt: 49.022 tấn, tăng 5,58% (+2.590 tấn) so với năm 2015. . .

Khu vực Công nghiệp - Xây dựng có mức tăng 10,83%, chủ yếu nhờ vào mức tăng cao của ngành công nghiệp chế biến với chỉ số sản xuất tăng 10,58% và giá trị sản xuất năm 2016 ngành xây dựng theo giá so sánh 2010 tăng 12,14% so với năm trước; cụ thể một số sản phẩm có mức tăng cao như sau: lượng đường sản xuất 19.894 tấn, tăng 10,51% so năm trước; bàn, ghế ước tính sản xuất 3 251.474 cái, tăng 21,86% so năm trước..., một số sản phẩm khác tương đối ổn định, có mức tăng, giảm không cao.

Khu vực Dịch vụ có mức tăng 8,53%, trong đó các hoạt động dịch vụ có mức tăng trưởng cao như: Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính năm 2016 đạt 1.303.534,69 triệu đồng, tăng 11,02%; Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính năm 2016 đạt 13.460.362,4 triệu đồng, tăng 11,34% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 2.1. Tốc độ tăng GRDP năm 2016 GRDP năm 2016 theo giá so sánh 2010 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng năm 2016 so năm 2015 (%) Điểm % đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng (%) Tổng số 11284,30 8,06 8,06

1. Nông, lâm và thủy sản 2868,33 4,18 1,10

2. Công nghiệp và xây dựng 2735,84 10,83 2,56

3. Dịch vụ 4836,71 8,53 3,64

4. Riêng thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp

sản phẩm 843,42 10,31 0,76

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kon Tum)

Về Tài chính: Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.953,7 tỷ đồng, đạt 79,74% dự toán và bằng 95,06% so với năm 2015. Tổng chi ngân

sách ước 5.572 tỷ đồng, đạt 92,89% so với nhiệm vụ chi và bằng 107,02% so với năm 2015.

Về tiền tệ, tín dụng : Huy động đến 31/12/2016 ước đạt 11.320 tỷ đồng, tăng 23%, dư nợ cho vay đến 31/12/2016 ước đạt 20.325 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2015; tỷ lệ nợ xấu ước khoảng 0,96% vào cuối năm 2016. Hoạt động thu đổi, mua bán bằng ngoại tệ, kinh doanh vàng trên địa bàn được quản lý chặt chẽ. Tín dụng tăng trưởng khá, mặt bằng lãi suất cho vay tương đối ổn định, lãi suất cho vay một số lĩnh vực được ưu tiên để khuyến khích phát triển; đồng thời triển khai nhiều chương trình cho vay, các gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi.

Đặc điểm xã hội

Về hành chính: Tỉnh Kon Tum hiện có 1 thành phố và 9 Huyện, Trong đó có với 97 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 6 thị trấn, 10 phường và 86 xã. Thành phố Kon Tum là trung tâm chính tri ̣, kinh tế, văn hóa - xã hô ̣i của tỉnh.

Ước tính dân số trung bình năm 2016 là 507.386 người. Kon Tum có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tô ̣c thiểu số chiếm trên 53%, có 6 dân tộc ít người sinh sống lâu đời bao gồm: Xơ Đăng, Bana, Giẻ-Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm.

Lực lượng lao động dồi dào với 293.238 người, chiếm 59,1% dân số. Trong đó lao động nữ là 134.128 người, chiếm 45,7%.

Trong năm 2016, tình hình sản xuất, kinh doanh tương đối ổn định; các thành phần kinh tế, đặc biệt kinh tế hộ gia đình chuyển biến tích cực, đã tạo được việc làm ổn định cho người lao động.

Về giải quyết việc làm: Kết quả triển khai nguồn vốn Quỹ giải quyết việc làm tính đến 15/11/2016 đã giải ngân cho vay số tiền 11.821 triệu đồng, tạo việc làm mới cho 935 lao động. Tổng số lao động được tạo việc làm thông qua chương trình việc làm đến 15/11/2016 là 1.583 lao động (Trong đó, thông qua

nguồn vốn vay giải quyết việc làm 935 lao động, cung ứng lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm 551 lao động, xuất khẩu lao động: 97 người).

Về giáo dục: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016-2020: Triển khai Nghị quyết của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực các DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030, với các nhiệm vụ, giải pháp: Củng cố hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông trung học bán trú. Chế độ, chính sách cho học sinh đồng bào DTTS; thực hiện tốt chính sách chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ y tế là người đồng bào DTTS; xây dựng giáo trình, thời gian đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp phù hợp với trình độ, văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào DTTS và đặc điểm vùng miền; tăng cường cung cấp thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh và mở rộng công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho đồng bào DTTS.

Về Y tế: Chất lượng, hiệu quả các chương trình y tế được nâng lên. Công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và khám chữa bệnh được thực hiện tốt, nhất là việc ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Tiếp tục thực hiện “Chương trình xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã”. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế được chú trọng. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn.

Về văn hóa nghệ thuật: Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh Kon Tum có 600 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa; 80.000 hộ gia đình được công nhận là Gia đình văn hóa. Các thiết chế văn hóa được đầu tư đi vào hoạt động khá hiệu quả với 7/9 huyện, thành phố có thư viện; 52 thư viện xã, phường, thị trấn; 6/9 huyện, thành phố có nhà văn hóa (hoặc Trung tâm văn hóa) cấp huyện; 25 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, cụm văn hóa. Hệ thống nhà văn hóa thôn, bưu điện-văn hóa xã được xây dựng rộng và được

đầu tư một số trang thiết bị thiết yếu. Đến tháng 12/2016, toàn tỉnh có 437 nhà rông/593 làng đồng bào dân tộc thiểu số, đạt tỷ lệ 73,6%. Bên cạnh đó, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phát triển ngày càng sâu rộng; số thôn, tổ dân phố, khu dân cư và hộ gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa ngày càng tăng. Thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân; ý thức thực hiện nếp sống văn minh của người dân có chuyển biến tích cực. Công tác quản lý, sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa được tăng cường, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và quảng bá hình ảnh địa phương.

Bảng 2.2. Tình hình lao động trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Thực hiện cùng kỳ năm trước (người) Ước tính kỳ báo cáo (người) Kỳ báo cáo so cùng kỳ năm trước (%)

Tổng số lao động được tạo việc

làm trong năm 1,100 1,570 142.73

- Nam 650 975 150.00

- Nữ 450 595 132.22

Lực lượng lao động 295,250 305,867 103.60

Phân theo giới tính 295,250 305,867 103.60

- Nam 157,240 162,930 103.62

- Nữ 138,010 142,937 103.57

Phân theo khu vực 295,250 305,867 103.60

- Thành thị 108,290 112,214 103.62

- Nông thôn 186,960 193,653 103.58

Số lao động đang làm việc 290,760 301,315 103.63

Phân theo giới tính 290,760 301,315 103.63

- Nam 157,620 163,372 103.65

Thực hiện cùng kỳ năm trước (người) Ước tính kỳ báo cáo (người) Kỳ báo cáo so cùng kỳ năm trước (%)

Phân theo khu vực 290,760 301,315 103.63

- Thành thị 106,425 110,288 103.63

- Nông thôn 184,335 191,027 103.63

Phân theo loại hình kinh tế 290,760 301,315 103.63

- Kinh tế Nhà nước 40,360 40,502 100.35

- Kinh tế Tập thể 370 418 112.97

- Kinh tế Cá thể 223,135 233,069 104.45

- Kinh tế Tư nhân 26,890 27,321 101.60

- Kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài 5 5 100.00

Phân theo ngành kinh tế 290,760 301,315 103.63

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản 194,228 197,925 101.90

- Khai khoáng 560 956 170.71

- Công nghiệp chế biến, chế tạo 18,850 19,924 105.70 - Sản xuất và phân phối

điện,khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

585 635 108.55

- Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

515 532 103.30

- Xây dựng 12,860 14,695 114.27

- Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các xe có động cơ khác

22,860 23,935 104.70

Thực hiện cùng kỳ năm trước (người) Ước tính kỳ báo cáo (người) Kỳ báo cáo so cùng kỳ năm trước (%)

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống 7.781 7,964 102.35 - Thông tin và truyền thông 1,468 1,532 104.36 - Hoạt động tài chính, ngân

hàng và bảo hiểm 920 1,104 120.00

- Hoạt động kinh doanh bất

động sản 630 730 115.87

- Hoạt động chuyên môn, khoa

học và công nghệ 570 632 110.88

- Hoạt động hành chính và dịch

vụ hỗ trợ 298 365 122.48

- Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc

7,005 7,298 104.18

- Giáo dục và đào tạo 11,530 11,805 102.39 - Y tế và hoạt động trợ giúp xã

hội 2,390 2,497 104.48

- Nghệ thuật vui chơi và giải trí 930 1,162 124.95 - Hoạt động dịch vụ khác 3,080 3,708 120.39 - Hoạt động làm thuê các công

việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

150 160 106.67

- Hoạt động của các tổ chức 0 0 -

Hoạt động của hệ thống đào tạo nghề

Ngoài Trường Trung cấp nghề Kon Tum (do UBND Tỉnh quản lý) thì trên địa bàn tỉnh còn có Trung tâm dạy nghề Kon Đào, Trung tâm dạy nghề Măng Đen (do Sở LĐ-TB&XH Tỉnh quản lý); Trung tâm giáo dục thường xuyên Đăk Hà (do Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh quản lý) chủ yếu dạy nghề cho lao động nông thôn và liên kết đào tạo hệ trung cấp nghề, phần lớn học viên là người DTTS; các ngành nghề đào tạo: mộc dân dụng; điện dân dụng; kỹ thuật trồng nấm; hàn điện; sửa chữa xe máy, máy nông nghiệp, chăn nuôi, thú y; trồng trọt; dệt thổ cẩm; đan lát; bảo vệ thực vật,...

Ngoài ra, có một số doanh nghiệp và tổ chức tham gia dạy nghề cho người lao động: Công ty May Nhà Bè (đào tạo nhề may công nghiệp với thời gian 3 tháng), Công ty cao su Kon Tum (đào tạo kỹ thuật trồng, khai thác, chế biến cao su, chủ yếu cho đồng bào DTTS), Công ty Đường Kon Tum (đào tạo công nhân chế biến,...), Trung Tâm Dạy nghề ý tưởng,... Nhìn chung, mạng lưới đào tạo nghề của Tỉnh còn mỏng, đa số các trường, trung tâm mới thành lập nên các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo còn thấp. Kinh phí đầu tư xây dựng trường Trung cấp nghề, Trung Tâm Dạy nghề Măng đen, Trung Tâm Dạy nghề Kon Đào được hỗ trợ phần lớn từ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 với tổng kinh phí 29.210 triệu đồng.

Hoạt động của các trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum (trực thuộc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Kon Tum) có chức năng tổ chức thực hiện các dịch vụ công liên quan đến việc làm, dạy nghề cho người lao động và người sử dụng lao động (hợp đồng giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động,…); thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum phối hợp với các đơn vị có liên quan tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổ chức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Ngoài ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum còn cấp phép cho các doanh nghiệp thực hiện công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh kon tum (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)