8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5 Tình hình Cung Cầu lao động trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Theo trình độ
Tình hình cung – cầu lao động quý I/2017 phân theo trình độ có sự chênh lệch lớn, được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.7. So sánh giữa cung - cầu lao động quý I/2017 theo trình độ
Qua số liệu tổng hợp cho thấy sự mất cân đối cung - cầu lao động ở tất cả các trình độ, không có điểm chung, cụ thể như:
+ Cầu > cung, ở nhóm trình độ Cao đẳng, Trung cấp, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông và ngược lại, cầu < cung, ở nhóm trình độ Đại học.
Như vậy, nguồn cung lao động tìm việc làm của địa phương chưa đáp ứng được,nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, khoảng cách chênh lệch cung – cầu giữa hai đầu trình độ Đại học và lao động phổ thông ngày càng lớn.
- Theo ngành nghề
sự thay đổi, trong đó, một số nhóm ngành doanh nghiệp cần tuyển dụng nhiều lao động, nhưng lượng lao động đăng ký tìm việc làm thấp như:
+ Cầu > cung, ở nhóm ngành: sửa chữa, lắp ráp, vận hành máy, thiết bị; Điện – điện tử; Kinh doanh và quản lý; phục vụ và dịch vụ và khách sạn nhà hàng, nhóm ngành nghề khác. Thể hiện rõ nhất là ở nhóm ngành Nông – lâm và thủy sản, cầu chiếm 21.36% > cung lao động là 1.56%.
Ngược lại một số nhóm ngành, có người lao động đăng ký tìm việc cao, nhưng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp thấp như:
Biểu đồ 2.8. So sánh giữa cung – cầu lao động quýI/2017 theo nhóm ngành nghề
+ Cung > cầu, ở nhóm ngành Xây dựng và kiến trúc; Công nghệ thông tin.Thể hiện rõ nhất là ở nhóm ngành Kế toán, tài chính, ngân hàng, cung lao động chiếm 34.38% > cầu 4.23%.
Sự mất cân bằng giữa cung – cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân là do sinh viên, người lao động chọn ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thực tế của thị trường lao động, hơn nữa tiền lương của doanh nghiệp địa
phương trả cho người lao động thấp so với các tỉnh trong khu vực,việc làm bán thời gian không ổn định, lao động thường xuyên chuyển nhảy việc, dẫnđến mất cân bằng cung cầu lao động ngày càng lớn.
- Đánh giá chung về cung – cầu lao động và kết quả kết nối việc làm, quý I/2017
Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả kết nối cung - cầu lao động quý I/2017 ĐVT: Người TT KHOẢN MỤC Đơn vị tính Tổng cộng Phân theo trình độ Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông
01 Nhu cầu tuyển dụng lao động Người 426 14 22 42 148 200 02 Hồ sơ ứng viên đăng ký tại Trung tâm DVVL Hồ sơ 128 42 20 10 11 45 03 Hồ sơ LĐ được DN tuyển dụng Người 94 31 11 7 8 37
(Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum)
Nhìn chung, trong quý, tổng nguồn cung (người tìm việc) không đáp ứng đủ nguồn cầu, thiếu 298 vị trí việc làm - giảm 69.95% so với tổng nguồn cầu lao động; Trong đó,Cung ứng và giới thiệu việc làm mới cho 94 người lao động, chỉ đáp ứng được 22,07% so với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc đạt 73,44%, so với số lượng hồ sơ ứng cử viên nộp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Kết quả kết nối, Cung ứng - giới thiệu việc làm mới cho người lao động, trong quý I/2017 giảm 46.89% so với quý IV/2016 và tăng 40.30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động có trình độ Cao đẳng khó tìm việc làm hơn so với các trình độ khác.
Sự mất cân bằng cung – cầu lao động về trình độ chuyên môn và ngành nghề dẫn đến tình trạng, doanh nghiệp không tuyển được lao động, như mong muốn cũng như người lao động không tìm được việc làm phù hợp.
2.2.6. Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách để giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Thuận lợi
Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng khá cao (60,3%). Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật và kỹ năng lao động của lực lượng lao động đang từng bước được nâng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc ở khu vực nông thôn tương đối thấp. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Được sự quan tâm tích cực của chính quyền địa phương cùng các ban, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, thúc đẩy các chính sách về giải quyết việc làm nhằm mang lại hiệu quả tuyệt đối trong việc thực hiện chính sách.
Công tác xuất khẩu lao động có nhiều chuyển biến tích cực so với các năm trước. Thị trường Hàn Quốc đã tiếp nhận trở lại lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động tham gia tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh, mở rộng thị trường. Đây là điều kiện thuận lợi để triển khai công tác xuất khẩu lao động trong thời gian tới. Một số công ty có uy tín và năng lực tài chính tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho người lao động về thủ tục, vốn vay để người lao động tham gia xuất khẩu lao động trong những năm khó khăn. Tỉnh Kon Tum đã kịp thời lập quỹ hỗ
trợ tạo việc làm để giải quyết vốn vay xuất khẩu lao động cho những đối tượng không thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách.
Lao động được đào tạo nghề đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đã chú trọng đào tạo một số nghề đặc thù gắn với phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu thị trường loa động, tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần giảm nghèo.
Qua đào tạo nghề đã nâng cao được tỷ lệ lao động qua đào tạo chung và đào tạo nghề của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là lực lượng lao động khu vực nông thôn và lực lượng lao động dân tộc thiểu số, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động; Đối với một số địa phương (huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Đăk Tô, Ngọc Hồi, thành phố Kon Tum...) có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội thì người lao động sau học nghề áp dụng phát triển nhiều mô hình kinh tế bền vững, có hiệu quả cao: Trồng cao su, cà phê, bời lời, chăn nuôi trâu, bò...Sau học nghề người lao động có cơ hội tự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tự tạo việc làm tại chỗ thông qua canh tác, sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phục vụ cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, thông qua công tác tư vấn giới thiệu việc làm người lao động được giới thiệu đến làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; Các điều kiê ̣n đảm bảo chất lươ ̣ng da ̣y nghề cho lao động nông thôn đươ ̣c quan tâm đầu tư; Nhâ ̣n thức của các cấp, các ngành, đă ̣c biê ̣t là nhâ ̣n thức của người dân về vị trí vai trò công tác đào tạo nghề tăng lên rõ rê ̣t.
Khó khăn, hạn chế
Nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm bổ sung hàng năm còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn để tạo việc làm trên địa bàn; việc cho vay còn dàn trải, kém hiệu quả.
Do địa bàn rộng, đi lại khó khăn, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa mà lực lượng cán bộ tín dụng của NHCSXH tại cấp huyện ít và công tác phối hợp
hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ vay vốn của tổ Tiết kiêm & Vay vốn, các tổ chức hội, đoàn thể cấp xã một số nơi thiếu sự nhiệt tình nên dẫn đến tiến độ giải ngân một số nơi còn chậm.
Tỉnh Kon Tum chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ chuyên môn tay nghề còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động, phong tục tập quán ngại đi làm xã, kỷ luật lao động chưa chặt chẽ. Tại các xã vùng sâu vùng xa chưa chú trọng đến công tác tư vấn, tuyên truyền, vận động dẫn đến công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả chưa cao.
Một số địa phương chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về học nghề cho người lao động. Do đó hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao và chưa có sức lan tỏa sâu rộng để nhân dân biết các chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề hầu hết mới được thành lập trong những năm gần đây và đang trong giai đoạn đầu tư nên năng lực đào tạo chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Hầu hết đã có tổ chức bộ máy nhưng còn thiếu, chưa bố trí đủ giáo viên theo yêu cầu, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề trẻ, nhiệt huyết nhưng còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, nhất là công tác giảng dạy tích hợp (Vừa học lý thuyết, vừa thao tác thực hành).
Trung ương chưa có chính sách hỗ trợ đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Do ngân sách của địa phương còn nhiều khó khăn nên chưa hỗ trợ hết để đào tạo hệ trung cấp cho thanh niên trên địa bàn tỉnh (nhất là học viên thanh niên dân tộc thiểu số).
Một số địa phương (huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông) có điều kiện thời tiết khắc nghiệt (rét, mưa nhiều), không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, lao động sau học nghề gặp rất nhiều khó khăn trong việc lao động sản xuất do đó làm ảnh hưởng đến ý thức học nghề.
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp nhu cầu còn thấp; nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động nông thôn có xu hướng giảm dần. Do đó, công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, độ tuổi của người học nghề không đồng đều, việc nhận thức về học nghề còn hạn chế, thời gian chuyên cần của người học nghề còn thấp.
Công tác xã hội hóa về dạy nghề trên địa bàn tỉnh chưa phát triển (Mặc dù đã có cơ sở ngoài công lập nhưng chưa đủ điều kiện hoạt động).
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút lao động vào làm việc rất hạn chế, do đó, chưa khuyến khích người lao động tham gia học nghề.
Việc phát triển các nghề truyền thống phù hợp nhu cầu và nguyện vọng của người lao động trong việc học nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, để người lao động sau khi học nghề sống được với nghề (Dệt thổ cẩm) thì vấn đề về đầu ra cho sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn (không tiêu thụ được sản phẩm).
Các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, làm việc theo thời vụ, mức lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động còn chưa đáp ứng cuộc sống trong giai đoạn hiện nay vì vậy người lao động chưa thực sự gắn bó với doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO