Khái niệm về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ tại các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Khái niệm về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên- Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam.

Đặc trƣng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhƣng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dƣỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nƣớc) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam).

Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tƣơng lai); cảng Đà Nẵng và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tƣ; Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.

1.4.2. Giới thiệu chung về khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay, số lƣợng các khu công nghiệp đƣợc thống kê nhƣ sau:

- Thành phố Đà Nẵng: 6 Khu công nghiệp - Tỉnh Thửa Thiên Huế: 4 Khu công nghiệp - Tỉnh Quảng Nam: 8 Khu công nghiệp - Tỉnh Quảng Ngãi: 6 Khu công nghiệp - Tỉnh Bình Định: 7 Khu công nghiệp - Tỉnh Khánh Hòa: 5 Khu công nghiệp - Tỉnh Phú Yên: 4 Khu công nghiệp

- Tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Thanh Hóa: 1 Khu công nghiệp (Nguồn: http://viipip.com/homevn/?module=listip)

Hiện nay địa phƣơng có số khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động nhiều nhất là Đà Nẵng và Quảng Nam, đặc biệt Đà Nẵng có 100% số KCN đi vào hoạt động. Đó cũng là địa phƣơng có diện tích đất KCN cao nhất. Về giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp, địa phƣơng có giá trị cao nhất là Đà Nẵng (13.352 tỷ đồng), thứ hai là Quảng Nam (7.073 tỷ đồng), Nhƣ vậy địa phƣơng có giá trị cao nhất gần gấp đôi địa phƣơng đứng thứ hai (trích dẫn từ http://vietccr.vn/xem-tin-tuc/lien-ket-phat-trien-cac-khu-cong- nghiep-vung-duyen-hai-mien-trung-default.html). Điều này chứng tỏ sự phát triển và hiệu quả hoạt động của các KCN là không đồng đều, vẫn chủ yếu dựa vào thế mạnh riêng của từng địa phƣơng mà chƣa có sự hợp tác, liên kết để cùng nhau phát triển.

Về lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp cũng phong phú, đa dạng. Do đặc thù và thế mạnh của Vùng có ngành nông - lâm - thủy sản phát triển nên có nhiều doanh nghiệp chế biến nhƣ: chế biến thủy sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến g , chế biến sản phẩm nông nghiệp khác… loại doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ 42,5%. Ngoài ra các loại doanh nghiệp khác cũng đa dạng nhƣng chiếm tỷ lệ thấp nhƣ ngành xây dựng, chiếm 8,8%; sản xuất và phân phối điện, nƣớc, chiếm 3,8%; các ngành điện, điện tử; khai thác mỏ;

thƣơng nghiệp,… chiếm từ 1 - 2%. Về quy mô hoạt động của doanh nghiệp thì phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có số vốn trên 100 tỷ đồng chiếm tỷ lệ thấp khoảng 9,3%; các doanh nghiệp có số vốn từ 50 - 100 tỷ đồng, chiếm 26,3%; các doanh nghiệp có số vốn đầu tƣ dƣới 1 tỷ đồng, chiếm 1,3%; dƣới 5 tỷ đồng, chiếm 9,2%. Nhƣ vậy phần lớn doanh nghiệp có vốn từ 5 - 50 tỷ đồng, chiếm 61,8%, còn lại trên 50 tỷ đồng và dƣới 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ thấp.

Tƣơng ứng với quy mô của các doanh nghiệp thì lực lƣợng lao động của các doanh nghiệp cũng đa dạng. Phần lớn doanh nghiệp có lực lƣợng lao động từ 50 - 300 ngƣời, chiếm khoảng 42,5%, các doanh nghiệp có từ 10 - 50 ngƣời, chiếm 30,1%, số doanh nghiệp có lao động trên 1000 ngƣời có tỷ lệ thấp, chỉ 6,2%. Điều này chứng tỏ có mối quan hệ chặt chẽ giữa số lƣợng khu công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, loại hình quy mô doanh nghiệp với quy mô lao động. Để giải quyết bài toán phát triển KCN không chỉ đầu tƣ về vốn, tăng quy mô doanh nghiệp, mở rộng các lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp mà còn đầu tƣ nhân lực, gắn với ban hành cơ chế, chính sách phù hợp.

1.4.3. Thực trạng liên kết giữa các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Các chính sách liên quan đến huy động vốn; phát triển các lĩnh vực, ngành nghề đầu tƣ vào các KCN còn mang tính cục bộ địa phƣơng, còn thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các KCN trong Vùng nói riêng, các địa phƣơng trong Vùng nói chung.

Nhiều khảo sát, đánh giá cho thấy các địa phƣơng cạnh tranh trong ban hành chính sách ƣu đãi, h trợ đầu tƣ nhƣ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế cho thuê đất, sử dụng đất… thiếu đồng bộ và ổn định dẫn đến sự chồng chéo về lĩnh vực, ngành đầu tƣ, có sự di chuyển nguồn lực từ KCN của địa phƣơng này sang KCN của địa phƣơng khác, theo đó hoạt động đầu tƣ thiếu

tính bền vững gây khó khăn công tác quy hoạch, kế hoạch, dự báo phát triển các KCN của Vùng.

Tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tƣ và thiếu quy hoạch tổng thể trong toàn Vùng đang là vấn đề nan giải. Các địa phƣơng trong Vùng đều có quy hoạch riêng, thiếu quy hoạch chung của Vùng nên các địa phƣơng “mặc sức” ban hành chính sách thu hút đầu tƣ mà không có định hƣớng tập trung rõ ràng. Các KCN có quy hoạch và hoạt động đầu tƣ gần nhƣ giống nhau. Các ngành nghề truyền thống nhƣ: giày dép, dệt may, chế biến nông - lâm - thủy sản là chủ yếu, các ngành nghề công nghiệp hiện đại, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, có tính chất động lực phát triển cho KCN thì rất ít, không đáng kể (Lê Thế Giới, 2003).

Đặc điểm chung của các KCN trong Vùng là thu hút đầu tƣ mang tính tự phát, dàn trải chƣa thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch chung, do đó các hoạt động đầu tƣ thiếu sự h trợ, hợp tác qua lại lẫn nhau trên cơ sở các mối liên kết kinh tế giữa các KCN, giữa KCN với các đơn vị kinh tế ngoài KCN; giữa các KCN trong cùng địa phƣơng và giữa các địa phƣơng trong Vùng với nhau. Chẳng hạn, trong các KCN của Vùng đang vận hành hầu nhƣ đều có các ngành giày da, may mặc, chế biến nông - lâm - thủy sản. Sản xuất hàng tiêu dùng… và hơn 80% số KCN có các ngành nhƣ sản xuất động cơ, linh kiện; sản xuất lắp ráp điện tử, sản xuất các mặt hàng cơ khí…

Đây là một sự trùng lắp, chồng chéo nhƣng lại thiếu sự liên kết, hợp tác để trao đổi thông tin, công nghệ nguyên liệu, tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu cũng nhƣ hạn chế những bất cập trong cạnh tranh…

Việc liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh của các địa phƣơng trong Vùng còn hạn chế, dẫn đến các địa phƣơng phải tự cố gắng tận dụng các nguồn tài nguyên hạn chế của mình để sản xuất tại ch với quy mô nhỏ đã làm cho sản phẩm công nghiệp của Vùng sản xuất ra có năng suất thấp, chất lƣợng thấp và giá thành cao, do đó năng lực cạnh tranh thấp.

CHƢƠNG 2

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang phát triển ngày một lớn mạnh và đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế nƣớc nhà. Tuy nhiên vì nhiều lý do, áp lực cạnh tranh giữa các khu công nghiệp trong nội vùng và giữa các vùng với nhau đang ngày một lớn. Việc cải thiện chất lƣợng mối quan hệ tại đây trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Đồng thời, việc áp dụng những mô hình nghiên cứu trƣớc đây cùng với các thang đo có sẵn là phù hợp tại các khu công nghiệp. Từ đó, có thể kết luận đƣợc sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng mối quan hệ và kết quả của chất lƣợng mối quan hệ.

Các nhân tố tiền đề ảnh hƣởng đến chất lƣợng mối quan hệ có sự biến thiên rất lớn trong các nghiên cứu khác nhau. Theo đó, đã tổng hợp và phân chia các nhóm nhân tố tác động lên chất lƣợng mối quan hệ thành bốn nhóm lớn:

(1) Nhóm nhân tố thể hiện đặc thù của hai phía đối tác; (2) Nhóm nhân tố thể hiện các thuộc tính quan hệ;

(3) Nhóm nhân tố thể hiện đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ; (4) Môi trƣờng kinh doanh.

Các nhân tố tiền đề ảnh hƣởng đến chất lƣợng mối quan hệ trong các kết quả nghiên cứu trƣớc đây có sự biến thiên rất lớn. Do đó, việc lựa chọn nhân tố đƣa vào mô hình nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua nghiên cứu định tính. Căn cứ vào thực trạng liên kết của các KCN trong Vùng là thu hút đầu tƣ mang tính tự phát, dàn trải chƣa thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch chung, do đó các hoạt động đầu tƣ thiếu sự h trợ, hợp tác qua lại lẫn nhau trên cơ sở các mối liên kết kinh tế giữa các KCN, giữa KCN với các đơn vị kinh tế ngoài

KCN; giữa các KCN trong cùng địa phƣơng và giữa các địa phƣơng trong Vùng với nhau.

Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Kết hợp kết quả nghiên cứu định tính với cơ sở lý thuyết về chất lƣợng mối quan hệ, nghiên cứu trong luận văn này kỳ vọng rằng chất lƣợng mối quan hệ trong quan hệ B2B tại các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là một khái niệm đa hƣớng bao gồm ba thành phần cơ bản là: (1) lòng tin, (2) hài lòng và (3) cam kết. Cơ cấu này thể hiện những thành phần cơ bản và thƣờng gặp nhất trong các mô hình chất lƣợng mối quan hệ.

Tham khảo từ các mô hình, thang đo của các tác giả trong và ngoài nƣớc tại các khảo cứu mà tác giả liệt kê ở phần mở đầu, kết hợp với các kết quả điều tra từ các chuyên gia, tác giả đã tập hợp đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng mối quan hệ tại các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong mô hình nghiên cứu đƣợc kể đến là:

(1) Hiệu quả truyền thông, (2) Rào cản chuyển đổi, (3) Chất lƣợng phục vụ.

Các nhân tố này có tác động cùng chiều và trực tiếp lên chất lƣợng mối quan hệ. Qua những mô tả trên đây, sự tƣơng quan giữa các khái niệm nghiên cứu đƣợc mô hình hoá trong mô hình lý thuyết (Hình 2.1).

Hình 2.1. Mô hình lý thuyết chất lượng mối quan hệ đề xuất

Hiệu quả truyền thông Rào cản chuyển đổi Chất lƣợng phục vụ CHẤT LƢỢNG MỐI QUAN HỆ

Các biến độc lập

Biến số: Hiệu quả truyền thông Khái niệm:

Hiệu quả truyền thông là sự chia sẻ những thông tin có ý nghĩa và đúng lúc một cách chính thống cũng nhƣ phi chính thống giữa khách hàng và doanh nghiệp trong sự thông cảm lẫn nhau (Sharma & Patterson, 1999).

Thang đo:

Để hoạt động truyền thông đạt đƣợc hiệu quả, nhà cung cấp thông qua những phƣơng thức truyền thông chính thống và phi chính thống để h trợ cho khách hàng trong quá trình sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình. Điều này giúp cho khách hàng có thể thụ hƣởng một cách đầy đủ nhất những tính năng của hàng hóa, dịch vụ, tức là làm cho quá trình sử dụng của khách hàng đƣợc hoàn thiện hơn rất nhiều.

Dựa vào thang đo hiệu quả truyền thông trong các nghiên cứu của Anderson & Weitz (1992), Sharma & Patterson (1999), Lages & đtg (2005) và Jena & đtg (2011), thang đo lƣờng khái niệm hiệu quả truyền thông bao gồm các biến quan sát sau:

TT1 Công ty A luôn thông báo cho chúng tôi ngay lập tức khi có sự cố xảy ra và h trợ chúng tôi một cách tốt nhất trong những tình huống đó.

TT2 Ngƣời đại diện bán hàng của Công ty A thƣờng xuyên thảo luận với chúng tôi về những dịch vụ, hàng hóa của họ.

TT3 Nhân viên của Công ty A luôn luôn giải thích rõ ràng những tính năng của hàng hóa, dịch vụ mà họ đang cung cấp cho chúng tôi.

TT4 Luôn có những giao tiếp chính thống và phi chính thống rất hữu ích giữa công ty chúng tôi và Công ty A.

Biến số: Rào cản chuyển đổi Khái niệm:

Rào cản chuyển đổi nhƣ là bất cứ nhân tố nào làm cho việc thay đổi nhà cung cấp của khách hàng trở nên khó khăn hoặc tốn kém (Jones & đtg, 2002). Đặc biệt, rào cản chuyển đổi thƣờng lớn đối với khách hàng sử dụng dịch vụ (Grembler & Brown, 1996).

Thang đo:

Dựa vào thang đo rào cản chuyển đổi của Liu & đtg (2011) và của Jena & đtg (2011), thang đo lƣờng khái niệm rào cản chuyển đổi bao gồm các biến quan sát sau:

CD1 Chuyển đổi sang nhà cung cấp mới sẽ dẫn đến tổn thất kinh tế cho công ty chúng tôi.

CD2 Chuyển đổi sang nhà cung cấp mới sẽ dẫn đến rủi ro mất mát những mối quan hệ kinh doanh của công ty chúng tôi với khách hàng.

CD3 Khó lòng mà tìm đƣợc nhà cung cấp đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu cần có của công ty chúng tôi nhƣ Công ty A.

CD4 Công ty A đã có những thay đổi nhất định trong quy trình dịch vụ của họ để phục vụ những nhu cầu chuyên biệt của công ty chúng tôi.

Biến số: Chất lượng phục vụ Khái niệm:

Chất lƣợng phục vụ là phƣơng diện thế nào của chất lƣợng dịch vụ (Gronroos, 2007).

Chất lƣợng phục vụ đƣợc thể hiện qua cảm nhận của khách hàng khi trải nghiệm các quá trình sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhƣ: quá trình ký kết các hợp đồng; quá trình trải nghiệm khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp, quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh về việc sử dụng dịch vụ và khi đƣợc cung cấp thông tin h trợ khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ…..

Thang đo:

Do tính chất đặc thù của khái niệm đo lƣờng này áp dụng tại các khu công nghiệp, khi xây dựng thang đo, tác giả tham khảo thang đo lƣờng khái niệm chất lƣợng phục vụ của các nghiên cứu trƣớc đây (vd, Gronroos, 2007; Sharma và Patterson, 1999; Palaima và Auruskeviciene, 2010….) đã rút ra các biến đo lƣờng sau:

CL1 Những nhân viên của Công ty A có khả năng giải quyết tất cả những vấn đề phát sinh về hàng hóa, dịch vụ của chúng tôi.

CL2 Tôi luôn có những trải nghiệm tuyệt vời khi tiếp xúc với Công ty A. CL3 Công ty A luôn phản ứng rất nhanh nhạy trƣớc những lời phàn nàn về hàng hóa, dịch vụ của chúng tôi.

Biến phụ thuộc

Biến số: Chất lượng mối quan hệ Khái niệm:

Chất lƣợng mối quan hệ là cảm nhận của khách hàng về lòng tin và sự

hài lòng đối với ngƣời bán (Crosby & đtg (1990)). Chất lƣợng mối quan hệ có thể đƣợc xem nhƣ mức độ phù hợp của một mối quan hệ nhằm đáp ứng những mong muốn của khách hàng về mối quan hệ đó. Khái niệm RQ bao gồm 3 thành phần: cảm nhận hài lòng của khách hàng về dịch vụ hoặc sản phẩm, lòng tin vào mối quan hệ với đối tác, và sự cam kết về mối quan hệ với đối tác (Heining Thurau & Klee (1997)).

Thang đo:

Dựa vào các nghiên cứu của Crosby & đtg (1990), Morgan & Hunt (1994), Lin & Ding (2005) , Liu & đtg (2011), Nguyen & đtg (2007) và Hoàng Lệ Chi (2013) tác giả rút ra các biến sau:

QH1 Chúng tôi hài lòng về hàng hóa, dịch vụ của công ty A. QH2 Chúng tôi có lòng tin hoàn toàn vào công ty A.

QH3 Mối quan hệ của chúng tôi với công ty A xứng đáng đƣợc chúng tôi gìn giữ với những n lực tối đa.

2.2. PHÁT TRIỂN GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

2.2.1. Giả thuyết về mối quan hệ giữa rào cản chuyển đổi và chất lƣợng mối quan hệ lƣợng mối quan hệ

Theo phần cơ sở lý luận tại chƣơng 1 và nội dung 2.1 tại chƣơng 2, nhiều

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ tại các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 28)