Chính sách tiền lương, khen thưởng và chế độ phúc lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện lăk, tỉnh đăk lăk (Trang 65 - 69)

2.4.1.1. Chính sách tiền lương

Trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay, thu nhập, mức sống của người dân nói chung và công chức còn thấp. Đặc biệt, đối với phần lớn công chức cấp xã hiện nay nguồn thu nhập chủ yếu để nuôi sống bản thân và gia đình họ chủ yếu từ tiền lương hàng tháng. Do đó, đa số công chức cấp xã đều cho rằng tiền lương là yếu tố có tác động nhiều tới động lực làm việc của công chức.

Cán bộ, công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng hiện đang được trả lương theo hình thức trả lương thời gian đơn giản. Hình thức trả lương này căn cứ vào mức lương theo thang bảng lương do Nhà nước ban hành và nguồn lấy từ ngân sách Nhà nước. Công thức tính tiền lương cho công chức đang được áp dụng là hệ số lương x mức lương cơ sở (từ năm 2012 đến nay đã có 3 lần thay đổi: từ ngày 01/5/2012 là 1.050.000đ, đến 01/7/2013 là 1.150.000đ và đến ngày 01/5/2016 là 1.210.000đ).

Qua điều tra cho thấy phần lớn công chức cấp xã chưa hài lòng với chính sách tiền lương hiện nay.

Bảng 2.17. Sự hài lòng đối với chính sách tiền lương của công chức cấp xã, huyện Lăk

STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ % chọn đáp án

1 Rất hài lòng 9 6,98

2 Hài lòng 56 43,41

3 Không hài lòng 64 49,61

(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017) Có tới 64 trong tổng số 129 công chức được hỏi trả lời không hài lòng đối với mức lương hiện tại, chiếm gần 50%, 43,41 % công chức hài lòng với mức lương hiện tại và 6,98% công chức rất hài lòng với mức lương hiện tại.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế, tồn tại của chính sách tiền lương hiện hành đối với công chức cấp xã như sau:

Một là, việc trả lương cho công chức cấp xã hiện nay chỉ căn cứ vào hệ số tiền lương theo ngạch, bậc lương trong thang bảng lương được Chính phủ quy định chứ chưa căn cứ vào khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành của công chức.

Số liệu ở Biểu đồ 2.18. cho thấy, trong số công chức được hỏi về tiền lương mà họ nhận được có căn cứ vào số lượng công việc và chất lượng công việc hoàn thành hay không: chỉ có 5,43% ý kiến trả lời căn cứ rất nhiều; 23,26% ý kiến trả lời căn cứ vừa phải; trong khi đó có đến 25,58% trả lời căn cứ ít và 45,73% trả lời căn cứ rất ít. Điều này dẫn đến công chức làm việc với khối lượng công việc nhiều hay ít, chất lượng tốt hay không tốt, tích cực hay không đều không ảnh hưởng đến mức tiền lương thực tế hàng tháng của họ. Những công chức làm việc tích cực, hoàn

thành khối lượng công việc nhiều hơn, chất lượng tốt hơn cũng được trả lương như những người thiếu tích cực, khối lượng công việc hoàn thành ít hơn.

Bảng 2.18. Đánh giá công chức cấp xã, huyện Lăk về chế độ đãi ngộ căn cứ vào số lượng và chất lượng công việc hoàn

STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ % chọn đáp án

1 Nhiều 7 5,43

2 Vừa phải 30 23,26

3 Ít 33 25,58

4 Rất ít 59 45,73

(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017)

Hai là, mức tiền lương và phụ cấp của công chức cấp xã được trả hiện nay thấp hơn so với những người làm việc ở những lĩnh vực khác tương đương.

Phụ cấp công vụ của công chức cấp xã là 25% theo Nghị định 34/2012/NĐ- CP, ban hành ngày 15/4/2012. Phụ cấp nghề nghiệp của ngành Y tế từ 30-70% theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP, ngày 4/7/2011. Phụ cấp nhà giáo từ 30-50% theo

Quyết định 224/2005/QĐ-TTg, ngày 6/10/2005.

Bảng 2.19. Đánh giá công chức cấp xã, huyện Lăk về mức tiền lương, tiền thưởng so với những người làm việc ở lĩnh vực khác tương đương

STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ % chọn đáp án

1 Cao hơn 5 3,88

2 Tương đương 24 18,60

3 Thấp hơn 100 77,52

(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017) Số liệu ở Bảng 2.19. cho thấy: trong số công chức được hỏi chỉ có 3,88% trả lời tiền lương cho công chức cấp xã cao hơn; 18,60% trả lời tương đương; trong

khi đó có đến 77,52% cho rằng tiền lương cho công chức cấp xã thấp hơn so với các lĩnh vực khác tương đương.

Do không hài lòng với tiền lương nên chưa tạo được động lực làm việc cho công chức, vì lợi ích riêng chưa được đáp ứng đầy đủ nên lợi ích chung cũng đến đâu hay đến đó. Đây cũng là nguyên nhân công chức không danh hết thời gian để làm việc, thường đi sớm, về muộn tranh thủ làm việc nhà để kiếm thêm nguồn thu nhập và đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên nạn quan liêu, tham nhũng ở các địa phương hiện nay, một số công chức không giữ được bản lĩnh chính trị, họ sử dụng ngay chính những quyền hạn, thẩm quyền được giao để kiếm thêm thu nhập ngoài những khoản thu nhập chính thức do các cơ quan nhà nước chi trả.

2.4.1.2. Chính sách khen thưởng

Qua biểu số liệu cho thấy, chỉ có 6,98% công chức rất hài lòng với chính sách khen thưởng, 17,05% hài lòng với chính sách khen thưởng và có đến 75,97% công chức không hài lòng với chính sách khen thưởng. Như vậy, chính sách khen thưởng đối với công chức cấp xã là chưa phù hợp, chưa tạo được động lực cho công chức làm việc. Nguyên nhân:

Bảng 2.20. Sự hài lòng đối với khen thưởng của công chức cấp xã, huyện Lăk

STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ % chọn đáp án

1 Rất hài lòng 9 6,98

2 Hài lòng 22 17,05

3 Không hài lòng 98 75,97

(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017) - Chế độ khen thưởng thường tập trung vào cuối năm, chưa thực hiện từng tháng, quý như các doanh nghiệp. Công tác khen thưởng đột xuất cũng chưa được coi

đó, giá trị phần thưởng cũng không cao, không thực sự động viên, khích lệ về mặt vật chất mà chủ yếu về mặt tinh thần.

- Công tác khen thưởng chưa tập trung nhiều vào kết quả công việc của công chức, còn chung chung, mang tính hình thức. Đôi khi công tác khen thưởng còn nặng tính cơ cấu, ưu tiên lãnh đạo, còn công chức làm chuyên môn thường ít được đề xuất khen thưởng.

2.4.1.3. Chế độ phúc lợi

Kết quả điều tra, có 108/129 công chức (chiếm 83,72) được hỏi trả lời hài lòng với chế độ phúc lợi đang được hưởng và có 21/129 công chức (chiếm 16,28%) được hỏi trả lời không hài lòng với chế độ phúc lợi đang được hưởng.

Thực tế, các chế độ phúc lợi: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các khoản phúc lợi bắt buộc khác đều được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, về các khoản phúc lợi không bắt buộc thì còn rất hạn chế, không có giá trị về vật chất và chỉ là động viên về tinh thần và không thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện lăk, tỉnh đăk lăk (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)