Khái quát về công chức cấp xã, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện lăk, tỉnh đăk lăk (Trang 43)

2.2.1. Về đặc điểm

Công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lăk hầu hết là dân cư bản địa, sinh sống tại địa phương, một số ở địa phương khác tới làm việc thông qua quá trình tuyển dụng. Do cùng sinh sống trong cùng một cộng đồng trong một thời gian dài nên phần lớn trong số họ có quan hệ dòng tộc, có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau. Chính vì thế, trong bản thân mỗi người công chức cấp xã có các yếu tố: người dân, người cùng họ, cùng làng, người đại diện cộng đồng và người đại diện nhà nước vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, xung đột nhau chi phối hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân – cộng đồng – nhà nước.

Hầu hết công chức cấp xã vừa tham gia công tác, vừa tham gia sản xuất, kinh doanh gắn bó với ruộng vườn, trang trại, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ … cùng với gia đình. Nguồn thu nhập của họ không chỉ từ lương,

thưởng, phụ cấp mà còn cả từ quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhiều trường hợp, thu nhập chính là từ quá trình sản xuất, kinh doanh.

Huyện Lăk có 11 xã, thị trấn thì có 08 xã vùng 3, 01 xã vùng 2, điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Điều kiện, môi trường, trang thiết bị, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động cho công chức cấp xã còn nhiều khó khăn (nguồn thu chủ yếu từ kinh phí cấp trên cấp xuống), địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn.

2.2.2. Về số lượng, cơ cấu

Năm 2011, các xã và thị trấn có 117 công chức, một số chức danh vẫn chưa bố trí đủ số lượng công chức như: công an, địa chính – xây dựng, văn phòng – thống kê, Tài chính – kế toán … Đến năm 2016, hầu hết các xã và thị trấn đã bố trí đủ công chức tại 07 vị trí chức danh công chức theo quy định, có những vị trí do yêu cầu công việc đã bố trí tới 3 công chức (kế toán, địa chính, văn phòng). Tổng số công chức cấp xã đến năm 2016 là 138 người, tăng 21 người so với năm 2012. Trong đó, nữ 48 người (chiếm 35%), dân tộc thiểu số 55 người (chiếm 40%), đảng viên 96 người (chiếm 70%).

Bảng 2.1. Thống kê số lượng, cơ cấu công chức cấp xã, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2012 đến năm 2016

Tổng số (người)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

TT Chức danhng Tổ số Nữ ân tộcD ảng viênĐ ng Tổ số ữN ân tộcD ảng viênĐ ng Tổ số Nữ ân tộcD viênĐ

ả ng ng Tổ số Nữ tộc Dâ n viênĐ ả ng ổ T số Nữ tộc Dâ n ảng viênĐ 1 Trưởng 10 0 5 10 9 0 6 9 9 0 3 9 11 0 5 11 11 0 6 11 Công an 2 Chỉ huy 11 0 6 11 11 0 7 11 9 0 4 9 11 0 5 11 11 0 5 11 trưởng QS 3 Văn phòng - 15 4 6 13 21 10 8 13 17 6 5 12 21 9 7 14 24 10 12 14 thống kê 4 Địa chính 24 5 10 10 28 5 13 12 23 5 8 8 28 5 11 10 28 8 10 17 5 Tài chính - 18 11 3 12 20 11 6 10 17 8 6 8 21 12 4 9 21 12 5 11 kế toán 6 Tư pháp - 19 6 9 9 20 6 10 12 17 2 4 15 21 6 10 16 21 9 9 18

xã hội

Tổng cộng 117 33 48 76 131 43 58 76 110 30 35 70 135 44 51 81 138 48 55 96

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lăk)

2.2.3. Về độ tuổi

Bảng 2.2. Thống kê độ tuổi công chức cấp xã, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk đến ngày 31/12/2016 Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ Dưới 30 tuổi 44 31,88 Từ 30 đến 45 tuổi 79 57,25 Từ 45 đến 55 tuổi 10 7,25 Trên 55 tuổi 5 3,62 Tổng cộng 138

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lăk)

Hầu hết công chức có tuổi đời còn trẻ, tuổi đời dưới 45 chiếm tới 89%. Đây là một thuận lợi lớn đối với công tác cán bộ, vừa đảm bảo nguồn kế cận, vừa đảm bảo quy hoạch lâu dài, là cơ hội đào tạo bồi dưỡng lựa chọn ra những người ưu tú, xuất sắc đảm nhận công tác lãnh đạo về sau.

Bảng 2.3. Thống kê thời gian công tác công chức cấp xã, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk đến năm 2016

Thời gian công tác Số lượng Tỷ lệ

Dưới 1 năm 4 3,10 Từ 1-5 năm 55 42,65 Từ 6-10 năm 30 23,25 Từ 11-15 năm 24 18,60 Trên 15 năm 16 12,40 Tổng cộng 129

(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017) Tuổi công chức cũng rất trẻ, qua khảo sát 129 công chức (Trong tổng số 138 công chức có 9 công chức đi học dài hạn, nghỉ thai sản… nên không điều tra) có 109 công chức có số năm công tác từ 1 đến 15 năm chiếm 84,5 %. Tuổi công

chức thấp cũng có lợi thế là sức ỳ ít, khả năng tiếp thu và thích ứng với môi trường nhanh hơn.

2.2.4. Về trình độ

2.2.4.1. Trình độ học vấn

Công chức cấp xã có trình độ học vấn THPT tăng dần qua các năm, công chức cấp xã có trình độ TH và THCS giảm dần. Số công chức cấp xã có trình độ học vấn TH và THCS chủ yếu là người dân tộc tại chỗ và nằm ở một số chức danh trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự.

Bảng 2.4. Thống kê trình độ học vấn công chức cấp xã, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2012 đến năm 2016

Tổng số

Trong đó

STT Năm Trung học Trung học

(người) Tiểu học cơ sở phổ thông 1 2012 117 01 14 102 2 2013 131 01 10 120 3 2014 110 01 06 103 4 2015 135 01 09 125 5 2016 138 01 06 131

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lăk)

2.2.4.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Năm 2012, trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Lăk chủ yếu ở trình độ trung cấp. Do tuyển dụng mới và công chức tự đi học nâng cao trình độ nên đến năm 2016 đã có tới 50% công chức có trình độ đại học và cao đẳng, có 47% công chức có trình độ trung cấp. Về cơ bản trình độ chuyên môn công chức cấp xã

Bảng 2.5. Thống kê trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công chức cấp xã, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2012 đến năm 2016

Trong đó Tổng số Sơ cấp

STT Năm Trung Cao Đại

(người) chưa cấp đẳng học qua ĐT 1 2012 117 15 80 18 4 2 2013 131 14 79 19 19 3 2014 110 08 61 15 26 4 2015 135 10 75 18 32 5 2016 138 4 65 10 59

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lăk)

2.2.4.3. Trình độ lý luận chính trị

Bảng 2.6. Thống kê trình độ lý luận chính trị công chức cấp xã, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2012 đến năm 2016

Trong đó Tổng số

STT Năm Sơ cấp và

(người) chưa qua Trung cấp Cao cấp ĐT

1 2012 117 85 32 0

2 2013 131 91 40 0

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lăk)

Công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị rất hạn chế. Lĩnh vực có trình độ lý luận chính trị cao là Công an, xã đội (do các đối tượng này khi được cử đi đào tạo đồng thời vừa học chuyên môn, vừa học chính trị), văn phòng – thống

kê, tư pháp - hộ tịch. Chưa có công chức cấp xã nào có bằng cao cấp lý luận chính trị.

2.2.4.4. Trình độ quản lý nhà nước

Bảng 2.7. Thống kê trình độ quản lý nhà nước công chức cấp xã, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2012 đến năm 2016

STT Năm Tổng số Trong đó

(người)

Đã qua đào tạo Chưa qua đào tạo

1 2012 117 05 112

2 2013 131 08 119

3 2014 110 08 92

4 2015 135 10 115

5 2016 138 10 128

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lăk)

Số công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước rất thấp, năm 2012 có 5 người đã qua đào tạo, đến năm 2016 cũng chỉ có thêm 05 người được đào tạo nâng tổng số công chức được đào tạo quản lý nhà nước lên 10 người (chiếm 7,25%). Đây là điểm hạn chế rất lớn. Nhiệm vụ của công chức cấp xã là tham mưu giúp cho chính quyền cấp xã trong quản lý nhà nước ở cơ sở, do đó việc không được trang bị kiến thức về quản lý nhà nước sẽ dẫn đến việc tham mưu giải quyết vụ việc thực tế không đúng thẩm quyền, không đúng trình tự, thủ tục quy định, thiếu kỹ năng, phương pháp giải quyết phù hợp với các vụ việc phát sinh trong thực tế. Thậm chí, nhiều hoạt động của công chức không mang dấu ấn quản lý nhà nước mà nó mang tính nghiệp vụ đơn thuần. Những hạn chế nêu trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở.

2.2.4.5. Trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (Mnông, Êđê)

phát từ thực tế công việc, công chức cấp xã đã chủ động học tập để sử dụng máy vi tính. Năm 2016, có 81 công chức có chứng chỉ tin học, nhưng thực tế 100% công chức sử dụng được máy vi tính để soạn thảo văn bản. Nhóm công chức sử dụng thành thạo máy vi tính nhất gồm Văn phòng - thống kê, Địa chính, Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội. Các công chức đã biết truy cập thông tin trên mạng internet, sử dụng thư điện tử, sử dụng mạng nội bộ … Trình độ tin học của công chức về cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc.

Bảng 2.8. Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số công chức cấp xã, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2012 đến năm 2016

Tổng số Tin học Ngoại ngữ STT Năm Chứng TC trở Chứng TC trở (người) chỉ lên chỉ lên 1 2012 117 3 0 46 0 2 2013 131 17 0 48 0 3 2014 110 27 0 50 0 4 2015 135 33 0 54 0 5 2016 138 80 01 54 0

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lăk)

Về ngoại ngữ có khoảng 40% công chức có chứng chỉ ngoại ngữ. Tuy nhiên, do tính chất công việc gần như không sử dụng đến nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của công chức rất thấp.

Người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chiếm tới 57% và có mặt ở tất cả các xã và thị trấn huyện Lăk, chủ yếu là dân tộc Êđê và Mnông. Do đó, việc biết tiếng dân tộc thiểu số là rất cần thiết để phục vụ công tác có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, công chức cấp xã trên địa bàn huyện chưa được đào tạo về tiếng dân tộc

thiểu số có nhiều người chưa nói rõ tiếng phổ thông. Hơn nữa, việc am hiểu tiếng dân tộc thiểu số giúp công chức cấp xã hiểu hơn phong tục tập quán của đồng bào,

tạo sự gần gũi với đồng bào, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thuận lợi hơn trong công tác.

2.3. Thực trạng động lực làm việc của công chức cấp xã huyện Lăk,tỉnh Đăk Lăk tỉnh Đăk Lăk

Tác giả điều tra về động lực làm việc của công chức cấp xã tại 10 xã và 01 thị trấn. Sau khi kết thúc điều tra, kết quả tổng hợp phiếu điều tra, thực trạng động lực của công chức cấp xã, huyện lăk, tỉnh Đăk Lăk thể hiện như sau:

2.3.1. Mức độ tham gia công việc

2.3.1.1. Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc nơi công sở

Hầu hết công chức cấp xã chưa sử dụng hết thời gian làm việc nơi công sở. Trong 129 công chức được hỏi thì có 100 công chức thừa nhận không sử dụng hết thời gian làm việc, chiếm tới 77,8%. Qua điều tra thực tế thì:

- Số ngày làm việc của công chức trong 01 tuần là 4,7 ngày, đạt 94% so với thời gian quy định của Nhà nước là 5 ngày/tuần.

Bảng 2.9. Số ngày làm việc trong tuần của công chức cấp xã, huyện Lăk. STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ %

chọn đáp án 1 Dưới 3 ngày 0 0 2 3 ngày 0 0 3 4 ngày 40 31,01 4 5 ngày 85 65,89 5 Trên 5 ngày 4 3,1

(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017) - Số giờ làm việc của công chức trong 01 ngày là 6,9 giờ, đạt 86,25% so với thời gian quy định của Nhà nước là 8 giờ/ngày. Nhiều công công chức đi làm muộn hơn thời gian quy định từ 30 đến 60 phút, về sớm hơn từ 15 đến 30 phút, trong thời gian làm việc còn sử dụng thời gian để làm công việc khác.

Bảng 2.10. Số giờ làm việc trong ngày của công chức cấp xã, huyện Lăk. STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ %

chọn đáp án 1 Dưới 5 giờ 0 0 2 5 giờ 3 2,33 3 6 giờ 37 28,68 4 7 giờ 60 46,51 5 8 giờ 25 19,38 6 Trên 8 giờ 4 3,10

(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017) - Số giờ làm việc của công chức trong 01 tuần là 32,43 giờ/tuần, thấp hơn quy định của nhà nước là 7,57 giờ, gần bằng số giờ làm việc trong một ngày theo quy định. Nếu tính 01 tháng chia làm 4 tuần và có 22 ngày làm việc thì một công

chức cấp xã đã lấy đi của nhà nước gần 4 ngày làm việc mà vẫn được hưởng đầy đủ nguyên lương của 01 tháng.

Qua bảng số liệu có thể thấy nguyên nhân chính công chức không dành hết thời gian cho công việc tập trung ở các nguyên nhân sau:

- Vì đã làm xong công việc được giao - Vì cần nghỉ ngơi cho đỡ căng thẳng - Vì phù hợp với đồng lương được nhận - Vì không được khuyến khích kịp thời - Vì không có người kiểm tra, giám sát

Bên cạnh đó còn một nguyên nhân khác nhưng tỷ lệ không đáng kể như: không được khuyến khích kịp thời, công việc không phù hợp, không thấy thoải mái.

Bảng 2.11. Nguyên nhân công chức cấp xã, huyện Lăk không dành hết thời gian cho công việc.

STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ % chọn đáp án

1 Vì đã làm xong công việc 73 56,59

được giao 2 Vì cần nghỉ ngơi cho đỡ 25 19,38 căng thẳng 3 Vì phù hợp với đồng lương 19 14,73 được nhận 4 Vì không bị áp đặt thời hạn 4 3,10

hoàn thành công việc

5 Vì không được khuyến 12 9,30

khích kịp thời

6 Vì không có người kiểm tra, 10 7,75

giám sát

7 Vì công việc không phù hợp 1 0,78

8 Vì không thấy thoải mái 1 0,78

(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017)

2.3.1.2. Mức độ nỗ lực thực hiện công việc

Bảng 2.12. Mức độ nỗ lực thực hiện công việc của công chức cấp xã, huyện Lăk

STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ % chọn đáp án

1 Nỗ lực cao 91 70,54

2 Nỗ lực trung bình 38 29,46

3 Nỗ lực ít 0 0

4 Không nỗ lực 0 0

(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017) Có 91 công chức được hỏi trả lời là nỗ lực cao trong công việc, chiếm

Tuy nhiên, thực tế thì nhiều công chức vẫn chưa thật sự nỗ lực trong công việc thể hiện qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ còn chậm; giải quyết công việc còn nhiều sai sót, dẫn đến việc khiếu nại, gửi đơn thư vượt cấp; làm việc theo kiểu cầm chừng, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, không nắm rõ tình hình địa phương, tình hình công việc [1].

2.3.1.3. Mức độ hoàn thành công việc

Qua bảng số liệu cho thấy mức độ hoàn thành công việc của công chức cấp xã qua các năm là tương đương nhau và chỉ có sự khác biệt lớn trong năm 2016. Từ năm 2012 đến năm 2015, tỷ lệ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ 7,69% đến 9,16%, tỷ lệ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ từ 82,22% đến 85,47%, và tỷ lệ công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực từ 6,84% đến 8,89%. Năm 2016, tỷ lệ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt thấp nhất trong 5 năm chỉ còn 2,18%, đồng thời tỷ lệ công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực cũng thấp nhất 5,07%, không có công chức không hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy tỷ lệ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng lên cao nhất trong 5 năm 92,75%.

Bảng 2.13. Mức độ hoàn thành công việc của công chức cấp xã, huyện Lăk

Phân loại

Tổng Hoàn thành Hoàn thành HTNV Không

nhưng

STT Năm số xuất sắc NV tốt NV hoàn

HCVNL

(người) thành

Số Số Số

Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ NV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện lăk, tỉnh đăk lăk (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)