2.3.1.1. Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc nơi công sở
Hầu hết công chức cấp xã chưa sử dụng hết thời gian làm việc nơi công sở. Trong 129 công chức được hỏi thì có 100 công chức thừa nhận không sử dụng hết thời gian làm việc, chiếm tới 77,8%. Qua điều tra thực tế thì:
- Số ngày làm việc của công chức trong 01 tuần là 4,7 ngày, đạt 94% so với thời gian quy định của Nhà nước là 5 ngày/tuần.
Bảng 2.9. Số ngày làm việc trong tuần của công chức cấp xã, huyện Lăk. STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ %
chọn đáp án 1 Dưới 3 ngày 0 0 2 3 ngày 0 0 3 4 ngày 40 31,01 4 5 ngày 85 65,89 5 Trên 5 ngày 4 3,1
(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017) - Số giờ làm việc của công chức trong 01 ngày là 6,9 giờ, đạt 86,25% so với thời gian quy định của Nhà nước là 8 giờ/ngày. Nhiều công công chức đi làm muộn hơn thời gian quy định từ 30 đến 60 phút, về sớm hơn từ 15 đến 30 phút, trong thời gian làm việc còn sử dụng thời gian để làm công việc khác.
Bảng 2.10. Số giờ làm việc trong ngày của công chức cấp xã, huyện Lăk. STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ %
chọn đáp án 1 Dưới 5 giờ 0 0 2 5 giờ 3 2,33 3 6 giờ 37 28,68 4 7 giờ 60 46,51 5 8 giờ 25 19,38 6 Trên 8 giờ 4 3,10
(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017) - Số giờ làm việc của công chức trong 01 tuần là 32,43 giờ/tuần, thấp hơn quy định của nhà nước là 7,57 giờ, gần bằng số giờ làm việc trong một ngày theo quy định. Nếu tính 01 tháng chia làm 4 tuần và có 22 ngày làm việc thì một công
chức cấp xã đã lấy đi của nhà nước gần 4 ngày làm việc mà vẫn được hưởng đầy đủ nguyên lương của 01 tháng.
Qua bảng số liệu có thể thấy nguyên nhân chính công chức không dành hết thời gian cho công việc tập trung ở các nguyên nhân sau:
- Vì đã làm xong công việc được giao - Vì cần nghỉ ngơi cho đỡ căng thẳng - Vì phù hợp với đồng lương được nhận - Vì không được khuyến khích kịp thời - Vì không có người kiểm tra, giám sát
Bên cạnh đó còn một nguyên nhân khác nhưng tỷ lệ không đáng kể như: không được khuyến khích kịp thời, công việc không phù hợp, không thấy thoải mái.
Bảng 2.11. Nguyên nhân công chức cấp xã, huyện Lăk không dành hết thời gian cho công việc.
STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ % chọn đáp án
1 Vì đã làm xong công việc 73 56,59
được giao 2 Vì cần nghỉ ngơi cho đỡ 25 19,38 căng thẳng 3 Vì phù hợp với đồng lương 19 14,73 được nhận 4 Vì không bị áp đặt thời hạn 4 3,10
hoàn thành công việc
5 Vì không được khuyến 12 9,30
khích kịp thời
6 Vì không có người kiểm tra, 10 7,75
giám sát
7 Vì công việc không phù hợp 1 0,78
8 Vì không thấy thoải mái 1 0,78
(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017)
2.3.1.2. Mức độ nỗ lực thực hiện công việc
Bảng 2.12. Mức độ nỗ lực thực hiện công việc của công chức cấp xã, huyện Lăk
STT Nội dung Số công chức Tỷ lệ % chọn đáp án
1 Nỗ lực cao 91 70,54
2 Nỗ lực trung bình 38 29,46
3 Nỗ lực ít 0 0
4 Không nỗ lực 0 0
(Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả tại huyện Lăk, tháng 01/2017) Có 91 công chức được hỏi trả lời là nỗ lực cao trong công việc, chiếm
Tuy nhiên, thực tế thì nhiều công chức vẫn chưa thật sự nỗ lực trong công việc thể hiện qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ còn chậm; giải quyết công việc còn nhiều sai sót, dẫn đến việc khiếu nại, gửi đơn thư vượt cấp; làm việc theo kiểu cầm chừng, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, không nắm rõ tình hình địa phương, tình hình công việc [1].
2.3.1.3. Mức độ hoàn thành công việc
Qua bảng số liệu cho thấy mức độ hoàn thành công việc của công chức cấp xã qua các năm là tương đương nhau và chỉ có sự khác biệt lớn trong năm 2016. Từ năm 2012 đến năm 2015, tỷ lệ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ 7,69% đến 9,16%, tỷ lệ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ từ 82,22% đến 85,47%, và tỷ lệ công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực từ 6,84% đến 8,89%. Năm 2016, tỷ lệ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt thấp nhất trong 5 năm chỉ còn 2,18%, đồng thời tỷ lệ công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực cũng thấp nhất 5,07%, không có công chức không hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy tỷ lệ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng lên cao nhất trong 5 năm 92,75%.
Bảng 2.13. Mức độ hoàn thành công việc của công chức cấp xã, huyện Lăk
Phân loại
Tổng Hoàn thành Hoàn thành HTNV Không
nhưng
STT Năm số xuất sắc NV tốt NV hoàn
HCVNL
(người) thành
Số Số Số
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ NV
lượng lượng lượng
1 2012 117 9 7,69 100 85,47 8 6,84 0
2 2013 131 12 9,16 110 83,97 9 6,87 0
3 2014 110 10 9,09 92 83,64 8 7,27 0
4 2015 135 12 8,89 111 82,22 12 8,89 0
Việc đánh giá phân loại công chức áp dụng Luật Cán bộ, công chức đã diễn ra từ năm 2008. Tuy nhiên, đến ngày 9/6/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP quy định về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hằng năm. Quy định về tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo Khoản 1, Điểm h, Điều 18 thì phải: Có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận... đây là điều rất khó thực hiện đối với công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Năm 2016, đã áp dụng nhuần nhuyễn hơn Nghị định số 56/2015/NĐ-CP nên tỷ lệ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã giảm xuống mạnh và tỷ lệ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng lên.