Phát triển
1.2.3.1.Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn
Xác định tổng mức đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Ngoài ra, cần tính toán, xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để thực hiện quá trình chạy thử, nghiệm thu và đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính.
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công.
- Nguồn vốn đầu tư
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cần rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của Chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu.
1.2.3.2.Thẩm định năng lực và khía cạnh tài chính của chủ đầu tư.
Thẩm định tài chính của Khách hàng là việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của DN. Qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp để kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một Doanh nghiệp thông qua việc tính toán các chỉ số khác nhau từ những số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Các hệ số dùng để phân tích (Bảng hệ số tham chiếu tại phụ lục số 03)
- Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng tự tài trợ + Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sơ hữu
Xác định và đánh giá về hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Chủ đầu tư
Hệ số này cho biết khả năng Chủ đầu tư có thể thanh toán các khoản nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán các khoản nợ vay của Chủ đầu tư bằng chính nguồn vốn của mình càng tốt và ngược lại
+ Hệ số nợ so với tài sản
Xác định và đánh giá về hệ số nợ so với tổng tài sản để đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của Chủ đầu tư.
Hệ số này cho biết mức độ phụ thuộc về nguồn vốn hoạt động của Chủ đầu tư đối với các khoản nợ phải trả. Hệ số này càng thấp thì mức độ tự chủ về nguồn vốn hoạt động của Chủ đầu tư càng cao và ngược lại.
CBTĐ cần phân tích, đánh giá thực trạng các khoản nợ, các khoản phải trả; cơ cấu và xu hướng dịch chuyển của các khoản nợ, các khoản phải trả của Chủ đầu tư, chú trọng đối với các khoản nợ lớn và lâu ngày.
Giá trị của hệ số nợ trên tỷ lệ nghịch với mức độ an toàn vốn vay và tự chủ về tài chính của Chủ đầu tư nhưng tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận. Nếu một doanh nghiệp đang ở trong tình trạng kinh doanh thuận lợi thì cơ cấu tài chính với hệ số nợ cao sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận cao; ngược lại, nếu doanh nghiệp đang trong tình trạng kinh doanh khó khăn, thua lỗ thì hệ số nợ cao đồng nghĩa với doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn trong việc hoàn trả nợ vay, tự chủ về tài chính. Đối với các ngân hàng cho vay, hệ số nợ thấp sẽ đảm bảo hơn mức độ an toàn vốn vay.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ vay
Ngoài ra, khi nghiên cứu cơ cấu vốn, tình trạng nợ phải trả của Chủ đầu tư, CBTĐ cần nghiên cứu, đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn trong tổng dư nợ vay:
Tỷ lệ nợ quá hạn được đánh giá là ít phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp (bất kể quy mô lớn hay nhỏ), tỷ lệ này phản ánh khả năng trả nợ đúng hạn của các khoản vay và cánh báo khả năng có thể
khó khăn trong thu hồi nợ vay. Giá trị nợ quá hạn trong tính toán hệ số nợ quá hạn là những khoản nợ vay quá hạn mà doanh nghiệp phải chịu lãi phạt theo hợp đồng tín dụng đã ký.
Tỷ lệ nợ quá hạn phải nằm trong mức giới hạn tối đa cho phép. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, càng khẳng định uy tín của doanh nghiệp trong các quan hệ tín dụng. CBTĐ cần phân tích các khoản nợ quá hạn và đánh giá tỷ lệ các khoản nợ quá hạn thuộc diện khó đòi trên cơ sở phân loại nợ về cách thức chuyển nợ quá hạn, thời gian quá hạn, tính chất quá hạn …
+ Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ
Hệ số này phản ứng việc sử dụng vốn hợp lý của Chủ đầu tư, hệ số này không được vượt quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của DN vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tư tài sản dài hạn bằng nguồn vốn có kỳ hạn ngắn dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành chính của DN. Nên đánh giá hệ số này đồng thời với hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu.
+ Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho thấy mức ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu, những khoản đầu tư TSCĐ có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoảng thời gian dài để tái tạo; hệ số càng nhỏ càng an toàn, phản ánh sự chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu tư.
- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
CBTĐ cần xác định khả năng thanh toán của Chủ đầu tư để so sánh đối chiếu với các DN có điều kiện tương tự. Khả năng thanh toán của Chủ đầu tư càng lớn càng đồng nghĩa với khả năng trả nợ vay của Chủ đầu tư được đảm bảo ở mức độ cao hơn.
Giá trị các hệ số khả năng thanh toán của Chủ đầu tư phụ thuộc vào quy mô hoạt động của Chủ đầu tư. Những doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn thường có hệ số khả năng thanh toán không cao bằng những doanh nghiệp tương tự nhưng có quy mô hoạt động nhỏ hơn.
+ Khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bên ngoài của Chủ đầu tư. Hệ số này càng lớn càng khẳng định khả năng thanh toán của Chủ đầu tư càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn so với mức trung bình của các DN cùng quy mô lĩnh vực kinh doanh cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán của Chủ đầu tư.
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn của Chủ đầu tư cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của Chủ đầu tư bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn càng tốt.
+ Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Chủ đầu tư bằng vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả năng Chủ đầu tư có thể huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời. Giá trị hệ số càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ vay ngắn hạn càng tốt và ngược lại.
+ Khả năng thanh toán dài hạn
CBTĐ cần đánh giá thực trạng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Chủ đầu tư để xác định tính thanh khoản và giá trị thực tế của tài sản cố định và đầu tư dài hạn; xác định tỷ lệ (%) tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng giá trị tài sản, nhận xét về thực trạng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Cần lưu ý đến sự chuyển dịch, sự tăng giảm tài sản cố định qua các năm.
Khả năng thanh toán dài hạn cho biết khả năng của Chủ đầu tư trong việc huy động các tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn để trả các khoản nợ vay dài hạn từ bên ngoài. Hệ số này có giá trị lớn khẳng định khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bên ngoài tốt và ngược lại.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời + Hiệu quả sử dụng tài sản
Xác định, đánh giá và nhận xét về hiệu quả sử dụng tài sản của Chủ đầu tư:
Hiệu quả sử dụng tài sản của Chủ đầu tư là kết quả mà Chủ đầu tư đạt được (doanh thu) trong năm thông qua việc sử dụng tài sản của đơn vị.
Hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn khẳng định Chủ đầu tư hoạt động càng năng động, hiệu quả kinh doanh càng cao và nhu cầu đầu tư càng lớn.
+ Vòng quay hàng tồn kho
CBTĐ cần đánh giá các yếu tố chất lượng, giá cả và định mức hàng tồn kho của Chủ đầu tư; xác định vòng quay hàng tồn kho, đánh giá và so sánh với chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của ngành hoặc của các doanh nghiệp có điều kiện hoạt động tương tự.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho đánh giá hiệu quả hoạt động của Chủ đầu tư thông qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn khẳng định Chủ đầu tư sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Giá trị vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp có quy mô vừa là cao nhất. Giá trị này có xu hướng giảm khi quy mô doanh nghiệp tăng lên hoặc giảm đi. Tuy nhiên giá trị vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng cao hơn của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, riêng các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ thì giá trị vòng quay hàng tồn kho có xu hướng càng lớn khi doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ.
+ Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời gian bình quân thực hiện các khoản phải thu của Chủ đầu tư. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và đặc thù của từng ngành nghề SXKD. Kỳ thu tiền bình quân của các doanh nghiệp lớn sẽ có xu thế nhỏ hơn. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh và khẳng định hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp cao.
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu
Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các tỷ suất này có giá trị lớn khẳng định doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có khả năng bảo toàn và phát triển vốn. Ngược lại, các tỷ suất có giá trị thấp hoặc giá trị âm, cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, đòi hỏi phải có phương án khác phục khả thi.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn thông thường sẽ có giá trị lớn hơn đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn và ngược lại.
CBTĐ cần nhận xét chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư (xu hướng và những giải pháp có thể), đánh giá chung về các chỉ tiêu tăng trưởng, trong đó nêu rõ những nguyên nhân và xu hướng phát triển (doanh thu, thu nhập … so với kỳ trước).
- Các chỉ tiêu về tăng trưởng
Chỉ số tăng trưởng giúp cho người phân tích hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của Công ty. Chúng chỉ ra mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lơi nhuận của DN. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận.
+ Sức tăng trưởng doanh thu Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính
Đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của Doanh nghiệp.
+ Sức tăng trưởng lợi nhuận Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính
Đây là chỉ số để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của DN. Khi sức tăng trưởng của doanh thu được đánh giá mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đánh giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.
- Định giá trên thị trường (áp dụng đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu)
CBTĐ cũng cần phải phân tích thêm tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở giá trị trên thị trường, các chỉ số đánh giá cơ bản:
+ Chỉ số giá cả trên thu nhập 1 cổ phần
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên 1 cổ phần
Tỷ lệ càng cao thi DN càng được đánh giá cao. Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời hiện tại, còn cho thấy triển vọng sinh lời tương lai của Doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ
Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, cảnh báo khả năng hoạt động công ty yếu. - Chỉ tiêu về khả năng tự tài trợ của Chủ đầu tư
Xác định và nhận xét tỷ suất tự tài trợ (khả năng đảm bảo tài chính của Chủ đầu tư)
Tỷ suất tự tài trợ càng lớn khẳng định khả năng đảm bảo nguồn tài chính tự có của Chủ đầu tư cho dự án càng cao, do đó thời gian vay vốn có thể được rút ngắn và khả năng thu hồi nợ vay sẽ càng tốt.
Một số hệ số tham chiếu tại Phụ lục 03.
Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ số trong bảng lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo dòng tiền cho thấy dòng tiền ra, dòng tiền vào và nguyên nhân thiếu hoặc thừa tiền trong hoạt động của doanh nghiệp. Báo các dòng tiền mặt là một trong những công cụ hữu ích đối với cán bộ nghiệp vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động: Nếu dòng tiền này dương cho thấy doanh nghiệp có thể tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình. Dòng tiền ròng âm cho thấy doanh nghiệp cần có thêm nguồn tiền tư bên ngoài để duy trì hoạt động SXKD bình thường. Dòng tiền ròng âm cảnh báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
- Thặng dư (thâm hụt) tài chính: thặng dư tài chính (chỉ tiêu này dương) cho thấy doanh nghiệp đang thừa tiền không chỉ cho hoạt động kinh doanh mà cho cả hoạt động đầu tư, thâm hụt tài chính (chỉ tiêu này âm) cảnh báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
- Vốn huy động từ bên ngoài: Dòng tiền này dương cho thấy doanh nghiệp thiếu tiền đang huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn hay phát hành cổ phiếu để bù đắp khoản thâm hụt từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dòng tiền này âm cho thấy doanh nghiệp thừa tiền đang tiến hành trả nợ các khoản vay.
- Con số thể hiện thay đổi tăng/giảm tiền tại cuối dòng của báo cáo lưu