Tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ phục vụ thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhanh thái bình (Trang 116)

Trang thiết bị, công cụ làm việc được chú trọng đầu tư nâng cấp sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình làm việc của VDB Thái Bình nói chung và của từng CBTĐ nói riêng. Tăng cường các tran thiết bị, công cụ không chỉ là những trang thiết bị văn phòng thông dụng để phục vụ công việc hàng ngày mà còn là việc trang bị các công nghệ thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định bởi thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định có đặc điểm là phạm vi rộng, thu thập khó khăn. Do vậy VDB nên áp dụng phần mềm quản lý lưu trữ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho CBTĐ khi làm hoạt động thẩm định dễ dàng tra cứu, lưu trữ thông tin.

Bên cạnh đó, cần thiết phải có sự đầu tư trang thiết bị phần mềm tiên tiến hiện đại phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án. Trong điều kiện ứng dụng mạnh mẽ thành tựu công nghệ thông tin vào giải quyết công việc thì việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng vào hoạt động thẩm định dự án sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể tiến hành thẩm định các dự án một cách khoa học, chính xác.

Như vậy, có thể thấy với việc tăng cường các trang thiết bị, công cụ làm việc, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng phục vụ hoạt động thẩm định dự án sẽ giúp cán bộ thẩm định nâng cao được chất lượng thẩm định cũng như rút ngắn được thời gian thẩm định các dự án.

3.3. Một số kiến nghị với các cơ q an

Thông qua việc nghiên cứu nội dung hoạt động thẩm định của một số dự án đầu tư của VDB Thái Bình, tác giả đề xuất một số kiến nghị:

3.3.1.Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc biệt (kinh doanh tiền tệ) và nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế. Do đó, Chính phủ cần sớm hoàn thiện và củng cố pháp luật, đảm bảo hệ thống pháp luật được thống nhất, tránh chồng chéo để cho hoạt động Ngân hàng được thuận lợi và có những chính sách đồng bộ để nâng cao trình độ của toàn ngành Ngân hàng để có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án trên địa bàn, tăng cường kiểm soát về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ thực hiện dự án của các đơn vị có liên quan (khách hàng, các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công); kiểm soát chặt chẽ, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng các dự án theo quy định; tiếp tục kiểm tra, rà soát và thực hiện các thủ tục để loại bỏ hoặc yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh hợp lý các dự án đã được phê duyệt, đảm bảo việc đầu tư xây dựng các dự án có hiệu quả cả về kinh tế và an sinh xã hội;

Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ cho hoạt động thẩm định các dự án của Ngân hàng bằng cách nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của CIC. Với nguồn thông tin đáng tin cậy từ phía Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp các ngân hàng thẩm định các dự án một cách hiệu quả và bảo toàn được nguồn vốn của Ngân hàng.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Để đảm bảo hiệu quả và chất lượng hoạt động thẩm định các dự án đầu tư tại các Chi nhánh, kiến nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần nghiên cứu

thực hiện một số vấn đề sau:

Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần xem xét và cân nhắc việc tách quy trình thẩm định ra khỏi quy trình tín dụng, đồng thời xây dựng quy trình thẩm định riêng cho các dự án thuộc các lĩnh vực đặc thù, xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để nâng cao chất lượng thẩm định.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với các quá trình thẩm định các dự án đầu tư để đảm bảo quy trình và nội dung thẩm định dự án.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần tiến hành xây dựng hệ thống thông tin cơ sở của Ngân hàng về các đối tác, các khách hàng để phục vụ cho nhu cầu thẩm định các dự án đầu tư. Đồng thời, cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Ngân hàng để dễ dàng quản lý dữ liệu, thông tin về khách hàng tạo điều kiện cho các CBTĐ có thể truy cập và tra cứu thông tin dễ dàng. Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích cán bộ của Ngân hàng, nhất là CBTĐ đi sâu, đi sát vào thực tế của từng dự án để tự bản thân tìm hiểu thông tin của khách hàng, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu cho Ngân hàng thông qua việc khảo sát thực tế. Điều này sẽ làm cho hệ thống thông tin của Ngân hàng đa dạng, phong phú và chính xác hơn.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ cho CBTĐ, ban hành những văn bản quy định về các định mức của một số ngành làm tài liệu tham khảo cho CBTĐ. Ngoài ra cần phải xem xét lại công tác tuyển dụng của Ngân hàng, nên mở rộng lĩnh vực tuyển dụng cán bộ ở những trường kỹ thuật để đội ngũ CBTĐ của Ngân hàng là đội ngũ toàn năng có kiến thức sâu rộng, am hiểu tất cả các lĩnh vực liên quan đến công tác thẩm định dự án nói chung. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thường xuyên tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ Ngân hàng, nhất là hoạt động thẩm định để tăng kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ cán bộ.

3.3.3.Yêu cầu đối với khách hàng.

Đối với các khách hàng, khi có ý định đầu tư vào lĩnh vực nào thì cần nghiên cứu một cách chi tiết và cẩn trọng trước khi quyết định lập dự án đầu tư, cần xem xét, lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án có năng lực, uy tín và nhiều kinh

nghiệm trong việc lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư phải được lập một cách chi tiết, khoa học, cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin về dự án và khách hàng. Khách hàng không nên can thiệp sâu vào quá trình tính toán của tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo tính khách quan của chất lượng cũng như giai đoạn vận hành dự án sau này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn với mục tiêu là đưa ra những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại VDB Thái Bình. Để các giải pháp có cơ sở khoa học cũng như mang tính thực tiễn cao, luận văn đã dựa trên kết quả phân tích thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại VDB Thái Bình giai đoạn 2014 đến nay. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại VDB Thái Bình trong thời gian tới. Đây là những giải pháp cụ thể, trực tiếp trên các phương diện từ đổi mới nhận thức về công tác thẩm định dự án, về tổ chức thẩm định dự án, về nội dung thẩm định, về phương pháp thẩm định dự án và một số giải pháp khác có liên quan.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập phát triển như hiện nay thì hoạt động thẩm định dự án vay vốn tin dụng đầu tư đóng vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề cho các quyết định đầu tư hay quyết định cho vay chính xác và có hiệu quả. Do vậy, thẩm định dự án vay vốn tin dụng đầu tư cần được coi trọng và thực hiện nghiêm túc để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án và đem lại những dự án có hiệu quả cho xã hội.

Qua tìm hiểu thực trạng thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình, có thể thấy hoạt động thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình bước đầu đã có hiệu quả và đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực tế, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án vay vốn tin dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn là hết sức cần thiết, góp phần đáp ứng yêu cầu của hoạt động thẩm định dự án đầu tư trong điều kiện hiện này. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà quản lý cùng bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình (2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình, Thái Bình.

2 Chính phủ, Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước, Hà Nội.

3 Giáo trình “Ngân hàng Phát triển” (PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Lao động – Xã hội);

4 Hội đồng Quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2007), Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 về việc ban hành qui chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, Hà Nội.

5 Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quyết định số 146/QĐ-HĐQT ngày 15/5/2017 về việc ban hành quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

6 Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quyết định số 368/QĐ-NHPT ngày 17/7/2017 về việc ban hành quy trình cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

7 Nguyễn Ngọc Thao, Đặng Thị Hà, Nguyễn Xuân Thu (2013), tập tài liệu tài chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

8 Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

9 Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

10 Quốc hội (2014), Luật đầu tư số 67/2014/QH13, Hà Nội.

11 Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13, Hà Nội.

12 Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13, Hà Nội.

13 Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hà Nội. Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 về việc phê duyệt điều lệ tổ chức hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hà Nội

về việc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

15 Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1515/2015/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hà Nội.

16 Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2006), Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.

17 Website Ngân hàng Phát triển Việt Nam, https://vdb.gov.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhanh thái bình (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)