Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhanh thái bình (Trang 55 - 64)

hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Trong giai đoạn 2014 – 2016 chi nhánh đã tiếp nhận 10 bộ hồ sơ xin vay vốn TDĐT của Khách hàng gửi tới Chi nhánh.

Khi nhận được bộ hồ sơ vay vốn TDĐT của Khách hàng gửi tới Chi nhánh bộ phận văn thư tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn TDĐT sau đó vào sổ và đóng

dấu công văn đến sau đó kiểm tra danh mục hồ sơ vay vốn. Bộ phận văn thư tiếp chuyển đến Giám đốc Chi nhánh để Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo Phòng chủ trì thẩm định (Sau đây gọi tắt là Phòng chủ trì) tiến hành việc thẩm định, đề xuất tín dụng.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn TDĐT, Phòng chủ trì tiến hành ngay việc kiểm tra danh mục các tài liệu giấy tờ trong hồ sơ, xác định rõ những văn bản giấy tờ còn thiếu theo quy định. Trường hợp bộ hồ sơ còn thiếu theo quy định của VDB, Phòng chủ trì báo cáo Giám đốc đề nghị Khách hàng cung cấp bổ sung hồ sơ theo quy định (có thể thông qua văn bản hoặc tổ chức làm việc trực tiếp với khách hàng). Đối với các trường hợp phải báo cáo Tổng Giám đốc VDB trước khi tiếp nhận thẩm định hồ sơ vay vốn TDĐT, Chi nhánh thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc VDB.

Trên cơ sở kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn TDĐT chi nhánh đã chính thức thẩm định 06 dự án vay vốn TDĐT của Khách hàng gửi tới Chi nhánh.

Bước 3: Thẩm định

Phòng chủ trì thẩm định sao các hồ sơ liên quan đến nội dung thẩm định gửi các Phòng phối hợp tham gia thẩm định theo chức năng quy định.

Phòng chủ trì và các Phòng phối hợp tiến hành thực hiện thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, năng lực và tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư theo đúng quy chế nghiệp vụ thẩm định chấp thuận hay không chấp thuận cho vay đối với dự án thuộc diện phân cấp cho Chi nhánh. Đối với dự án không thuộc diện phân cấp cho Chi nhánh, sau khi thẩm định các nội dung theo quy định , Chi nhánh lập báo cáo thẩm định tổng hợp gửi về Hội sở chính xem xét, quyết định.

Trong bước thẩm định này nếu có nội dung, vấn đề chưa rõ thì sẽ thông báo cho khách hàng lập tức bổ sung giải thích.

Bảng 2.3: Một số thông tin chung về các d án

Chi nhánh tiếp nhận thẩm định trong giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên dự án Lĩnh vực đầu tư Khách hàng Tổng mức đầu tư Số vốn đề nghị vay Tài sản bảo đảm 1

Đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất sợi xây dựng dựng nhà máy kéo sợi công suất 8.700 tấn/năm lên 17.400 tấn/năm Sản xuất sợi Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đức Quân 1.269.000 761.000 Toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư và tài sản khác

2

Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi công suất 4.500 tấn/năm Sản xuất sợi Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Vũ Đăng 274.000 120.000 Toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư và tài sản khác

3

Đầu tư xây dựng bệnh viện lão khoa và trung tâm dưỡng lão

Xã hội hóa Công ty TNHH bệnh viện Phước Hải 296.085 180.000 Toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư và tài sản khác

4

Xây dựng nhà máy xử lý nước mặt cấp nước phục vụ sinh hoạt nông thôn cho 03 xã Đông Phong, Đông Huy, Đông Lĩnh và các xã lân cận

(Đông Á, Đông Kinh, Đông Tân) – Huyện Đông Hưng Sản xuất nước sạch Công ty TNHH 27-7 Tiền Phong 55.227 35.000 Toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư và tài sản khác

5

Đầu tư mở rộng nhà xưởng máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất thủy tinh Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh Công ty TNHH pha lê Việt Tiệp Thái Bình 168.056 72.000 Toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư và tài sản khác

6

Nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6 triệu m2/năm

(giai đoạn 2 công suất 3 triệu m2/năm) Sản xuất vật liệu xây dựng Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội 218.025 120.000 Toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư và tài sản khác

Bước 4: Lập báo cáo thẩm định

Sau khi tiến hành thẩm định các nội dung của dự án theo quy định, Phòng chủ trì tập hợp báo cáo của các Phòng phối hợp để lập báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định

Bước 5: Quyết định cho vay

Sau khi Phòng chủ trì lập Báo cáo thẩm định tổng hợp trình Giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định. Giám đốc Chi nhánh xem xét tổng thể nội dung thẩm định để có quyết định phù hợp thẩm quyền.

Trường hợp dự án thuộc phân cấp quyết định cho vay của Giám đốc, Giám đốc Chi nhánh xem xét để có văn bản quyết định việc từ chối/chấp thuận cho vay (kèm các điều kiện, yêu cầu (nếu có)).

Trường hợp dự án không thuộc phân cấp quyết định cho vay của Giám đốc, Giám đốc Chi nhánh trình Tổng Giám đốc.

Trong giai đoạn 2014 – 2016 mặc dù Chi nhánh đã thẩm định 06 dự án, tuy nhiên các Khách hàng, dự án không đáp ứng được yêu cầu của Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh chỉ Quyết định cho vay 01 dự án là dự án Nhà máy sản xuất gạch ốp tường công suất 6 triệu m2/năm (giai đoạn 2 công suất 3 triệu m2/năm) do Công ty cổ phần Cerinco Hà Nội làm Chủ đầu tư.

2.2.3.Thực hiện quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Bình

2.2.3.1.Thẩm định tư cách khách hàng

Đây là quá trình kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, tính nhất quán về nội dung, số liệu theo quy định bao gồm các thông tin về hồ sơ dự án, hồ sơ khách hàng, hồ sơ đảm bảo tiền vay. CBTĐ cần đưa ra các nhận xét, đánh giá về sự phù hợp của dự án với danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định, các loại hồ sơ theo quy định; nêu rõ các loại văn bản giấy tờ, các loại văn bản giấy tờ chưa hợp lý. Trường hợp còn thiếu cần nêu rõ các loại văn bản, giấy tờ cần bổ sung.

Hồ sơ dự án

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (hoặc thuyết minh dự án);

- Giấy chứng nhận đầu tư: đối với nhà đầu tư trong nước làm khách hàng dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên phải có Giấy chứng nhận đầu tư theo Quy định của Luật đầu tư;

- Quyết định đầu tư;

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án (đối với dự án đang thực hiện); - Báo cáo thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án;

- Báo cáo thẩm duyệt về phương án phòng chống cháy nổ của dự án.

Hồ sơ khách hàng

- Quyết định thành lập doanh nghiệp và Giấy chứng nhận doanh nghiệp đối với khách hàng được thành lập theo Luật doanh nghiệp;

- Điều lệ hoạt động;

- Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc/Giám đốc, Kế toán trưởng/Phụ trách kế toán;

- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao là khách hàng dự án thì phải có văn bản ủy quyền của cấp trên có thẩm quyền.

Hồ sơ tài chính

- Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm liền kề;

- Báo cáo về quan hệ tín dụng với VDB và các tổ chức cho vay khách của khách hàng, người đại diện theo pháp luật.

Hồ sơ bảo đảm tiền vay

- Các giấy tờ pháp lý về bên bảo đảm có thể kế thừa từ hồ sơ khách hàng (bao gồm: Điều lệ hoạt động, Quyết định thành lập doanh nghiệp và Giấy chứng nhận doanh nghiệp đối với khách hàng được thành lập theo Luật doanh nghiệp)

- Các giấy tờ pháp lý của tài sản bảo đảm

+ Giấy chứng minh quyền sở hữu, sử dụng và quản lý tài sản bảo đảm; + Chứng thư định giá hoặc biên bản thỏa thuận giữa các bên về xác định giá trị tài sản bảo đảm;

2.2.3.2.Thẩm định khách hàng

Để thẩm định khách hàng, CBTĐ cần tập trung vào các nội dung sau: - Tìm hiểu chung về khách hàng, năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật của khách hàng hay người đại diện theo pháp luật của khách hàng. Ngoài ra, kiểm tra mẫu dấu, chứ kỹ của người đại diện theo pháp luật , Tổng Giám đốc/Giám đốc, Kế toán trưởng/phụ trách kế toán của khách hàng và các văn bản ủy quyền. Đối với các khách hàng không phải là đơn vị hành trình sự nghiệp phải kiểm tra tình hình góp vốn điều lệ, sự phù hợp của mức độ góp vốn với tiến độ góp vốn quy định …

- Đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý và vận hành doanh nghiệp của khách hàng.

- Đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng. Để đảm bảo đánh giá chính xác được quan hệ tín dụng của khách hàng, các CBTĐ cần phải tiến hành đánh giá cả trong quá khứ và hiện tại của khách hàng trên một số khía cạnh sau:

+ Quan hệ tín dụng đối với VDB.

+ Quan hệ tín dụng đối với các Tổ chức tài chính – tín dụng khác - Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khác hàng

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích về tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý hoạt động; tình hình tài chính, tình hình hoạt động của khách hàng, CBTĐ phải đưa ra kết luận về các khía cạnh sau:

-Tư cách pháp lý của Khách hàng để thực hiện dự án. - Năng lực điều hành và quản lý của Khách hàng. - Tình hình tài chính của khách hàng.

2.2.3.3.Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án

Nội dung thẩm định tính khả thi về mặt tài chính được VDB-Thái Bình tiến hành thẩm định căn cứ theo quy định của VDB với các nội dung như sau:

a. Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu, tính khả thi phương án nguồn vốn Quá trình thẩm định nội dung này cần sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh nhằm các mục đích cụ thể sau:

- Đánh giá tính hợp lý, đầy đủ của tổng mức đầu tư.

- Đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn khác mà doanh nghiệp dự kiến sẽ dùng để thực hiện dự án.

- Phân tích về cơ cấu, phương án, tiến độ sử dụng vốn để đảm bảo thông số đầu vào trong việc tính toán hiệu quả dự án được chắc chắn.

Để đạt được mục tiêu phân tích trên cần kiểm tra các nội dung sau:

- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn đầu tư, chi phí quản lý dự án, chi phí khác, chi phí dự phòng và lãi vay trong thời gian thi công.

- Kiểm tra tổng mức đầu tư trên các phương tiện: phương pháp tính toán, đơn giá chế độ áp dụng, khối lượng dự tính … quá trình kiểm tra có thể kiểm tra các hạng mục lớn hoặt kiểm tra xác suất một số hạng mục.

- So sánh suất đầu tư với các dự án cùng loại, nếu có sự khác biệt so với các dự án cùng loại sẽ yêu cầu giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự khách biệt về tổng mức đầu tư.

- Về khả năng thu xếp vốn: Trên cơ sở phân tích tài chính của khách hàng, xem xét khả năng về nguồn vốn khả dụng của khách hàng đầu tư vào dự án, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án; Mức độ chắc chắn của các nguồn vốn khác tham gia đầu tư vào dự án (nếu có) và các điều kiện tài trợ kèm theo (lãi suất, thời gian cho vay, ân hạn, mức trả nợ …)

- Xem xét về tiến độ giải ngân các nguồn vốn tham gia đầu tư vào dự án, sẽ hợp lý nếu vốn tự có đầu tư trước, vốn vay giải ngân sau.

Tiến độ giải ngân phải phù hợp với tiến độ xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị và trên cơ sở đó xác định chính xác được lãi vay thi công.

b. Thẩm định các thông số đầu vào của dự án.

Để thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư, cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh với các chỉ tiêu được quy định trong các quy chế, quy trình thẩm định và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn. Việc đánh giá chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cần xem xét các nội dung sau:

- Tỷ suất chiết khấu của dự án (rck): Tỷ suất chiết khấu của dự án được xác định bằng chi phí sử dụng vốn bình quân.

- Thời gian hoạt động của dự án: thời gian vận hành của dự án phụ thuộc vào quy mô của dự án.

c. Chi phí hoạt động của dự án

Chi phí hoạt động của dự án thường bao gồm 02 loại chi phí chính là chi phí biến đổi và chi phí cố định.

- Chi phí biến đổi:

+ Chi cho con người: Tiền lương, phụ cấp, bồi dưỡng và các khoản đóng góp trích theo lương.

+ Chi phí chuyên môn nghiệp vụ: đây là chi phí mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác các bộ phận, trang thiết bị kỹ thuật không phải là TSCĐ, …

+ Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng năm.

+ Nhóm chi khác như chi trả tiền điện, nước, nhiên liệu, môi trường … - Chi phí cố định

+ Chi phí lãi vay trong thời gian hoạt động của dự án. + Chi phí bảo hiểm bắt buộc

Sau khi xác định được các yếu tố trên, CBTĐ lập bảng phân tích tổng hợp hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án để trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu tài chính và đánh giá khả năng trả nợ của dự án.

d. Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án

Để tính toán hiệu quả kinh tế tài chính các dự án, CBTĐ sử dụng các chỉ tiêu bao gồm: Chỉ tiêu chiết khấu của dự án (r), chỉ tiêu hiện giá sinh lời của dự án (B/C), chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần (NPV), chỉ tiêu suất thu lợi nội tại (IRR), chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (T), điểm hòa vốn.

e. Phân tích rủi ro

CBTĐ phải phân tích, đánh giá được các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của dự án và từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu các yếu tố rủi ro. CBTĐ thường xem xét các yếu tố rủi ro sau:

Bảng 2.4: Nội d ng thẩm định mức độ rủi ro d án đầ tư

Nội dung Các nội dung chi tiết

Rủi ro về cơ chế chính sách

Do biến động về lãi suất, các vấn đề về thuế, đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước …

Rủi ro về tiến độ thực hiện dự án

- Do chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục đấu thầu, các vấn đề về địa chất, môi trường …

- Kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí vốn đầu tư, mất cơ hội kinh doanh và giảm sản lượng ở những năm đầu thực hiện dự án …

- Do điều kiện thiên tai trong thời gian xây dựng như bão, lụt, lũ …

Rủi ro về việc chấp hành quy định về thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản

Không thực hiện đúng trình tự về đầu tư xây dựng cơ bản khi vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước

f. Phân tích độ nhạy của dự án

Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi thẩm định, do đó có thể bị sai lệch nhất là những biến động xảy ra trong tương lai. Thường có những biến động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (NPV, IRR …) của dự án như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhanh thái bình (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)